Kiểm định huyết áp kế điện tử | 3 trường hợp bắt buộc phải kiểm định
Huyết áp kế điện tử là loại máy đo huyết áp ứng dụng công nghệ mạc cảm ứng điện để đo dao động huyết áp. Sau khi đo xong, kết quả quá trình đo sẽ hiển thị trên đồng hồ LCD hiện đại và tự động nên người đo có thể dễ dàng quan sát. Công tác kiểm định huyết áp kế điện tử là vô cùng quan trọng để đảm bảo hiệu quả sử dụng thiết bị.
1. Kiểm định huyết áp kế điện tử là gì?
Kiểm định huyết áp kế điện tử là quy trình đánh giá và xác minh độ chính xác, độ nhạy, và hoạt động chính xác của máy đo huyết áp điện tử. Mục tiêu của quy trình này là đảm bảo rằng thiết bị có khả năng cung cấp kết quả đo huyết áp chính xác và đáng tin cậy.
Danh mục huyết áp kế điện tử cần kiểm định:
- Kiểm định huyết áp điện tử loại cổ tay
- Kiểm định huyết áp điện tử loại bắp tay
Kiểm định huyết áp điện tử loại bắp tay
✍ Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng huyết áp kế điện từ | Những nội dung cần lưu ý
2. Khi nào cần kiểm định huyết áp kế điện tử?
Kiểm định Huyết áp kế điện tử dùng trong điều trị người bệnh áp dụng cho:
- Kiểm định ban đầu (với thiết bị mới lần đầu lắp đặt đưa vào sử dụng).
- Kiểm định định kỳ (chu kỳ kiểm định là 12 tháng).
- Kiểm định sau sửa chữa (là kiểm định sau khi Huyết áp kế điện tử được sửa chữa)
Kiểm định máy đo huyết áp điện tử định kỳ 12 tháng/lần
✍ Xem thêm: Kiểm định máy chụp cắt lớp vi tính CT Scanner | Hỗ trợ toàn quốc
3. Lợi ích khi kiểm định huyết áp kế điện tử
Kiểm định huyết áp kế điện tử mang lại nhiều lợi ích quan trọng, đặc biệt là trong việc đảm bảo độ chính xác và đáng tin cậy của máy đo huyết áp. Dưới đây là một số lợi ích chính khi thực hiện quy trình kiểm định này:
- Chấp hành và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
- Kiểm định giúp xác minh rằng máy đo huyết áp đang cung cấp kết quả đo chính xác và đáng tin cậy.
- Máy đo huyết áp không chính xác có thể dẫn đến chẩn đoán sai và quyết định điều trị không đúng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Việc kiểm định định kỳ giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng bằng cách xác minh rằng máy đo đang hoạt động đúng cách.
- Quy trình kiểm định cải thiện độ tin cậy và độ chính xác của máy đo huyết áp, giúp người dùng có thể sử dụng thiết bị với sự tự tin cao. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người dùng có các vấn đề sức khỏe nặng, nơi độ chính xác của máy đo là quyết định lớn đối với quản lý và điều trị.
- Quy trình kiểm định giúp xác định độ bền và tuổi thọ của máy đo huyết áp. Điều này hỗ trợ người dùng quyết định về việc bảo trì, sửa chữa hoặc thay thế máy đo khi cần thiết để tránh tình trạng sử dụng thiết bị lỗi thời hoặc hỏng hóc.
Kiểm định huyết áp kế điện tử mang lại nhiều lợi ích quan trọng
✍ Xem thêm: Hiệu chuẩn nhiệt ẩm kế | Quy trình hiệu chuẩn chi tiết
4. Quy trình kiểm định huyết áp kế điện tử
Quy trình kiểm định huyết áp kế điện tử ĐLVN 263:2014 Áp kế điện tử bao gồm các bước:
► Bước 1. Kiểm tra bên ngoài
Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:
- Áp kế cần kiểm định phải ở tình trạng hoạt động bình thường, có đầy đủ các chi tiết và phụ tùng, không bị ăn mòn, rạn nứt, han gỉ, đầu nối và các chi tiết khác không bị hỏng.
- Kính của màn hình chỉ thị số không có vết nứt, bọt, bẩn, mốc và không có các khuyết tật khác cản trở việc đọc số chỉ.
Trên áp kế cần kiểm định phải có đầy đủ các thông tin về:
+ Đơn vị đo.
+ Phạm vi đo.
+ Độ chính xác (có ghi trên phương tiện đo hoăc có thể tra cứu được).
+ Môi trường đo (đối với chất khí đặc biệt).
+ Số của phương tiện đo.
+ Điện áp làm việc.
► Bước 2. Kiểm tra kỹ thuật
Phải kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau đây:
Đơn vị đo lường áp suất là pascan (Pa) và các đơn vị đo lường áp suất khác được pháp luật quy định
Bước nhảy số của số hiển thị cuối cùng phải theo dãy sau:
1.10n 2.10n 5.10n
Trong đó: n là một số nguyên dương, nguyên âm hoặc bằng 0.
Chữ số hiển thị trên màn hình của áp kế phải được hiển thị đầy đủ, rõ ràng, phải nhảy số khi tăng hoặc giảm áp suất và phải đứng yên khi áp suất chuẩn ổn định.
Ở trạng thái không làm việc, áp kế phải được hiển thị là “0”. Khi áp kế hiển thị lệch với “0” thì phải “Zero” lại áp kế (nếu áp kế có chức năng Zero). Sau khi thực hiện “Zero” hiển thị trên màn hình của áp kế phải trở về trạng thái “0”.
► Bước 3. Kiểm tra đo lường
Trước khi kiểm tra đo lường phải mở thông các van của hệ thống tạo áp suất với khí quyển đồng thời phải “Zero” lại áp kế.
Áp kế cần kiểm định phải được kiểm tra đo lường theo các yêu cầu, trình tự và phương pháp sau đây:
- Giá trị tuyệt đối của sai số cho phép khi kiểm định không được lớn hơn: K Trong đó: K = Phạm vi đo X Độ chính xác
- Sai số khi tăng và khi giảm áp suất không được vượt quá quy định tại mục 6.3.1
- Sai số hồi sai không được vượt quá giá trị tuyệt đối của sai số cho phép quy định tại mục 6.3.1
- Độ lệch điểm “0” không được vượt quá giá trị tuyệt đối của sai số cho phép quy định tại mục 6.3.1
- Thời gian chịu tải (để tính sai số hồi sai) ở giới hạn đo trên của áp kế cần kiểm định là 5 phút
- Áp kế cần kiểm định phải được kiểm tra ở ít nhất tại 6 điểm (bao gồm cả điểm “0”) phân bố đều trên toàn bộ thang đo theo chiều tăng và giảm áp suất (Xem hình 1).
Sau khi đo xong các giá trị ở lượt tăng và giảm áp suất theo quy định tại mục 6.3.6 phải đo thêm một điểm ở 1/2 giá trị thang đo để tính độ lặp lại. Sai số do độ lặp lại không được vượt quá giá trị tuyệt đối của sai số cho phép quy định tại mục 6.3.1
Tâm sensor áp suất của áp kế cần kiểm định và áp kế chuẩn hoặc tâm sensor áp suất của áp kế cần kiểm định và đáy pittông (nếu chuẩn là áp kế pittông) phải nằm trên cùng một độ cao, nếu có chênh lệch độ cao (xem hình 2) gây ra áp suất lớn hơn 1/10 sai số cho phép thì phải tính đến sai số do cột chất lỏng gây ra theo công thức sau:
ÀP = pgh
Trong đó:
- p là khối lượng riêng của chất lỏng, (kg/m3) g là gia tốc trọng trường nơi kiểm định, (m/s2)
- h là chênh lệch chiều cao giữa tâm sensor áp suấtcủa áp kế cần kiểm định và áp kế chuẩn hoặc giữa tâm sensor áp suấtcủa áp kế cần kiểm định và đáy píttông (nếu chuẩn là áp kế píttông), (m).
► Bước 4. Xử lý kết quả
Áp kế điện tử sau khi được kiểm định nếu đạt các yêu cầu quy định theo quy trình kiểm định này được cấp chứng chỉ kiểm định (tem kiểm định, dấu kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định …) theo quy định.
Quy trình kiểm định huyết áp kế điện tử ĐLVN 263:2014
✍ Xem thêm: Kiểm định nhiệt kế | Kiểm định thiết bị dụng cụ đo lường
5. Tổ chức kiểm định huyết áp kế điện tử tại Việt Nam
Vinacontrol CE là dịch vụ kiểm định huyết áp kế điện tử uy tín hàng đầu Việt Nam. Với thương hiệu Vinacontrol – 65 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị y tế. Chúng tôi cam kết đem lại dịch vụ chất lượng và chuyên nghiệp tới khách hàng, đối tác. Trong quá trình hợp tác với Vinacontrol, Quý đơn vị sẽ được đảm bảo các quyền lợi cơ bản như sau:
- Kiểm định, hiệu chuẩn theo đúng quy trình kỹ thuật theo quy định Nhà nước;
- Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm, chuyên môn sâu và tận tâm với khách hàng;
- Hệ thóng phòng thử nghiệm với trang thiết bị hiện địa, đạt chuẩn;
- Chi nhánh toàn quốc cam kết hỗ trợ khách hàng mọi nơi mọi lúc;
- Hồ sơ đơn giản, thủ tục nhanh gọn, chuyên viên hỗ trợ từ A đến Z;
- Chi phí tiết kiệm, ưu đãu chiết khấu cho hợp đồng có giá trị lớn.
Mọi yêu cầu về dịch vụ kiểm định huyết áp kế điện tử, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ tốt nhất!
Tin khác