Kiểm định tủ tiệt trùng tia UV | Hỗ trợ từ A-Z

Tủ tiệt trùng tia UV là thiết bị sử dụng tia cực tím (UV) để tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm và các tác nhân gây hại khác. Tia UV có khả năng phá vỡ cấu trúc DNA hoặc RNA của vi sinh vật, ngăn chặn chúng phát triển và sinh sôi. Các thiết bị này thường được ứng dụng trong y tế, công nghiệp. Hãy cùng Vinacontrol CE tìm hiểu chi tiết về hoạt động kiểm định thiết bị tiệt trùng UV trong bài viết dưới đây.

 

1. Kiểm định tủ tiệt trùng tia UV là gì?

Kiểm định tủ tiệt trùng tia UV là quá trình đánh giá và xác nhận hiệu suất, độ an toàn của các thiết bị sử dụng tia cực tím (UV) để tiệt trùng. Quá trình này đảm bảo rằng thiết bị hoạt động đúng tiêu chuẩn, loại bỏ vi khuẩn, virus và các vi sinh vật có hại trong môi trường y tế, thực phẩm hoặc công nghiệp nước. Kiểm định thường bao gồm các thử nghiệm vật lý, kỹ thuật và kiểm tra chất lượng tia UV phát ra từ thiết bị.

Kiểm định tủ tiệt trùng tia UV

Kiểm định tủ tiệt trùng tia UV

✍ Xem thêm: Hiệu chuẩn tủ bảo quản vắc xin | Thủ tục nhanh gọn - Hỗ trợ toàn quốc 

2. Lợi ích khi kiểm định tủ tiệt trùng tia UV

Việc kiểm định tủ tiệt trùng tia UV mang lại nhiều lợi ích quan trọng, bao gồm:

  • Đảm bảo an toàn sức khỏe: Giúp loại bỏ vi khuẩn, virus và vi sinh vật gây hại, giảm thiểu rủi ro lây nhiễm.
  • Nâng cao hiệu suất hoạt động: Đảm bảo thiết bị hoạt động tối ưu, cung cấp hiệu quả tiệt trùng cao nhất.
  • Tuân thủ quy định pháp luật: Kiểm định định kỳ là yêu cầu bắt buộc theo các tiêu chuẩn an toàn trong lĩnh vực y tế và công nghiệp.
  • Tăng tuổi thọ thiết bị: Phát hiện kịp thời các hỏng hóc, giúp bảo dưỡng và kéo dài tuổi thọ thiết bị.

 Lợi ích khi kiểm định tủ tiệt trùng tia UV

 Lợi ích khi kiểm định tủ tiệt trùng tia UV

✍ Xem thêm: Hiệu chuẩn tủ an toàn sinh học | Tiết kiệm - Tư vấn miễn phí 

3. Quy trình kiểm định tủ tiệt trùng tia UV

► Bước 1. Kiểm tra bên ngoài

Kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:

  • Xem xét và ghi các thông tin về tên, nhãn hiệu, kiểu /loại, số hiệu, phạm vi hoạt động của UUT,
  • Kiểm tra các chi tiết của thiết bị và ghi kết luận vào biên bản thử nghiệm như: Màn hình hiển thị, đèn, công tắc/ nút nhấn, bộ hẹn giờ.

► Bước 2. Kiểm tra kỹ thuật

Kiểm tra hoạt động sơ bộ của UUT: Nguồn, đèn, nút nhấn,…

► Bước 3. Kiểm tra đo lường

Sau khi kiểm tra bên ngoài, kiểm tra kỹ thuật đạt yêu cầu, tiến hành thử nghiệm đo cường độ UV theo từng kiểu thiết bị khác nhau. Tiến hành lặp lại 3 lần tại mỗi điểm đo và ghi kết quả đo vào biên bản thử nghiệm. Quá trình kiểm định cần theo dõi điều kiện môi trường.

► Bước 4. Xử lý kết quả

– Thiết bị đạt tất cả các yêu cầu kiểm tra được dán tem kiểm định và cấp giấy chứng nhận thử nghiệm.

– Chu kỳ kiểm định được khuyến nghị là 1 năm.

Quy trình kiểm định tủ tiệt trùng tia UV

Quy trình kiểm định tủ tiệt trùng tia UV

✍ Xem thêm: Kiểm định máy siêu âm | Hướng dẫn thủ tục từ A-Z

4. Đơn vị kiểm định tủ tiệt trùng tia UV uy tín

Vinacontrol CE là đơn vị hàng đầu Việt Nam chuyên lĩnh vực kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị y tế bao gồm tủ tiệt trùng tia UV. Vinacontrol CE được nhiều cơ sở y tế, cơ quan, tổ chức tin tưởng lực chọn với thương hiệu uy tín, dịch vụ chất lượng cùng đội ngũ kiểm định viên bài bản, chuyên môn, nghiệp vụ cao sẳn sàng phục vụ quý khách hàng khi có yêu cầu

  • Chi nhánh văn phòng tại Hà Nội, Thanh Hoá, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh hoạt động khắp cả nước, cung cấp dịch vụ đảm bảo yêu cầu khách hàng trên toàn quốc với chất lượng tốt nhất
  • Thiết bị kiểm định hiện đại, chất lượng cao
  • Hồ sơ đơn giản, thủ tục nhanh gọn, mọi việc đã có chuyên gia hướng dẫn và xử lý
  • Chi phí cạnh tranh, dịch vụ chuyên nghiệp – Ưu đãi đặc biệt cho hợp đồng giá trị lớn

Vinacontrol CE đã thực hiện hiệu chuẩn, kiểm định thiết bị y tế cho một số đơn vị tiêu biểu như Bệnh viện quân y 108, Bệnh viện đa khoa Bưu điện, Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn,… Quý khách hàng cần tư vấn dịch vụ kiểm đjnh tủ tiệt trùng UV và các thiết y tế, vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline miễn cước 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ tốt nhất!

Tin khác

Chứng nhận SBP là gì? Chương trình sinh khối bền vững

Chương trình Sinh khối Bền vững (SBP - Sustainable Biomass Program) được...

Nhãn dán sinh thái eco label là gì? 5 thông tin cần chú ý

ECO LABEL hoặc nhãn sinh thái là các dấu hiệu được đặt trên bao bì sản phẩm...

Mã số DUNS là gì? Đăng ký DUNS như thế nào?

Mã số DUNS là ký hiệu viết tắt của Data Universal numbering System. Đây là...

7 loại lãng phí trong sản xuất | Giáp pháp loại bảo lãng phí

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động, quy trình hoặc nguồn tài nguyên...

Sự không phù hợp trong ISO là gì? Lỗi NC trong ISO

Lỗi NC là viết tắt của lỗi Không phù hợp (tiếng anh là Nonconformities). ISO...

Nhân viên ISO là gì? 4 nội dung cần biết

Nhân viên ISO là người phụ trách việc triển khai, duy trì và giám sát hệ...

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 | Hướng dẫn xác định từ A-Z

Bối cảnh của một tổ chức được hiểu là môi trường kinh doanh của một doanh...

Thực trạng áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam | Tư vấn áp dụng

Tại Việt Nam, việc áp dụng ISO 9001 không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho...

Giám định tổn thất hàng hoá | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

Giám định tổn thất hàng hóa là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức...

Cập nhật Thông tư 10/2024/TT-BXD | Quy định mới ngành VLXD

Thông tư 10/2024/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành ngày 01/11/2024 và có hiệu...