FSMS là gì? Quy định về an toàn thực phẩm cần biết
FSMS là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực an toàn thực phẩm mà mọi cá nhân, tổ chức liên quan cần biết và nắm rõ tầm quan trọng của nó. Sau đây Vinacontrol CE sẽ cung cấp các thông tin cơ bản để bạn đọc có thể nắm rõ được ý nghĩa của FSMS.
1. FSMS có ý nghĩa gì?
FSMS là viết tắt của Food Safety Management System - Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm. Từ đây ta có định nghĩa của FSMS hay Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm như sau:
Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm (FSMS) là một cách tiếp cận có hệ thống để kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm đảm bảo rằng sản phẩm thực phẩm là an toàn để sử dụng.
Khi doanh nghiệp sở hữu một FSMS được thiết kế, xây dựng, sử dụng tốt cùng các biện pháp kiểm soát thích hợp; thì các yếu tố này có thể giúp các doanh nghiệp/cơ sở thực phẩm tuân thủ những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, để sản phẩm thực phẩm chuẩn bị được bán ra thị trường đảm bảo vệ sinh.
Hiểu một cách đơn giản, FSMS chính là một hệ thống hiểu, phát hiện được các nguy cơ tiềm ẩn và ngăn ngừa chúng để giảm thiểu rủi ro liên quan đến thực phẩm thông qua các “cơ chế”. “Cơ chế” ở đây không phụ thuộc vào sự cân nhắc hay chú ý của từng cá nhân như “cẩn thận” hay “cần chú ý”, mà là một “cơ chế” chắc chắn được thực thi. Hay nói cách khác, FSMS là một hệ thống mà "dù nhân viên có bất cẩn, nếu hệ thống này được xây dựng và áp dụng thì rủi ro về thực phẩm sẽ được loại bỏ hoặc giảm bớt".
FSMS là viết tắt của Food Safety Management System - Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm
✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 22000:2018 - Hệ thống an toàn thực phẩm
2. Cơ chế nhằm giảm thiểu rủi ro của FSMS
Sau đây là một ví dụ về giảm thiểu rủi ro thông qua một “cơ chế” để bạn đọc có thể dễ dàng hình dung về cơ chế trong FSMS một cách rõ nhất:
Ví dụ: Một nguy cơ tiềm ẩn trong thực phẩm là một loại vi rút có tên là "norovirus". Norovirus là một loại vi rút gây ngộ độc thực phẩm, và nó là một loại vi rút rất mạnh được cho là gây ngộ độc thực phẩm khi có 10 đến 100 cá thể xâm nhập vào cơ thể.Để tiêu diệt norovirus này, người ta nói rằng vi rút có thể bị tiêu diệt bằng cách "đun nóng ở 85°C đến 90°C trong 90 giây". Tuy nhiên, bằng mắt thường không thể đánh giá được virus này có dính vào thực phẩm hay không? Hơn nữa, nếu chỉ cần hướng dẫn "nhân viên nên cẩn thận không để norovirus dính vào thực phẩm" có thể sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Vì nhân viên có thể không biết rằng “cần gia nhiệt ở 85°C đến 90°C trong 90 giây”.
Trong một FSMS hiệu quả, quản lý sẽ xem xét "gia nhiệt ở 85°C đến 90°C trong 90 giây" là điều cần thiết để giảm rủi ro cho sản phẩm thực phẩm. Để làm được điều đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng một “cơ chế” giám sát và ghi lại xem nó có được thực hiện hay không và cách ứng phó nếu có sự cố xảy ra là gì. Đây chính là "giảm thiểu rủi ro thông qua một cơ chế” trong Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm (FSMS) tại một doanh nghiệp.
Sản phẩm đến tay người tiêu dùng đảm bảo an toàn nhờ cơ chế giảm thiểu rủi ro của FSMS
✍ Xem thêm: Tư vấn ISO 22000 | Hướng dẫn áp dụng và chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm
3. Các loại hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) hiện nay
Hiện nay có 2 hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phổ biến và được áp dụng rộng rãi là: ISO 22000 và FSSC 22000.
3.1 Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 22000
ISO 22000 là tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO xây dựng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn này có liên kết và quan hệ chặt chẽ với tiêu chuẩn ISO 9001. ISO 22000 có tên đầy đủ tiếng anh là Food safety management systems – Requirements for any organization in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm). Nó xác định và chỉ rõ các yêu cầu để phát triển và thực hiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS); qua đó, vạch ra những gì doanh nghiệp cân thực hiện để chứng tỏ khả năng kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo rằng thực phẩm an toàn.
Ngoài ra, tại Việt Nam, TCVN ISO 22000:2018 có nội dung hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn ISO 22000:2018, được thay thế cho TCVN ISO 22000:2007.
Các yêu cầu của ISO 22000 áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp/ cơ sở, dù lớn hay nhỏ, hoạt động trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Một doanh nghiệp quyết định áp dụng FSMS theo ISO 22000 làm kim chỉ nam trong hoạt động của mình sẽ giúp cho khách hàng của doanh nghiệp đó thấy rằng họ có thể cung cấp thực phẩm an toàn một cách nhất quán; nhờ đó giúp doanh nghiệp gia tăng lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm.
ISO 22000 là tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO xây dựng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
3.2 Hệ thống quản lý theo FSSC 22000
FSSC là tên viết tắt của Chứng nhận Hệ thống An toàn Thực phẩm. FSSC 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm kết hợp của ISO 22000 với các yêu cầu bổ sung. Như vậy, FSSC 22000 là tiêu chuẩn yêu cầu mức độ quản lý thực phẩm cao hơn dựa trên tiêu chuẩn ISO 22000. Đây cũng là tiêu chuẩn đã được đã được công nhận bởi GFSI (Tổ chức Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu).
Ngoài ra, còn có các FSMS dựa trên các tiêu chuẩn như: BRC; SQF; GLOBALGAP,…
FSSC là tên viết tắt của Chứng nhận Hệ thống An toàn Thực phẩm
✍ Xem thêm: Đào tạo nhận thức ISO 22000 | Đánh giá nội bộ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp
4. Chứng nhận Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm (FSMS) - ISO 22000
ISO 22000 là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và dần trở thành điều kiện chủ chốt để giao dịch với các nhà sản xuất và bán lẻ thực phẩm lớn hiện nay. Chứng nhận Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 22000 sẽ cho phép doanh nghiệp chứng minh rằng cam kết của bạn về an toàn thực phẩm đáp ứng các yêu cầu theo quy định.
Với chứng nhận ISO 22000 doanh nghiệp nhận các lợi ích lâu dài kèm theo như:
- Tăng cơ hội xuất khẩu, thâm nhập thị trường thế giới nhờ đạt được tiêu chuẩn quốc tế;
- Giảm tối đa nguy cơ sai lỗi và chi phí rủi ro liên quan tới an toàn thực phẩm;
- Thỏa mãn nhu cầu chất lượng và an toàn ngày càng cao của khách hàng;
- Được xem xét miễn, giảm kiểm tra khi có giấy chứng nhận.
Mọi yêu cầu thắc mắc liên quan đến Hệ thống quản lý chất lượng và các dịch vụ khác của Vinacontrol CE, quý khách hàng vui lòng liên Hotline: 1800.6083 Email: vnce@vnce.vn hoặc để lại thông tin liên lạc để được chuyên gia hỗ trợ, tư vấn một cách tốt nhất!
Tin khác