Kiểm định máy ly tâm | Quy trình kiểm định cần biết
Công tác kiểm định bảo trì trang thiết bị y tế tại các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh cần được tiến hành thường xuyên, hiệu quả và đảm bảo đúng kỹ thuật. Theo đó, Kiểm định máy ly tâm trong y tế đòi hỏi các cá nhân, tổ chức vận hành, bảo trì thiết bị phải lưu ý các nội dung dưới đây khi tiến hành kiểm định.
1. Tìm hiểu về máy ly tâm trong y tế
Máy ly tâm là thiết bị sử dụng trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật khác nhau. Lực ly tâm được sử đụng để làm tăng tốc độ lắng trong thiết bị được gọi là một quá trình ly tâm.
- Lực ly tâm này sẽ tỷ lệ với tốc độ quay của Roto với khoảng cách giữa tâm của Roto và ống ly tâm, trong một quá trình ly tâm nhiều Roto với kích thước khác nhau có thể được sử dụng;
- Mỗi máy ly tâm sẽ có một đồ thị đặc trưng hoặc một bảng thể hiện mối quan hệ giữa tốc độ quay và lực ly tâm tương ứng với mỗi loại Roto.
Máy ly tâm trong phòng thí nghiệm có công dụng tách những hỗn hợp các chất có tỉ trọng khác nhau. Khi tách hỗn hợp thường bị quay theo chiều ngang trong một vật chứa cân bằng và sự quay tạo ra lực ly tâm giúp các thành phần hỗn hợp tách rời nhau phù hợp với tỷ trọng của chúng. Một ví dụ phổ biến là việc tách huyết tương ra khỏi huyết cầu trong xét nghiệm máu trong y tế.
Máy ly tâm là thiết bị y tế cần phải kiểm định trước khi sử dụng và định kỳ
✍ Xem thêm: 4 Nội dung quan trọng cần biết về Kiểm định thiết bị chụp cắt lớp
2. Nguyên lý vận hành của máy ly tâm phòng thí nghiệm
Nguyên lý hoạt động của máy ly tâm:
- Khi hỗn hợp được quay trong máy ly tâm ở tốc độ cao sẽ sinh ra một lực được gọi là lực ly tâm. Các chất có khối lượng riêng khác nhau sẽ có lực ly tâm khác nhau.
- Khi ly tâm hỗn hợp nhiều chất trong dung dịch, lực ly tâm sẽ tách các chất cùng loại với nhau về gần nhau để tạo ra lớp phân tách.
- Kết thúc quá trình, hỗn hợp ban đầu sẽ bị phân tách thành các thành phần riêng biệt.
Khi sử dụng máy ly tâm trong phòng thí nghiệm cần phải kiểm tra kỹ ống ly tâm nên loại bỏ các ống có dấu hiệu nứt vỡ, bởi vì quá trình ly tâm lực ly tâm có thể làm vỡ ống ly tâm dễ làm phát tán mẫu ra bên ngoài, nhiễm sang các mẫu khác hoặc gây nguy hại đến người làm xét nghiệm.
Máy ly tâm là thiết bị được sử dụng nhiều nhất trong các phòng thí nghiệm, nghiên cứu khoa học,... dùng để phân tích các tế bào, tách tế bào, máu, DNA,... Mỗi thiết bị đều phải đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng nhất định để vận hành tốt, đồng thời phải đáp ứng đủ những tính năng, tác dụng của nó trong quá trình sử dụng. Máy ly tâm trong phòng thí nghiệm đều có chung những yêu cầu cơ bản về chất lượng như sau:
- Động cơ phải có tốc độ cao và điều chỉnh được tốc độ theo các yêu cầu xét nghiệm, ly tâm khác nhau;
- Có khả năng khống chế được thời gian làm việc của các máy tùy theo các yêu cầu xét nghiệm;
- Máy phải có bộ phận đo lường và các mạch chỉ thị để theo dõi được các trạng thái làm việc của máy;
- Máy vận hành êm ái, không bị rung lắc và hãm được động cơ tức thời khi cần thiết.
✍ Xem thêm: Danh mục thiết bị y tế bắt buộc phải kiểm định
3. Kiểm định máy ly tâm
Kiểm định máy ly tâm là quá trình đánh giá và xác nhận tính chính xác, độ tin cậy và hiệu suất của máy ly tâm. Máy ly tâm là thiết bị được sử dụng phổ biến trong các phòng thí nghiệm và trong các ứng dụng y tế để tách các thành phần của một mẫu theo khối lượng. Theo Nghị định số 98/2021/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý trang thiết bị y tế quy định kiểm định máy ly tâm là yêu cầu bắt buộc.
3.1 Quy trình kiểm định máy ly tâm
Quy trình kiểm định máy ly tâm thường bao gồm các bước sau:
- Kiểm tra độ chính xác và độ tin cậy của máy ly tâm bằng cách sử dụng các bước xác định trọng lực và thời gian quay của máy.
- Kiểm tra tốc độ quay của máy bằng cách sử dụng thiết bị đo tốc độ.
- Đánh giá độ ổn định của máy ly tâm khi hoạt động ở tốc độ cao.
- Kiểm tra tính đồng nhất của lực ly tâm bằng cách sử dụng phương pháp xác định trọng lực và độ chính xác.
- Kiểm tra độ rung của máy ly tâm bằng cách sử dụng thiết bị đo rung.
- Kiểm tra các tính năng bảo mật của máy ly tâm để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
✍ Xem thêm: Hiệu chuẩn lò nung thí nghiệm | Chi phí tiết kiệm - An toàn nhanh gọn
3.2 Lợi ích của kiểm định máy ly tâm
- Đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của máy ly tâm.
- Giảm thiểu rủi ro cho người sử dụng và mẫu được kiểm tra.
- Tăng hiệu suất của máy ly tâm và đảm bảo sự ổn định của máy khi sử dụng trong thời gian dài.
3.3 Khi nào cần kiểm định máy ly tâm?
Thời gian kiểm định máy ly tâm thường phụ thuộc vào từng loại máy và yêu cầu của nhà sản xuất. Tuy nhiên, thời gian kiểm định máy ly tâm thường được khuyến nghị là mỗi năm hoặc mỗi 2 năm.
Thời hạn kiểm định máy ly tâm cũng phụ thuộc vào từng loại máy và quy định của pháp luật trong quốc gia sử dụng. Sau khi thời hạn kiểm định hết hạn, máy ly tâm cần được kiểm định lại để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của thiết bị.
Quy trình kiểm định máy ly tâm tại Vinacontrol CE
✍ Xem thêm: Tại sao cần Kiểm định máy chụp PET/CT ?
4. Đăng ký kiểm định máy ly tâm
- Hiện nay, Vinacontrol CE là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị y tế. Chúng tôi đã được thừa nhận và cấp phép kiểm định nhiều loại trang thiết bị y tế khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng tăng của khách hàng;
- Vinacontrol CE có đầy đủ chuyên gia, kiểm định viên lành nghề và am hiểu trang thiết bị y tế, luôn đặt độ an toàn và chính xác lên hàng đầu;
- Chi phí kiểm định trang thiết bị y tế tại Vinacontrol hợp lý, thời gian kiểm định nhanh chóng nhất.
Quý khách hàng cần hỗ trợ kiểm định máy ly tâm liên hệ Vinacontrol CE hotline miễn phí 1800.6083, email vnce@vnce.vn để được phục vụ tốt nhất.
Tin khác