Nhân viên ISO là gì? 4 nội dung cần biết

Trong bối cảnh các doanh nghiệp ngày càng chú trọng vào việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO, vai trò của nhân viên ISO trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vậy nhân viên ISO là ai? Họ làm gì, có trách nhiệm ra sao, và cần những kiến thức, kỹ năng gì để thành công trong công việc này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

 

1. Nhân viên ISO là gì?

Nhân viên ISO là người phụ trách việc triển khai, duy trì và giám sát hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn ISO (như ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, v.v.) trong doanh nghiệp.

  • Vai trò của họ là đảm bảo tổ chức tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO đã áp dụng, từ đó nâng cao chất lượng quản lý, sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Nhân viên ISO thường làm việc trong các phòng ban quản lý chất lượng, an toàn hoặc môi trường.

Nhân viên ISO là người phụ trách việc triển khai, duy trì và giám sát hệ thống quản lý

Nhân viên ISO là người phụ trách việc triển khai, duy trì và giám sát hệ thống quản lý

✍ Xem thêm: Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO | 8 thông tin cần biết 

2. Những công việc của một nhân viên ISO

Môi trường làm việc của nhân viên ISO thường làm việc tại văn phòng hoặc xưởng, nhà máy sản xuất,…

Tuỳ theo ngành hàng kinh doanh và những tiêu chuẩn ISO doanh nghiệp áp dụng mà nhân viên ISO triển khai các công việc liên quan. Tham khảo một số công việc cụ thể của một nhân viên ISO sẽ làm như:

  • Đề xuất xây dựng hệ thống và quy trình quản lý chất lượng sản phẩm theo chuẩn ISO (bao gồm giai đoạn nguyên vật liệu, sản xuất và nghiệm thu).
  • Thiết lập tài liệu ISO từ đó xây dựng tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm trong quá trình sản xuất.
  • Lên kế hoạch triển khai quy trình quản lý chất lượng chi tiết đến các bộ phần liên quan.
  • Tại nhà máy, theo dõi và giám sát quy trình sản xuất, báo cáo kiểm định chất lượng, phối hợp với các bộ phận liên quan trong quá trình đánh giá sản phẩm.
  • Hỗ trợ các phòng bạn chỉnh sửa tài liệu ISO khi cần thiết, đảm bảo công việc đúng tiến độ và đạt yêu cầu chất lượng.
  • Duy trì cải tiến hệ thống quản lý, quy trình và quy chế chất lượng phù hợp với tình hình thực tế của nhà máy/ doanh nghiệp. 
  • Thực hiện các báo cáo đánh giá quá trình thực hiện quản lý chất lượng (báo cáo tuần, tháng, năm) theo yêu cầu của quản lý, ban giám đốc.
  • Đào tạo nhân viên: Tổ chức các buổi đào tạo về tiêu chuẩn ISO cho các bộ phận liên quan.
  • Phối hợp giải quyết sự không phù hợp (NC): Phát hiện, phân tích và đưa ra giải pháp khắc phục lỗi.

 

Những công việc của một nhân viên ISO

Những công việc của một nhân viên ISO

✍ Xem thêm: 7 công cụ quản lý chất lượng | 7 QC Tools áp dụng thế giới 

3. Nhân viên ISO có trách nhiệm gì?

Nhân viên ISO đóng vai trò trung tâm trong việc vận hành và cải tiến hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Các trách nhiệm chính bao gồm:

  • Đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn: Giám sát các hoạt động của tổ chức để đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn ISO.
  • Hỗ trợ cải tiến liên tục: Đề xuất và triển khai các giải pháp cải tiến quy trình.
  • Báo cáo kịp thời: Cung cấp thông tin cho lãnh đạo về tình trạng hệ thống ISO và các vấn đề cần giải quyết.
  • Giữ vững uy tín doanh nghiệp: Đảm bảo rằng tổ chức luôn sẵn sàng cho các cuộc đánh giá từ khách hàng hoặc bên thứ ba.

 

4. Kiến thức, kỹ năng cần có để trở thành nhân viên ISO

Kiến thức và kỹ năng là 2 yếu tố then chốt giúp bạn dễ dàng có được công việc. Hãy chú ý và nắm bắt những thông tin liên quan để bạn có thể hiểu rõ hơn vị trí nhân viên ISO cần những gì.

► Kiến thức và trình độ chuyên môn

  • Đặc thù của công việc này luôn yêu cầu nhân viên ISO phải có đầy đủ kiến thức và trình độ chuyên môn nhất định. 
  • Bạn có thể bắt đầu từ việc trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn sâu về ISO, am hiểu và nắm vững các quy trình sản xuất, kiểm định chất lượng. 
  • Bổ sung thêm cho bản thân những bằng cấp liên quan đến chuyên ngành ISO. Có thể kể đến như quản trị chất lượng, các lớp đào tạo nhân viên ISO chuyên nghiệp, các cuộc thi cấp chứng chỉ dành riêng cho chuyên viên ISO. 

► Kỹ năng cần trau dồi

Chuẩn bị mỗi kiến thức chuyên môn thôi là chưa đủ. Để tạo “bước đệm” mang lại hiệu quả cho công việc, ngay bây giờ bạn hãy trao dồi thêm những kỹ năng mềm cũng là điều cần thiết.

Bạn có thể bắt đầu tích lũy cho mình những kỹ năng như:

  • Kỹ năng giao tiếp.
  • Kỹ năng thuyết phục
  • Kỹ năng thuyết trình
  • Kỹ năng sử dụng phần mềm và tin học văn phòng.
  • Kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập.
  • Ngoại ngữ.

Bên cạnh kỹ năng đã nhắc đến, nhân viên ISO còn cần rèn luyện được khả năng đánh giá chất lượng sản phẩm chính xác, quan sát theo dõi cẩn thận.

Hầu như các doanh nghiệp hiện nay đều có gắng xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn về ISO do đó nhân viên ISO là vị trí luôn được chào đón đặc biệt là ở những doanh nghiệp sản xuất.

Mức lương của nhân viên ISO thường giao động ở khoảng 10.000.000 – 12.000.000 VND/ tháng kèm với những phúc lợi tùy vào doanh nghiệp.

Để có thể phát triển trong lĩnh vực ISO và cải thiện thu nhập thì nhân viên ISO cần phải đỗ chứng chỉ chuyên viên ISO, kinh nghiệm làm việc thực tế và khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo.

 Kiến thức, kỹ năng cần có để trở thành nhân viên ISO

 Kiến thức, kỹ năng cần có để trở thành nhân viên ISO

✍ Xem thêm: Tổ chức chứng nhận ISO được cấp phép tại Việt Nam | Uy tín 

Kết luận

Nhân viên ISO đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao chất lượng quản lý và khả năng cạnh tranh. Để đạt được điều này, việc đào tạo và triển khai hệ thống ISO một cách bài bản là yếu tố then chốt.

Vinacontrol CE là đối tác tin cậy, hỗ trợ doanh nghiệp trong đào tạo, tư vấn và triển khai các hệ thống ISO hiệu quả. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang lại giải pháp tối ưu, giúp doanh nghiệp bạn phát triển bền vững và tạo dựng uy tín trên thị trường. Mọi yêu cầu về dịch vụ ISO, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ tốt nhất!

Tin khác

Chứng nhận SBP là gì? Chương trình sinh khối bền vững

Chương trình Sinh khối Bền vững (SBP - Sustainable Biomass Program) được...

Nhãn dán sinh thái eco label là gì? 5 thông tin cần chú ý

ECO LABEL hoặc nhãn sinh thái là các dấu hiệu được đặt trên bao bì sản phẩm...

Mã số DUNS là gì? Đăng ký DUNS như thế nào?

Mã số DUNS là ký hiệu viết tắt của Data Universal numbering System. Đây là...

7 loại lãng phí trong sản xuất | Giáp pháp loại bảo lãng phí

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động, quy trình hoặc nguồn tài nguyên...

Sự không phù hợp trong ISO là gì? Lỗi NC trong ISO

Lỗi NC là viết tắt của lỗi Không phù hợp (tiếng anh là Nonconformities). ISO...

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 | Hướng dẫn xác định từ A-Z

Bối cảnh của một tổ chức được hiểu là môi trường kinh doanh của một doanh...

Thực trạng áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam | Tư vấn áp dụng

Tại Việt Nam, việc áp dụng ISO 9001 không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho...

Giám định tổn thất hàng hoá | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

Giám định tổn thất hàng hóa là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức...

Cập nhật Thông tư 10/2024/TT-BXD | Quy định mới ngành VLXD

Thông tư 10/2024/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành ngày 01/11/2024 và có hiệu...

Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu | Uy tín – Chất lượng

Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận...