Thẻ an toàn lao động là gì? Doanh nghiệp có thể bị phạt đến 50 triệu
Những công việc có tiềm ẩn những mối rủi ro nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng con người đòi hỏi người lao động cần được trang bị đầy đủ các kỹ năng, kiến thức. Theo đó, đào tạo lao động và cấp thẻ an toàn sau đào tạo là các thủ tục Nhà nước quy định nhằm đảm bảo các yếu tố an toàn cho người lao động. Để hỗ trợ doanh nghiệp tiến hành cấp thẻ an toàn hiệu quả, dưới đây là những thông tin Vinacontrol CE cung cấp.
1. Thẻ an toàn lao động là gì?
Thẻ an toàn lao động là một loại chứng chỉ được cấp cho người lao động để chứng nhận họ đã hoàn thành khóa đào tạo an toàn lao động và đạt yêu cầu. Đây là loại giấy tờ quan trọng, không thể thiếu đối với người lao động để chứng minh họ có đủ điều kiện, kiến thức, kỹ năng bảo vệ bản thân và thực hiện công việc một cách an toàn và hiệu quả.
Pháp luật Việt Nam đã có những yêu cầu cụ thể về hoạt động đào tạo an toàn lao động và cấp thẻ an toàn cho người lao động tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP. Theo đó, doanh nghiệp cần tiến hành đào tạo an toàn lao động 6 nhóm và cấp thẻ an toàn cho công nhân để họ có thể lao động một cách hợp pháp.
Thẻ an toàn lao động có giá trị lưu hành là 02 năm. Tuy nhiên cần đào tạo lại và cấp thẻ mới nếu người lao động bị luân chuyển công việc hoặc có sự thay đổi máy móc.
Thẻ an toàn lao động được Vinacontrol CE cấp cho người lao động
✍ Xem thêm: An toàn lao động là gì? Quy định chung về hoạt động này
2. Đối tượng cần có thẻ an toàn lao động
Những cá nhân là đối tượng sau cần có thẻ an toàn lao động theo quy định pháp luật:
- Thứ nhất, cá nhân quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
- Thứ hai, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động.
- Thứ ba, người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động (Thông tư 06/2020/TT/BLĐTBXH). Bao gồm:
- Chế tạo, lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
- Trực tiếp sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại;
- Thử nghiệm, sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại thuốc nổ và phương tiện nổ (kíp, dây nổ, dây cháy chậm...);
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, giám sát hoạt động máy, thiết bị sử dụng trong thi công xây dựng;
- Lắp ráp, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, vệ sinh các loại máy mài, máy phay, máy bào, máy tiện, uốn, xẻ, cắt…
- Làm khuôn đúc, luyện, cán, tẩy rửa, mạ, đánh bóng kim loại, luyện quặng, luyện cốc, vận hành, sửa chữa, kiểm tra, giám sát, cấp liệu, ra sản phẩm, phế thải các lò thiêu, lò nung, lò luyện;
- Các công việc làm việc trên cao cách mặt bằng làm việc từ 02 mét trở lên, trên sàn công tác di động, nơi cheo leo nguy hiểm;
- Các công việc trên sông, trên biển, lặn dưới nước;
- Chế tạo, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra máy, thiết bị trong hang hầm, hầm tàu, phương tiện thủy;
- Các công việc làm việc có tiếp xúc bức xạ ion hóa;
- Các công việc có tiếp xúc điện từ trường tần số cao ở dải tần số từ 30 - 300 GHz;
- Các công việc làm việc ở các nơi thiếu dưỡng khí hoặc có khả năng phát sinh các khí độc như hầm, đường hầm, bể, giếng, đường cống và các công trình ngầm;
- Các công việc làm vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại;
- Khảo sát địa chất, địa hình, khai thác khoáng sản, dầu khí;
- Các công việc trực tiếp thi công xây dựng công trình, phá dỡ, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng;
- Thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện, hệ thống điện;
- Hàn, cắt kim loại.
- Thứ tư, cá nhân làm việc tại các doanh nghiệp, nhà máy.
- Thứ năm, người làm công tác y tế tại tổ chức.
- Thứ sáu, nhóm An toàn vệ sinh viên tại doanh nghiệp, nhà máy.
Cá nhân làm những công việc nguy hiểm cần được huấn luyện an toàn và cấp thẻ theo quy định
✍ Xem thêm: Đào tạo an toàn lao động nhóm 3 - Thông tin chi tiết khóa học
3. Khi nào được cấp thẻ an toàn lao động?
Người lao động và những người làm việc tại doanh nghiệp được người sử dụng lao động hoặc tổ chức huấn luyện hợp pháp được Nhà nước chỉ định có năng lực đào tạo an toàn lao động. Sau quá trình đào tạo, họ sẽ được cấp thẻ an toàn lao động khi tham gia và đạt yêu cầu kiểm tra đã đề ra.
Cấp thẻ khi học viên hoàn thành khóa đào tạo an toàn lao động
✍ Xem thêm: Huấn luyện an toàn lao động nhóm 2 | Tư vấn khoá học miễn phí
4. Các quy định liên quan đến việc cấp thẻ an toàn lao động
4.1 Doanh nghiệp có thể tự cấp thẻ an toàn lao động không?
Theo quy định tại khoản 11, 14 Điều 1 Nghị định 140/2018 NĐ-CP, doanh nghiệp được tự đào tạo và cấp thẻ khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có hoặc thuê, liên kết để có ít nhất 01 phòng học có diện tích ít nhất từ 30m2 trở lên;
- Có hoặc thuê, liên kết để có máy, thiết bị, hóa chất, xưởng, khu thực hành bảo đảm yêu cầu an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện;
- Máy, thiết bị, vật tư, hóa chất, nơi huấn luyện thực hành phải bảo đảm yêu cầu an toàn, vệ sinh lao động; khu huấn luyện thực hành bảo đảm diện tích ít nhất 300 m2;
- Có ít nhất 04 người cơ hữu huấn luyện nội dung pháp luật, nội dung nghiệp vụ, trong đó 01 người huấn luyện nội dung chuyên ngành, thực hành phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện, 01 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động;
- Có tài liệu huấn luyện phù hợp với đối tượng và được xây dựng theo đúng chương trình khung huấn luyện;
- Lập 01 bộ hồ sơ chứng minh đủ điều kiện nêu trên gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trong 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ xem xét, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tự huấn luyện cho doanh nghiệp;
- Có thể thấy các điều kiện và thủ tục được quy định là khá khó khăn để doanh nghiệp được tự cấp thẻ . Sẽ dễ dàng hơn cho doanh nghiệp nếu hợp tác với các tổ chức đào tạo uy tín để tiến hành đào tạo, cấp thẻ an toàn với chi phí thấp trong khoảng thời gian ngắn.
✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 45001 | Xây dựng hệ thống quản lý an toàn sức khoẻ nghề nghiệp
4.2 Có bắt buộc phải có thẻ an toàn?
Pháp luật quy định thì bắt buộc người lao động thuộc nhóm 3 khi tham gia lao động bắt buộc phải có thẻ an toàn lao động. Nếu người lao động không có thẻ an toàn lao động mà bị phát hiện thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt. Những vi phạm này được quy định mức xử phạt cụ thể tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:
“1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận với tổ chức hoạt động huấn luyện không huấn luyện mà nhận kết quả huấn luyện theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người trở lên.”
Bắt buộc phải cấp thẻ an toàn cho các lao động làm công việc nguy hiểm
5. Tổ chức Đào tạo - Cấp thẻ an toàn lao động tại Việt Nam
Vinacontrol CE tự hào là Trung tâm huấn luyện an toàn lao động chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Vinacontrol CE đã được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện đào tạo an toàn lao động cho cả 6 nhóm đối tượng Theo Quyết định số 1977/QĐ-LĐTBXH. Với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực đào tạo an toàn lao động, chúng tôi cam kết đem lại dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng nhất cho Quý khách hàng. Hơn +30.000 học viên trên khắp cả nước được Vinacontrol CE đào tạo, cấp thẻ an toàn lao động. Vinacontrol CE cam kết chất lượng khoá học với việc:
- Cung cấp đội ngũ Giảng viên, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực;
- Học phí theo đúng quy định;
- Chương trình đào tạo đúng theo quy định và đủ quy trình;
- Tư vấn miễn phí và hỗ trợ nhiệt tình;
Để được hỗ trợ cấp thẻ an toàn lao động nhanh với chi phí hợp lý nhất, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được tư vấn khóa học và hỗ trợ cấp thẻ nhanh nhất!
Tin khác