Kiểm định huyết áp kế | Tại sao cần kiểm định định kỳ

Trang thiết bị y tế là một trong những phương tiện quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Chính vì thế, các thiết bị y tế dùng trong chẩn đoán và chữa bệnh cũng cần phải có sự chính xác cao nhất và luôn trong trạng thái hoạt động tốt. Do đó, nhiều văn bản của các Bộ ban ngành đã được ban hành như Nghị định 98/2021/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư 28/2015/TT-BKHCN, Thông tư 02/2016/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ,… nhằm kiểm soát chất lượng thiết bị y tế.

 

1. Kiểm định huyết áp kế

Máy đo huyết áp là một thiết bị được sử dụng để đo huyết áp, bao gồm một vòng bít bơm hơi hạn chế lưu lượng máu, và một thủy ngân hoặc áp kế cơ khí thủy ngân để đo lường các áp lực. Máy đo huyết áp không chỉ được sử dụng trong các cơ sở y tế, bệnh viện mà còn được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình để theo dõi, kiểm tra sức khỏe tại nhà.

Huyết áp kế cơ bản bao gồm 1 bơm khí, 1 đồng hồ đo áp lực, và 1 túi hơi, với 3 loại huyết áp kế thông dụng hiện nay thường được sử dụng gồm: Huyết áp kế thủy ngân; Huyết áp kế đồng hồ và Huyết áp kế điện tử người bệnh có cơ hội lựa chọn loại thiết bị có tính năng sử dụng phù hợp, tuy nhiên để đảm bảo độ chính xác, hoạt động ổn định của thiết bị thì việc kiểm định huyết áp kế cần phải được thực hiện định kỳ.

Kiểm định huyết áp kế (kiểm định máy đo huyết áp) là hoạt động đánh giá kiểm tra thiết bị theo quy trình kỹ thuật qua đó đảm bảo huyết áp kế hoạt động ổn định, an toàn và cho kết quả đo lường chính xác. Dưới đây là danh mục các thiết bị huyết áp kế mà cá nhân, tổ chức cần chú ý kiểm định:

  • Máy đo huyết áp cơ 
  • Thiết bị đo áp huyết áp điện tử 

Kiểm định máy đo huyết áp thủy ngân

Kiểm định máy đo huyết áp thủy ngân

 ✍  Xem thêm: Kiểm định máy đo SPo2 | Thủ tục đơn giản

2. Quy định về kiểm định huyết áp kế?

  • Thông tư 23/2013/TT-BKHCN ban hành Quy định về đo lường với phương tiện đo nhóm 2;
  • Nghị định 98/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 08/11/2021 Quy định quản lý trang thiết bị y tế;
  • Thông tư 28/2015/TT-BKHCN ban hành ngày 30/12/2015 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị chụp X-Quang, tổng hợp dùng trong Y tế;
  • Thông tư 42/2016/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, Quy định về việc thừa nhận kết quả phân loại trang thiết bị y tế;
  • Thông tư 31/2017/BYT ngày 25/7/2017 Ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa khả năng gây mất an toàn thuộc quản lý của Bộ Y Tế;
  • ĐLVN 09:2011 - Quy trình kiểm định huyết áp kế.

 

Kiểm định huyết áp kế đồng hồ 

Kiểm định huyết áp kế đồng hồ 

 ✍  Xem thêm: Hiệu chuẩn nhiệt ẩm kế | Quy trình hiệu chuẩn chi tiết

3. Quy trình kiểm định máy đo huyết áp 

Huyết áp kế thủy ngân và huyết áp kế lò xo được thực hiện theo ĐLVN 09 : 2011

Huyết áp kế điện tử được thực hiện theo ĐLVN 343 : 2020

Quy trình kiểm định máy đo huyết áp bao gồm các bước sau:

► Bước 1: Kiểm tra bên ngoài

Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:

- HAK cần kiểm định phải ở tình trạng tốt, có đầy đủ các chi tiết và phụ tùng bao gồm thân huyết áp kế, ống nối, bao khí, van xả…v.v.

- Kính của HAK cần kiểm định không có vết nứt, bọt, bẩn, mốc và không có các khuyết tật khác cản trở việc đọc số chỉ. Kính có thể làm bằng vật liệu trong suốt khác nhưng phải giữ được sự trong suốt đó trong điều kiện làm việc lâu dài.

- Mặt số phải ghi khắc rõ ràng, có đầy đủ các vạch chia.

- Trên HAK cần kiểm định phải ghi đầy đủ:

+ Đơn vị đo

+ Số của HAK, hãng sản xuất …

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật

  • Đơn vị đo lường áp suất chính thức là Pascan (Pa) và các đơn vị đo lường áp suất khác được pháp luật quy định (kPa, mmHG,…).
  • Giới hạn đo trên của huyết áp kế cần kiểm định.
  • Giá trị độ chia của thang đo.
  • Việc đánh số thang đo phải thích hợp với vạch chia.
  • Ở trạng thái không làm việc, kim chỉ thị phải áp sát vào chốt tỳ trùng với vạch “0” hoặc lệch với vạch “0” một giá trị không vượt quá sai số cơ bản cho phép.

► Bước 3: Kiểm tra đo lường

Huyết áp kế cần kiểm định phải được kiểm tra đo lường theo các yêu cầu, trình tự và phương pháp sau đây:

  • Sai số cơ bản cho phép khi kiểm định.
  • Sai số khi tăng và khi giảm áp suất.
  • Sai số đàn hồi.
  • Thời gian chịu tải…

Bước 4: Xử lý kết quả

  • Huyết áp kế sau khi kiểm định đạt yêu cầu theo quy trình được cấp giấy chứng nhận kiểm định và được dán tem kiểm định.
  • Huyết áp kế không đạt theo quy trình thì không cấp giấy chứng nhận đồng thời xóa dấu kiểm định cũ (nếu có).
  • Chu kỳ kiểm định huyết áp kế là 01 năm.

4. Tại sao phải kiểm định máy đo huyết áp?

  • Đảm bảo thiết bị y tế mang lại kết quả kiểm tra sức khỏe chính xác nhất;
  • Nâng cao chất lượng chẩn đoán, khám chữa bệnh khi sử dụng huyết áp kế;
  • Phát hiện những thiết bị lão hóa, hư hỏng theo thời gian;
  • Tránh những thiệt hại về tính mạng con người do thiết bị y tế thiếu chính xác gây ra;
  • Góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường nhờ trang thiết bị đạt chuẩn;
  • Giúp tổ chức, cơ sở được các tranh chấp pháp lý, các thủ tục bảo hiểm cùng các chi phí liên quan khác.

Quy định quản lý thiết bị đo lường huyết áp điện tử tại cơ sở khám chữa bệnh 

Quy định quản lý thiết bị đo lường huyết áp điện tử tại cơ sở khám chữa bệnh 

 ✍  Xem thêm: Kiểm định, hiệu chuẩn nhiệt kế y học | Uy tín - tiết kiệm

5. Thời hạn kiểm định huyết áp kế

Theo quy định thời hạn kiểm định huyết áp định kỳ 12 tháng kiểm định một lần.

Dịch vụ kiểm định huyết áp kế của Vinacontrol CE

  • Uy tín và chất lượng - Chi phí hợp lý;
  • Có đầy đủ chuẩn đo lường, phương tiện thực hiện kiểm định/hiệu chuẩn theo quy trình tương ứng;
  • Các chuẩn đo lường và phương tiện đều được định kỳ kiểm định, hiệu chuẩn;
  • Hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật để mang lại kết quả chính xác tuyệt đối;
  • Đội ngũ kiểm định viên có trình độ chuyên môn cao, có kiến thức về lĩnh vực y tế luôn cẩn thận trong công việc và đặt độ chính xác lên hàng đầu;
  • Quý khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng lựa chọn sử dụng dịch vụ của Vinacontrol CE.

 

Mọi thắc mắc hay yêu cầu về dịch vụ kiểm định huyết áp kế, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.6083, email vnce@vnce.vn hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ tốt nhất.

Tin khác

OHSAS 18001 - Hệ thống quản lý Sức khoẻ và An toàn

Chứng nhận OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến những yêu cầu...

Công bố hợp quy là gì? Hướng dẫn thủ tục công bố nhanh

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch...

Chứng nhận hợp chuẩn là gì? Lợi ích khi đạt giấy chứng nhận

Chứng nhận hợp chuẩn hay chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn là việc xác nhận đối...

Kiểm định - Hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Phương tiện đo lường là những công cụ, thiết bị vô cùng phổ biến trong sản...

Giám định thiết bị, máy móc, dây chuyền

Giám định máy móc thiết bị là sử dụng những phương pháp và trang thiết bị đo...

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo BS EN 14891:2017

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo tiêu chuẩn BS EN 14891:2017...

Bơm tiêm điện là gì? Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm điện đúng cách

Bơm tiêm điện là thiết bị không thể thiếu tại các cơ sở y tế. Thiết bị này...

Thử nghiệm vật liệu cách nhiệt | Tư vấn từ A-Z

Thử nghiệm vật liệu cách nhiệt là quá trình kiểm tra và đánh giá các đặc tính...

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), Vinacontrol CE...

Chứng nhận kính hộp gắn kín cách nhiệt theo TCVN 8260:2009

Chứng nhận hợp chuẩn kính hộp gắn kín cách nhiệt là quá trình kiểm tra và...