Những lưu ý khi sử dụng huyết áp kế điện tử
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy đo huyết áp như: máy đo huyết áp kế thủy ngân, máy đo huyết áp bằng bóp áp lực hơi đồng hồ, máy đo huyết áp điện tử loại cổ tay và bắp tay. Để tự đo huyết áp tại nhà cần chọn loại huyết áp kế phù hợp với điều kiện kinh tế và sự hiểu biết cách sử dụng y cụ. Huyết áp kế thủy ngân là máy đo chính xác nhất nhưng việc tự sử dụng tại nhà không được thuận tiện, đòi hỏi người đo phải biết chuyên môn như y tá hay điều dưỡng, hơn nữa thủy ngân rất độc hại nếu không may bị vỡ, gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và môi trường.
Một trong những sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn nhất để theo dõi huyết áp là máy đo huyết áp điện tử. Máy đo huyết áp điện tử có kích thước nhỏ gọn, tiện lợi, dễ sử dụng và nhất là cho kết quả với độ chính xác cao.
Quản lý chất lượng an toàn thiết bị đo huyết áp điện tử
1. Những lưu ý khi dùng huyết áp kế điện tử
1. Trước khi đo huyết áp cần tuân thủ một số việc: không được uống cà phê, trà quá đậm hay hút thuốc lá, ngồi nghỉ hoặc nằm ở nơi yên tĩnh, thoải mái ít nhất trong 5 phút.
2. Khi đo huyết áp bằng huyết áp điện tử ta cần lưu ý kiểm tra pin còn đủ để máy hoạt động, nếu pin yếu thì kết quả không chính xác. Vì là hàng điện tử nên tránh làm va chạm mạnh rơi rớt hay làm ẩm ướt máy; làm thao tác theo đúng tư thế hướng dẫn của nhà sản xuất.
3. Đối với máy đo huyết áp điện tử, nên sử dụng loại băng quấn cánh tay, hạn chế sử dụng cổ tay và ngón tay vì ít chính xác hơn. Khi đo, người bệnh ngồi hay nằm ở tư thế thoải mái; trường hợp ngồi thì tay đặt lên bàn ngang tầm với tim, hai chân ở tư thế thoải mái; nếu nằm thì tay duỗi thẳng, đầu kê gối vừa phải không cao quá, hít thở bình thường rồi mới tiến hành đo. Đối với máy đo huyết áp điện tử loại cổ tay, thì quấn vòng đo của máy vào cổ tay, mép của vòng quấn cách nếp cổ tay 1,5 - 2cm (thường đo bên tay trái), cẳng tay khép trước ngực ngang với vị trí của tim; ấn nút đo, máy sẽ tự bơm, xả hơi và cho kết quả cuối cùng. Đối với máy đo huyết áp điện tử loại bắp tay, thì quấn băng quấn tay vào cánh tay, mép dưới của băng quấn trên nếp khuỷu tay từ 2,5 - 5cm; quấn nhẹ nhàng, chặt vừa phải, bàn tay người được đo ở tư thế ngửa; bấm nút đo để máy tự bơm hơi (với loại tự động) hoặc bóp bóng bơm hơi cho đến khi máy đủ hơi (với loại bán tự động), máy tự xả hơi và hiển thị kết quả đo.
4. Nên đo ít nhất 2 lần và cách nhau ít nhất 2 phút cho mỗi lần đo, trị số chính xác là giá trị trung bình cộng của hai lần nói trên; nếu 2 lần đo chênh lệch nhau trên 5mmHg, cần thực hiện đo lần thứ ba và lấy trung bình cộng của cả ba lần đo.
5. Trong quá trình đo, người đo không được cử động hay nói chuyện. Không nên đo quá nhiều lần trong ngày nếu không cần thiết; có thể đo vào mỗi sáng hay tối tùy theo đặc điểm cao huyết áp từng người; hoặc đo khi có triệu chứng bất thường như chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, mệt...
6. LƯU Ý: Trước khi đưa thiết bị máy đo huyết áp điện tử vào sử dụng tại các phòng khám bệnh viện cần phải thực hiện kiểm định an toàn. Đây là yêu cầu bắt buộc của Nhà nước về quản lý chất lượng trang thiết bị y tế.
Huyết áp điện tử cần phải được kiểm định an toàn trước khi sử dụng
✍ Xem thêm: Kiểm định huyết áp kế | Hỗ trợ toàn quốc - Kết quả nhanh chóng
2. Vậy tại sao nên sử dụng máy huyết áp kế điện tử đã được kiểm định?
Máy đo huyết áp kế điện tử nếu không đảm bảo yêu cầu chất lượng kỹ thuật sẽ gây ra máy đo hoạt động không bình thường, kết quả đo huyết áp không chính xác, gây ảnh hưởng đến quá trình theo dõi và chẩn đoán sức khỏe của người bệnh.
Máy đo huyết áp kế điện tử là thiết bị y tế nằm trong danh mục có yêu cầu bắt buộc kiểm định theo Nghị định 36/2016/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư 28/2015/TT-BKHCN, Thông tư 02/2016/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ,… nhằm kiểm soát chất lượng thiết bị y tế.
Quý khách hàng gọi 1800.6083, gửi email tới vnce@vnce.vn hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ tốt nhất kiểm định huyết áp kế và các thiết bị y tế khác.
Tin khác