Thủ tục nhập khẩu thép vào Việt Nam | 4 Thông tin cần lưu ý

Việt Nam đang trải qua một giai đoạn phát triển kinh tế mạnh mẽ, điều này dẫn đến nhu cầu sử dụng thép tăng cao trong nhiều ngành công nghiệp, như xây dựng, sản xuất ô tô, đóng tàu, và ngành công nghiệp chế tạo máy móc. Năng lực sản xuất thép trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu này, do đó, Việt Nam phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sản xuất và xây dựng. Để doanh nghiệp tìm hiểu thủ tục nhập khẩu thép tốt nhất, Vinacontrol CE cung cấp những nội dung quan trọng sau.

 

1. Chính sách thủ tục nhập khẩu thép

Căn cứ pháp lý

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu thép các loại được quy định tại các văn bản pháp luật sau đây:

  • Thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN
  • Thông tư 18/2017/TT-BCT
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC.
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP
  • Quyết định số 583/QĐ-TCHQ
  • Quyết định 3390/QĐ-BCT
  • Quyết định 920/QĐ-BCT
  • Công văn 638/TCHQ-TXNK
  • Thông tư 14/2017/TT-BCT bãi bỏ Thông tư 12/2015/TT-BCT
  • Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư 02/2017/TT-BKHCN
  • Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN và Thông tư 07/2017/TT-BKHCN

Mặt hàng thép mới không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp có thể nhập khẩu thép như bình thường. Đối với mặt hàng đã qua sử dụng thì phải nhập khẩu dưới dạng phế liệu. Muốn nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu. Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu của thép cũng rất khác nhau, một số loại phép phải chịu thuế chống bán phá giá.

Doanh nghiệp chú ý kiểm tra chất lượng thép trong quá trình nhập khẩu theo quy định pháp luật

Doanh nghiệp chú ý kiểm tra chất lượng thép trong quá trình nhập khẩu theo quy định pháp luật 

Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu

Có rất nhiều loại thép khác nhau khi làm thủ tục nhập khẩu cũng sẽ có những quy định khác nhau cho từng loại. Điểm quan trọng nhất của nhập khẩu thép đó là phải làm kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu. Danh mục các sản phẩm từ thép phải kiểm tra chất lượng được quy định tại phụ lục II, III của thông tư 58 /2015/TTLT-BCT-BKHCN. Những sản phẩm của thép phải kiểm tra chất lượng bao gồm những loại sau:

Mã HS

Mô tả

Phụ lục II

7206

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thỏi đúc hoặc các dạng thô khác (trừ sản phẩm có chứa sắt thuộc nhóm 72.03)

7207

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm

7208

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng.

7209

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng.

7210

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng.

7212

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm, đã phủ, mạ hoặc tráng

7213

Sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng.

7214

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, mới chỉ qua rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả công đoạn xoắn sau khi cán.

7215

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác.

7216

Sắt hoặc thép không hợp kim dạng góc, khuôn, hình.

7217

Dây của sắt hoặc thép không hợp kim.

7219

Các sản phẩm của thép không gỉ cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên.

7220

Các sản phẩm của thép không gỉ được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.

7224

Thép hợp kim khác ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm bằng thép hợp kim khác.

7225

Thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên.

7226

Sản phẩm của thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.

7227

Các dạng thanh và que, của thép hợp kim khác, được cán nóng, dạng cuộn không đều.

7228

Các dạng thanh và que khác bằng thép hợp kim khác; các dạng góc, khuôn và hình, bằng thép hợp kim khác; thanh và que rỗng, bằng thép hợp kim hoặc không hợp kim.

7229

Dây thép hợp kim khác

7306

Các loại ống, ống dẫn và thanh hình có mặt cắt rỗng khác, bằng sắt hoặc thép (ví dụ, nối mở, hàn, tán đinh hoặc ghép bằng cách tương tự)

Phụ lục III

7207

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm

7210

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng

7224

Thép hợp kim khác ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm bằng thép hợp kim khác.

7225

Sản phẩm của thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm.

7306

Các loại ống, ống dẫn và thanh hình có mặt cắt rỗng khác, bằng sắt hoặc thép (ví dụ, nối mở, hàn, tán đinh hoặc ghép bằng cách tương tự)

✍  Xem thêm: Giám định số lượng, tình trạng và chất lượng hàng hoá | Thủ tục nhanh - Chi phí tiết kiệm

2. Thuế nhập khẩu thép các loại

Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà nhà nhập khẩu phải hoàn thành khi tiến hành nhập khẩu hàng về Việt Nam. Ngoài việc chịu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành, mặt hàng thép nhập khẩu tùy loại sẽ có thể phải chịu các loại thuế sau:

  • Thuế tự vệ theo quy định tại Quyết định 2968/QĐ-BCT, công văn 10704/BCT-QLCT và 1099/BCT-QLCT đối với hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu.
  • Thuế chống bán phá giá theo quy định tại 1656/QĐ-BCT ngày 29/4/2016 của Bộ Công thương đối với một số mặt hàng thép không gỉ cán nguội dạng cuộn hoặc dạng tấm nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Đài Loan.
  • Thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu theo quy định tại Quyết định số 1105/QĐ-BCT ngày 30/3/2017 của Bộ Công thương.
  • Thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số mặt hàng thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc theo Quyết định số 957/QĐ-BCT ngày 21/03/2017 của Bộ Công thương.

Các quyết định trên có quy định về mã HS sản phẩm thép nhập khẩu phải chịu thuế, các doanh nghiệp nghiên cứu và đối chiếu với mặt hàng cụ thể khi làm thủ tục nhập khẩu thép hợp pháp.

Một số sản phẩm thép phải chịu thuế tự vệ và thuế bán phá giá

Một số sản phẩm thép phải chịu thuế tự vệ và thuế bán phá giá

3. Hồ sơ thủ tục nhập khẩu thép

Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thép bao gồm những chứng từ sau đây:

  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng thương mại (Sale contract)
  • Danh sách đóng gói (Packing list)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
  • Vận đơn (Bill of lading)
  • Chứng nhận xuất xứ (nếu có)
  • Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu
  • Catalog (nếu có), và các chứng từ khác nếu hải quan yêu cầu.

 

Doanh nghiệp chuẩn bị Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thép theo hướng dẫn

Doanh nghiệp chuẩn bị Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thép theo hướng dẫn 

✍  Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam | Quy trình các bước chi tiết

4. Thủ tục nhập khẩu thép vào Việt Nam

4.1 Quy trình kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu

Phần lớn các mặt hàng thép nguyên liệu khi nhập khẩu đều phải kiểm tra chất lượng. Việc kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu thuộc quản lý của bộ KHCN, được quy định theo thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN. Sau đây là quy trình kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam.

Bước 1. Đăng ký thông tin trên hệ thống một cửa

Để đăng ký được hồ sơ kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu. Trước hết phải có tài khoản trên trang một cửa quốc gia vnsw.gov.vn. Khi đã có tài khoản thì có thể tiến hành nhập liệu và đăng ký kiểm tra chất lượng.

Hồ sơ đăng ký sẽ do Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng quản lý. Mỗi địa phương sẽ có một chi cục đơn lường quản lý riêng để thuận tiện cho việc làm thủ tục nhập khẩu thép.

Điều 6 Thông tư 27/2012/TT-BKHCN quy định Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng bao gồm các chứng từ sau:

  • Giấy “Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu” (04 bản, theo Mẫu 1. ĐKKT - phần Phụ lục kèm theo Thông tư 27/2012/TT-BKHCN). Trong đó nêu rõ người nhập khẩu tự đánh giá sự phù hợp và cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng.
  • Công bố hợp quy sản phẩm thép nhập khẩu.
  • Bản sao hợp đồng (Contract), danh mục hàng hóa (Packing list) (nếu có).
  • Bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn (Bill of Lading); hóa đơn (Invoice); giấy chứng nhận xuất xứ (C/O-Certificate of Origin) (nếu có). 
  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu 
  • Ảnh mẫu hàng hóa nộp cho cơ quan chứng nhận hợp quy hoặc bản mô tả hàng hóa; 
  • Mẫu nhãn hàng nhập khẩu đã được gắn dấu hợp quy và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định).
  • Chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có).

Bước 2. Lấy mẫu và kiểm tra chất lượng

Sau khi được chấp nhận hồ sơ trên công thông tin một cửa quốc gia. Thì có thể tiến hành liên hệ với đơn vị kiểm tra chất lượng để lấy mẫu và test mẫu. Việc lựa chọn đơn vị test mẫu tùy thuộc vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn phải đơn vị nằm trong danh sách đã được Bộ KHCN cho phép.

Bước 3. Nhận kết quả và tải kết quả lên trang một cửa

Sau khi có kết quả kiểm tra chất lượng, thì có thể tải kết quả đó lên công thông tin một cửa để hoàn thành thủ tục nhập khẩu thép các loại.

Kết quả này có thể do trung tâm kiểm tra thực hiện tải lên hoặc do chính doanh nghiệp sử dụng tài khoản của mình để tải lên.

✍  Xem thêm: Chứng nhận lớp mạ kẽm nhúng nóng trên sản phẩm bằng thép | Hỗ trợ công bố 

4.2 Quy trình nhập khẩu thép

Bước 1. Khai tờ khai hải quan

Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã hs thép. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.

Sau khi có tờ khai hải quan thì có thể đăng ký hồ sơ kiểm tra chất lượng trên hệ thống một cửa quốc gia. Tùy theo từng loại thép, có những loại sẽ không cần phải kiểm tra chất lượng.

Bước 2. Mở tờ khai hải quan

Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước làm thủ tục nhập khẩu thép chữ I H L V Y, thép ống, thép tròn, thép không gỉ.

Bước 3. thông quan hàng hóa

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.

Bước 4. Mang hàng về bảo quản và sử dụng

Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho.

Doanh nghiệp tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho

Doanh nghiệp tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho

4.3 Những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu thép

  • Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ phải hoàn thành với Nhà nước.Doanh nghiệp cần đóng thuế đầy đủ
  • Thép nguyên liệu có rất nhiều mã HS khác nhau, ngoài ra còn có thuế tự vệ và thuế chống bán phá giá. Cần kiểm tra kỹ trước khi nhập khẩu, tránh phát sinh thuế ngoài dự kiến.
  • Thuế GTGT (VAT) cho mặt hàng thép là 10%.
  • Cần chuẩn bị các chứng từ trước khi nhập khẩu hàng hóa. Tránh tình trạng lưu bãi, lưu kho làm phát sinh chi phí.

 

Trên đây là những thông tin xung quanh thủ tục nhập khẩu thép. Vinacontrol CE hy vọng với bài viết này, doanh nghiệp sẽ nắm rõ các chính sách về thuế, hồ sơ cũng như quy trình kiểm tra chất lượng và thủ tục nhập khẩu thép.

Tin khác

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện | Quy trình từ A-Z

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện theo QCVN 4:2009/BKHCN là quá trình đánh giá...

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng theo TCVN 8819:2011

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng là quá trình đánh giá chất lượng bê...

Chứng nhận hợp quy ống cách điện có chứa bọt | Tiết kiệm

Chứng nhận hợp quy ống cách điện chứa bọt theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN...

Hiệu chuẩn cân điện tử | Hỗ trợ toàn quốc

Hiệu chuẩn cân điện tử là quá trình kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh cân điện...

Quy định đo điện trở tiếp địa chống sét tại Việt Nam | Chú ý

Đo điện trở tiếp địa là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn điện...

Kiểm định cổng trục, bán cổng trục | Hỗ trợ toàn quốc

Kiểm định cổng trục, bán cổng trục là quá trình đánh giá và kiểm tra các tiêu...

Chứng nhận hợp quy dầu nhờn theo QCVN 14:2018/BKHCN

Chứng nhận hợp quy dầu nhờn là quá trình đánh giá và xác nhận sản phẩm dầu...

GHG Protocol là gì? Các tiêu chuẩn và hướng dẫn chính

GHG Protocol, hay còn gọi là Greenhouse Gas Protocol, là một bộ tiêu chuẩn...

Bài tập tình huống ISO 9001:2015 | Hướng dẫn thực hành bài tập

Trong quá trình triển khai ISO 9001:2015, các doanh nghiệp thường gặp phải...

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001:2015 | Hướng dẫn chi tiết

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001 là hệ thống các hoạt động nhằm đảm...