Giấy phép môi trường là gì? Thủ tục cấp giấy chi tiết
Giấy phép môi trường được coi là một sự quản lý thống nhất và mang tính pháp lý đối với việc theo dõi, kiểm tra, thanh tra các hoạt động bảo vệ môi trường của các dự án trong giai đoạn triển khai (xây dựng, vận hành…), vận hành thí điểm, vận hành thương mại) và vận hành các cơ sở sản xuất, vận hành, dịch vụ, dụng cụ. Do đó, tầm quan trọng của nó đối với môi trường là rất lớn. Vì vậy, trong trường hợp pháp luật quy định thì phải xin giấy phép về môi trường để đảm bảo việc sản xuất, vận hành và xây dựng không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.
1. Giấy phép môi trường là gì?
1.1 Giấy phép môi trường
Khoản 8 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2020 giải thích giấy phép môi trường:
Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật
Kiểm tra thực tế để cấp giấy phép môi trường
✍ Xem thêm: Quan trắc môi trường lao động | Uy tín – Hiệu quả
1.2 Đối tượng của giấy phép môi trường
Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường quy định 02 đối tượng phải có giấy phép môi trường là:
- Đối tượng 1: Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức. Tuy nhiên nếu không thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công thì đối tượng này được miễn giấy phép môi trường
- Đối tượng 2: Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước 01/02/2020 có tiêu chí về môi trường như đối tượng 1.
✍ Xem thêm: Tín chỉ carbon là gì? Hướng dẫn áp dụng tín chỉ carbon
1.3 Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường
Cơ quan có thẩm quyền |
Đối tượng được cấp giấy phép |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
|
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an |
Dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng an ninh |
UBND cấp tỉnh |
|
UBND cấp huyện |
Các trường hợp còn lại |
✍ Xem thêm: ĐTM là gì? Các quy định và thủ tục lập ĐTM cần biết
2. Thời hạn của giấy phép môi trường
Khoản 4 Điều 40 Luật bảo vệ môi trường quy định về thời hạn của giấy phép như sau:
Căn cứ |
Đối tượng được cấp giấy phép môi trường |
Thời hạn |
Điểm a khoản 4 Điều 40 Luật bảo vệ môi trường |
Dự án đầu tư nhóm I |
07 năm |
Điểm b khoản 4 Điều 40 Luật bảo vệ môi trường |
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I |
07 năm |
Điểm c khoản 4 Điều 40 Luật bảo vệ môi trường |
Đối tượng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 40 Luật bảo vệ môi trường |
10 năm |
Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định trên theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (sau đây gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ sở).
Sau khi làm giấy phép môi trường và sau một khoảng thời gian theo quy định thì giấy phép môi trường sẽ hết hạn, khi đó, nếu trong trường hợp luật định thì phải đi làm giấy phép môi trường mới. Cụ thể (khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020). Những dự án có mức độ nguy hiểm cho môi trường cao hơn thì thời gian cấp phép cũng ít hơn, có nghĩa là hết thời gian cấp phép phải ngừng hoặc xin cấp phép lại nếu được.
Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường
✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 14001 | Hệ thống quản lý môi trường đạt chuẩn quốc tế
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường;
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;
- Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
✍ Xem thêm: Trách nhiệm xã hội là gì? Lợi ích nào cho doanh nghiệp
4. Thủ tục đăng ký cấp giấy phép môi trường
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường
Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền ( Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng).
Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Bước 2:Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ;
Công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
Kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường.
Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở.
Bước 3: Lấy ý kiến
- Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp giấy phép môi trường;
- Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép môi trường.
Bước 4: Cấp giấy phép môi trường cho doanh nghiệp đủ điều kiện
Các bước xin cấp giấy phép môi trường
Trên đây là toàn bộ nội dung thông tin tư vấn về hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép môi trường. Vinacontrol CE hy vọng với những thông tin này, doanh nghiệp có thể nghiên cứu và tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình xin cấp giấy phép môi trường.
Tin khác