QA là gì? 5 điều cần hiểu về vị trí QA trong doanh nghiệp
Ngày nay, thuật ngữ QA kiểm định chất lượng không còn quá xa lạ, đặc biệt đối với những bạn đang làm hoặc đang tìm hiểu về ngành Công nghệ thông tin. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá chi tiết về QA, vai trò của nó và những kỹ năng cần thiết để trở thành một chuyên gia QA thành công.
1. QA là gì?
QA viết tắt của Quality Assurance là thuật ngữ để nhắc đến các nhân viên quản lý chất lượng và công việc của họ.
QA bao gồm những hoạt động giám sát, theo dõi và quản lý để đảm bảo quy trình phát triển sản phẩm được thực hiện theo một chuẩn nhất định. Nói cách khác, bộ phận QA sẽ định ra các quy trình, đồng thời thường xuyên kiểm tra, đánh giá sát sao nhằm phát hiện các lỗi, khuyết điểm. Đồng thời tiến hành thay đổi nếu cần thiết để đảm bảo các quy trình tại doanh nghiệp được thực hiện đúng và đạt yêu cầu. Qua đó, góp phần đảm bảo chất lượng của sản phẩm, dịch vụ cũng như hiệu suất công việc tại doanh nghiệp.
QA viết tắt của Quality Assurance là thuật ngữ để nhắc đến các nhân viên quản lý chất lượng
✍ Xem thêm: Chu trình PDCA | Hướng dẫn quy trình cải tiến liên tục
2. Công việc của bộ phận QA
Công việc của nhân viên QA hàng ngày phải làm bao gồm những đầu việc chính sau:
- Đề xuất, đưa ra quy trình phát triển sản phẩm để phù hợp với từng dự án.
- Đưa ra những tài liệu hướng dẫn cho cả team để cùng thống nhất mục tiêu, đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
- Kiểm tra, audit việc thực thi quy trình xem các bộ phận có thực hiện theo đúng quy trình đã đề ra hay không.
- Nhắc nhở đội ngũ developers thực hiện đúng quy trình.
- Theo dõi và điều chỉnh quy trình phù hợp với từng yêu cầu.
✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 | Tư vấn quy trình chất lượng
3. Những kỹ năng cần có của người làm công việc QA
Để hoàn thành tốt công việc QA kiểm định chất lượng, bên cạnh các kiến thức chuyên môn, bạn cần trau dồi một số kỹ năng mềm sau đây:
- Hiểu rõ về CMMI, ISO,... trong phần mềm để xây dựng chuẩn quy trình cho team.
- Kỹ năng tổ chức, logic và có hệ thống để xây dựng quy trình hợp lý, vạch ra được các kế hoạch và phân chia nhiệm vụ cho từng phòng ban.
- Kỹ năng giao tiếp tốt để truyền đạt thông tin hiệu quả giữa nội bộ trong team.
- Kỹ năng quản lý thời gian giúp nhân viên QA dễ dàng giám sát và theo dõi tiến độ công việc.
QA tiến hành hoạt động giám sát, theo dõi và quản lý để đảm bảo quy trình
✍ Xem thêm: Đào tạo đánh giá nội bộ ISO | Thực hành tại doanh nghiệp
4. Những lĩnh vực nào cần đến QA?
► QA trong lĩnh vực xây dựng
Trong lĩnh vực xây dựng, QA chịu trách nhiệm tổng thể về các tiêu chuẩn chất lượng và quy trình kiểm tra, để đảm bảo chất lượng các công trình xây dựng. Họ sẽ thiết lập và đưa ra những quy trình quản lý chất lượng thống nhất trong toàn công ty. Đồng thời có trách nhiệm huấn luyện và hướng dẫn cho các bộ phận có liên quan hiểu rõ và thực hiện đúng các quy định về quản lý chất lượng công trình.
► QA trong lĩnh vực thực phẩm
QA giữ vai trò rất quan trọng trong các doanh nghiệp thực phẩm. Bởi vì chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Vì vậy các doanh nghiệp thực phẩm cần QA để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng theo đúng quy định, cũng như xây dựng các kế hoạch cụ thể để thực hiện đúng các tiêu chuẩn chất lượng trong quá trình sản xuất.
QA sẽ lập các kế hoạch chất lượng theo từng đơn hàng. Sau đó hướng dẫn các bộ phận có liên quan thực hiện nghiêm túc các kế hoạch đó. Điều này giúp doanh nghiệp ngăn chặn những rủi ro có thể phát sinh làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
► QA trong lĩnh vực điện tử
QA trong lĩnh vực điện tử có trách nhiệm xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng RnD, 4M, theo dõi việc tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng của các bộ phận và cùng với các bộ phận có liên quan phân tích và xử lý những mẫu bị lỗi. Họ cũng hỗ trợ việc nghiệm thu sản phẩm và hoàn thành các tài liệu liên quan đến sản phẩm.
► QA trong lĩnh vực may mặc
Quy trình sản xuất trong lĩnh vực may mặc cần tuân thủ những tiêu chuẩn chất lượng nhất định. Do đó, QA trong doanh nghiệp may có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ các tiêu chuẩn chất lượng trong tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất. Bắt đầu từ việc lên ý tưởng, thiết kế mẫu, sản xuất, cho đến khi sản phẩm được hoàn thành và được bán ra thị trường.
Công việc của QA chính là đảm bảo các sản phẩm được hoàn thành với chất lượng tốt nhất. Từ đó mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và hạn chế những lãng phí.
► QA trong lĩnh vực dược phẩm
Các sản phẩm trong lĩnh vực dược phẩm muốn đến tay người tiêu dùng cần trải qua rất nhiều công đoạn. Trong mỗi một công đoạn cần đảm bảo chất lượng sản phẩm tuân thủ tuyệt đối những quy định về quản lý chất lượng. Bởi vì bất cứ một sai sót nhỏ nào cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và gây nguy hiểm cho người bệnh.
Chính vì vậy, trách nhiệm của QA trong lĩnh vực dược phẩm là phải đảm bảo chất lượng của dược phẩm đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn chất lượng từ khâu nghiên cứu, sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường.
► QA trong lĩnh vực IT
Trách nhiệm của QA trong lĩnh vực IT là đảm bảo chất lượng sản phẩm bằng cách đưa ra các quy trình làm việc cụ thể giữa các bên liên quan. Các quy trình này thường được phát triển dựa trên V-model, Agile hoặc các quy trình quản lý ISO, CMMI.
Các QA cũng đưa ra các tài liệu, biểu mẫu và hướng dẫn cụ thể để các bộ phận khác có thể thực hiện đúng quy trình quản lý chất lượng. Đồng thời kiểm tra việc thực hiện các quy trình và điều chỉnh quy trình cho phù hợp với từng sản phẩm.
QA trong lĩnh vực IT
✍ Xem thêm: Đào tạo thực hành 5S | Cải thiện hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp
5. Những vị trí công việc QA trong doanh nghiệp
Để không ngừng phát triển và gia tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp đều rất chú trọng đến việc quản lý chất lượng sản phẩm. Hiện nay trong ngành QA các vị trí công việc sau đây được các doanh nghiệp tuyển dụng rất nhiều:
- Nhân viên QA: thường đảm nhiệm các công việc kiểm định chất lượng trong quá trình sản xuất, dịch vụ hoặc phát triển phần mềm
- QA/Tester: Vị trí "Tester" trong ngành QA (Quality Assurance) thường là người chịu trách nhiệm thực hiện kiểm thử chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc phần mềm
- QA Engineers: Vị trí "QA Engineer" (Quality Assurance Engineer) trong ngành QA (Quality Assurance) thường có trách nhiệm đảm bảo chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua việc thực hiện kiểm thử, quản lý quy trình và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng
- QA Supervisor: Supervisor of QA là một vị trí quản lý trong lĩnh vực QA (Quality Assurance). QA Supervisor có trách nhiệm giám sát và hướng dẫn các hoạt động kiểm thử chất lượng trong tổ chức.
- QA Manager (Trưởng phòng QA): Vị trí "QA Manager" (Quality Assurance Manager) là một vị trí quản lý cao cấp trong lĩnh vực QA (Quality Assurance). QA Manager có trách nhiệm chịu trách nhiệm chung về chất lượng và quản lý toàn bộ hoạt động kiểm thử chất lượng trong tổ chức.
Các vị trí công việc của QA tại doanh nghiệp
✍ Xem thêm: Tìm hiểu QA - QC là gi? Phân biệt QA và QC
Kết luận
Trong một doanh nghiệp, QA đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng. Với vai trò kiểm soát chất lượng, phát hiện lỗi, xác nhận yêu cầu, đảm bảo tuân thủ quy trình và tăng cường trải nghiệm người dùng, QA đóng góp quan trọng vào sự thành công của một dự án. Để trở thành một chuyên gia QA thành công, kiến thức, kỹ năng, sự chính xác, khả năng giao tiếp và khả năng phân tích là hết sức cần thiết. Với những kỹ năng này, một chuyên gia QA có thể đảm bảo rằng quy trình chất lượng đáp ứng được mọi yêu cầu chất lượng và đáng tin cậy. Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến QA, Quý bạn đọc có thể tìm hiểu. Mọi yêu cầu về dịch vụ của Vinacontrol CE. Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ tốt nhất!
Tin khác