Đào tạo an toàn điện theo Quy định Nhà nước | Vinacontrol
Điện có thể giết chết hoặc làm tổn thương nghiêm trọng đến con người và gây thiệt hại nặng nề đến tài sản. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa đơn giản, khi làm việc gần thiết bị điện và khu vực có nhiều mạng lưới điện để giảm đáng kể nguy cơ thương tích cho bạn, công nhân và những người khác xung quanh. Chính vì vậy việc đào tạo an toàn điện là yêu cầu hết sức quan trọng trong công tác bảo vệ an toàn người lẫn tài sản doanh nghiệp.
1. Đào tạo an toàn điện - Cấp chứng chỉ an toàn lao động
Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về An toàn điện có quy định về đào tạo, huấn luyện an toàn điện trong lao động
Theo Điều 5 của Nghị định này, người lao động làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây điện hoặc thiết bị điện phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
a) Được đào tạo về nghiệp vụ, kỹ thuật đúng yêu cầu ngành nghề;
b) Được huấn luyện và cấp thẻ an toàn điện.
Các thiết bị điện sử dụng phải có chứng chỉ chất lượng hoặc nhãn mác đăng ký chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Huấn luyện an toàn điện trong doanh nghiệp
✍ Xem thêm: Huấn luyện an toàn lao động nhóm 3 | Hỗ trợ Cấp thẻ an toàn nhanh
2. Đối tượng cần tham gia khóa huấn luyện an toàn điện?
Theo quy định tại Điều 139, Điều 150 Bộ luật lao động được cụ thể thành các nhóm theo nghị định 44/2016/NĐ-CP thông tư 13/2016/TT-BLĐ ngày 16/6/2016 quy định các danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
- Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn trong ngành điện của đơn vị, tổ chức;
- Người lao động làm công việc làm việc trực tiếp có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với các thiết bị điện – kỹ thuật điện.
Những cá nhận tham gia vào các công việc tiếp xúc thường xuyên với điện cần tham gia đào tạo
✍ Xem thêm: Thẻ an toàn lao động là gì? | Hỗ trợ cấp thẻ an toàn
3. Quy định về huấn luyện và cấp thẻ an toàn điện?
1. Người lao động làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp và sửa chữa đường dây điện hoặc thiết bị điện phải được huấn luyện về an toàn điện và được cấp thẻ an toàn điện.
2. Việc huấn luyện về an toàn điện phải được thực hiện theo định kỳ một năm một lần và có kiểm tra, sát hạch xếp bậc an toàn điện.
3. Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện và cấp thẻ an toàn điện cho người lao động được quy định tại Khoản 1 Điều này; đối với người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, việc cấp thẻ an toàn điện được thực hiện theo quy định tại Điều 64 Luật điện lực.
Điều 64. An toàn điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo phải thực hiện nghiêm túc các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện.
2. Người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
a) Đủ 18 tuổi trở lên;
b) Được cơ quan y tế chứng nhận đủ sức khỏe để làm việc;
c) Có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp chuyên ngành điện do cơ sở dạy nghề cấp;
d) Có thẻ an toàn do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện cấp tỉnh cấp.
Huấn luyện an toàn điện trong doanh nghiệp
✍ Xem thêm: Cấp chứng chỉ an toàn nhóm 2 | Tư vấn khoá học an toàn lao động
4. Chương trình huấn luyện an toàn điện
Chương trình huấn luyện phải có các nội dung chính sau:
- Quy trình vận hành, xử lý sự cố đường dây điện, thiết bị điện nơi người lao động làm việc;
- Quy định về an toàn khi kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, thí nghiệm đường dây điện, thiết bị điện trong trường hợp có cắt điện và không cắt điện;
- Cách nhận biết và biện pháp loại trừ nguy cơ gây sự cố, tai nạn tại nơi làm việc và phương pháp cấp cứu người bị nạn do điện;
- Thiết lập vùng làm việc an toàn;
- Tính năng, tác dụng, cách sử dụng, cách bảo quản, quy định về kiểm tra (thí nghiệm) các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động;
- Thực hành những nội dung có liên quan đến việc bảo đảm an toàn phù hợp với công việc của người lao động.
Bộ Công Thương quy định chi tiết về công tác huấn luyện, xếp bậc cấp thẻ an toàn điện.
✍ Xem thêm: Đào tạo an toàn lao động nhóm 1 | Đăng ký khoá học nhanh - Thủ tục đơn giản
5. Giải đáp các thắc mắc về huấn luyện an toàn điện
Khi tham gia các khóa huấn luyện an toàn điện, không ít người lao động và doanh nghiệp gặp phải những thắc mắc liên quan đến thời gian đào tạo, thời hạn của thẻ an toàn, cũng như việc lựa chọn trung tâm huấn luyện uy tín. Dưới đây là những giải đáp chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn và chuẩn bị tốt nhất cho quá trình huấn luyện này.
5.1 Thời gian đào an toàn điện là bao lâu?
Thời gian huấn luyện an toàn điện được quy định cụ thể tùy thuộc vào từng loại huấn luyện, nhằm đảm bảo người lao động nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc an toàn. Thời gian đào tạo an toàn điện ít nhất từ 8 giờ đến 24 giờ
Huấn luyện lần đầu
- Đối tượng: Áp dụng cho người lao động mới được tuyển dụng.
- Thời gian huấn luyện: Ít nhất 24 giờ.
- Mục đích: Giúp người lao động nắm vững các quy định, kỹ năng cơ bản về an toàn điện trước khi bắt đầu làm việc.
Huấn luyện định kỳ
-
Đối tượng: Thực hiện cho tất cả người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp.
-
Thời gian huấn luyện: Ít nhất 08 giờ, được thực hiện hàng năm.
-
Mục đích: Cập nhật kiến thức và kỹ năng an toàn điện, đảm bảo người lao động luôn tuân thủ đúng các quy trình và quy định an toàn hiện hành.
Huấn luyện lại
- Đối tượng:
- Khi người lao động chuyển đổi vị trí công việc hoặc thay đổi bậc an toàn.
- Khi có sự thay đổi thiết bị, công nghệ trong công việc.
- Khi kết quả kiểm tra an toàn của người lao động không đạt yêu cầu.
- Khi người lao động đã nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên.
- Thời gian huấn luyện: Ít nhất 12 giờ.
- Mục đích: Đảm bảo rằng người lao động được cập nhật và nắm vững các quy trình, quy định mới, cũng như các kỹ năng cần thiết liên quan đến vị trí hoặc công nghệ mới.
5.2 Thẻ an toàn điện có thời hạn bao lâu?
Thẻ an toàn điện, sau khi được cấp, thường có thời hạn trong 2 năm, tùy thuộc vào quy định cụ thể của từng ngành nghề và loại công việc. Sau khi thẻ hết hạn, cần tham gia các khóa huấn luyện bổ sung hoặc kiểm tra lại để gia hạn thẻ an toàn. Điều này giúp đảm bảo rằng người lao động luôn nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc an toàn.
5.3 Đơn vị nào cung cấp khóa huấn luyện an toàn điện uy tín?
Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol (Vinacontrol CE) là 1 trong 10 đơn vị đầu tiên của cả nước được Cục An toàn - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện đào tạo an toàn lao động cho cả 6 nhóm đối tượng Theo Quyết định số 1977/QĐ-LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Chất lượng giảng viên: Dày dặn kinh nghiệm về An toàn lao động, có tâm huyết và có chứng chỉ giảng viên do Cục An toàn lao động cấp;
- Bài giảng được xây dựng đúng theo chương trình khung quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP và hướng tới nhu cầu của học viên;
- Hỗ trợ đào tạo toàn quốc với chi phí hợp lý, tiết kiệm;
- Hồ sơ lưu theo đúng quy định của pháp luật.
Quý Doanh nghiệp có thắc mắc hay yêu cầu về dịch vụ đào tạo, huấn luyện an toàn lao động liên hệ công ty Cổ phần Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol qua hotline 1800.6083 , email vnce@vnce.vn hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ.
Tin khác