Công bố bánh trung thu | Các quy định & thủ tục mới nhất

Bánh trung thu là một sản phẩm không thể thiếu trong dịp Tết Trung Thu tại Việt Nam, mang ý nghĩa gắn kết gia đình và thể hiện sự trân trọng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng, các cơ sở sản xuất bánh trung thu phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về công bố sản phẩm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các quy định và thủ tục mới nhất trong việc công bố bánh trung thu.

*Đây là bài viết cung cấp thông tin, Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này 

1. Công bố sản phẩm bánh trung thu là gì?

Công bố sản phẩm bánh trung thu là quy trình pháp lý mà doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân sản xuất phải thực hiện trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Quá trình này nhằm đảm bảo rằng bánh trung thu đã được kiểm nghiệm và đạt các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan chức năng, từ đó bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật An toàn thực phẩm năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2018.
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP và Nghị định Nghị định 85/2019/NĐ-CP.
  • Nghị định số 119/2017/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP.
  • Thông tư số 43/2018/TT-BCT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 13/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.

Công bố sản phẩm bánh trung thu

Công bố sản phẩm bánh trung thu

✍  Xem thêm: Công bố chất lượng sản phẩm như thế nào ? Từ A-Z

2. Tại sao cần công bố bánh trung thu?

Các cơ sở sản xuất phải công bố sản phẩm bánh trung thu vì để tuân thủ quy định của nhà nước về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP về tự công bố sản phẩm thì các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm  thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm trừ các sản phẩm được quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này.

Theo đó, khi làm bánh trung thu và có bao gói, chế biến thì cần phải thực hiện hoạt động tự công bố sản phẩm, đây là quy định bắt buộc nếu các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, tổ chức muốn đưa sản phẩm ra lưu thông thị trường. Qua đó các cơ quan chức năng có thẩm quyền có thể biết được chất lượng sản phẩm và quản lý được việc sản phẩm đưa ra thị trường đảm bảo chất lượng.

Ngoài ra, Tự công bố chất lượng sản phẩm sẽ giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng lưu thông hợp pháp trên thị trường, dễ dàng phân phối sản phẩm vào cửa hàng, siêu thị,…

  • Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu và chất lượng sản phẩm giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng trong tương lai
  • Giúp tạo lợi thế cạnh tranh đối với những doanh nghiệp chưa có giấy công bố tiêu chuẩn chất lượng bánh trung thu

Tự công bố chất lượng giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng lưu thông hợp pháp trên thị trường

Tự công bố chất lượng giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng lưu thông hợp pháp trên thị trường

✍  Xem thêm: Công bố chất lượng thực phẩm | Cách làm hồ sơ - Thủ tục 

3. Chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh trung thu

Theo Quyết định số 2169/QĐ-BKHCN thì bánh trung thu phải đáp ứng các chỉ tiêu kiểm nghiệm dựa vào TCVN 12940:2020 đối với bánh nướng và TCVN 12941:2020 đối với bánh dẻo.

Các tiêu chí cơ bản về kiểm nghiệm bánh trung thu bao gồm:

  • Yêu cầu kỹ thuật: Thành phần nguyên liệu; yêu cầu cảm quan; yêu cầu về lý – hóa.
  • Phụ gia thực phẩm;
  • Yêu cầu về an toàn thực phẩm: Giới hạn tối đa kim loại nặng; giới hạn tối đa độc tố vi nấm; giới hạn vi sinh vật;
  • Phương pháp thử;
  • Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản.

Chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh trung thu

Chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh trung thu

✍  Xem thêm: Kinh doanh bánh mỳ, bánh ngọt cần có những giấy phép nào? Chú ý 

4. Quy trình công bố bánh trung thu

4.1 Tài liệu cần chuẩn bị khi làm công bố bánh trung thu

  • Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15.
  • Nhãn chính hoặc nhãn dự thảo đảm bảo ghi đúng thông tin ghi nhãn theo quy định.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh phù hợp (bản sao công chứng).
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ISO 22000/hoặc HACCP (bản sao công chứng).
  • Kết quả kiểm nghiệm bánh trung thu còn hiệu lực trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

4.2 Cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố bánh trung thu

  • Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh nơi doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinhd oanh.
  • Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Sở Y tế – nếu địa điểm kinh doanh ở huyện/tỉnh thành khác.

4.3 Thủ tục tự công bố sản phẩm trung thu

Thủ tục tự công bố sản phẩm trung thu thì các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau đây:

► Bước 1: Kiểm nghiệm sản phẩm bánh trung thu

Doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị mẫu sản phẩm bánh trung thu sau đó lên chỉ tiêu kiểm nghiệm dựa vào quy chuẩn (TCVN) của sản phẩm.

Kiểm nghiệm sản phẩm bánh trung thu tại trung tâm được Bộ Y Tế công nhận;

Thời gian thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm bánh trung thu từ 05 đến 07 ngày làm việc;

Nhận kết quả kiểm nghiệm để tiến hành thực hiện công bố chất lượng sản phẩm.

► Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ tự công bố sản phẩm bánh trung thu bao gồm các giấy tờ sau:

Giấy phép đăng ký kinh doanh ngành nghề (bản photo hoặc scan);

Phiếu kết quả kiểm nghiệm bánh trung thu trong vòng 12 tháng;

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất sản phẩm bánh trung thu;

Sản phẩm mẫu (03 mẫu/sản phẩm);

► Bước 3: Trình tự tự công bố sản phẩm

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 1 Điều 3 Nghị định 155/2018/NĐ-CP) thì trình tự tự công bố sản phẩm bánh trung thu thực hiện các bước sau:

Đầu tiên, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện việc tự công bố sản phẩm bánh trung thu trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm. Trong trường hợp nếu các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chỉ định để lưu trữ hồ sơ trung thu tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

Sau khi thực hiện việc tự công bố chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm; và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.

Khi tự công bố sản phẩm bánh trung thu các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần phải lưu ý những điều sau:

  • Đối với các tài liệu trong hồ sơ tự công bố sản phẩm bánh trung thu cần phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trong trường hợp hồ sơ có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt, được công chứng và đặc biệt tài liệu chưa hết hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm.
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm một loại bánh trung thu thì tổ chức, cá nhân chỉ phải làm thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm và chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức cá nhân có quyền lựa chọn (trừ những sản phẩm phải thực hiện đăng ký tại Bộ Y tế). Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để đăng ký thì các tổ chức, cá nhân lần đăng ký tiếp theo phải đăng ký tại cơ quan đã lựa chọn. Đồng thời, khi nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà nước đã lựa chọn trước đó thì các lần tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đó.
  • Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải công bố lại sản phẩm. Các thay đổi khác có thể thông báo bằng văn bản gửi lên cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Quy trình công bố bánh trung thu

Quy trình công bố bánh trung thu

✍  Xem thêm: Giấy tờ cần có để sản xuất mứt | 9 loại giấy phép cần biết 

5. Quy định xử phạt công bố bánh trung thu

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện trường hợp bán bánh trung thu “tự làm” không có nhãn mác, tiêu chuẩn chất lượng ra thị trường như sau:

STT

Giá trị hàng hóa

Mức phạt

1

Đến 5 triệu đồng

01 – 03 triệu đồng

2

Từ trên 5 triệu đồng – 10 triệu đồng

03 – 06 triệu đồng

3

Từ trên 10 triệu đồng – 20 triệu đồng

06 – 10 triệu đồng

4

Từ trên 20 triệu đồng – 30 triệu đồng

10 – 15 triệu đồng

5

Từ trên 30 triệu đồng – 50 triệu đồng

15 -25 triệu đồng

6

Từ trên 50 triệu đồng – 70 triệu đồng

25 – 35 triệu đồng

7

Từ trên 70 triệu – 100 triệu đồng

35 – 50 triệu đồng

8

từ trên 100 triệu đồng trở lên

50 – 60 triệu đồng

 

Kết luận

Công bố bánh trung thu là một thủ tục bắt buộc và cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng và tuân thủ pháp luật. Việc hiểu rõ các quy định và thủ tục công bố sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh bánh trung thu phát triển bền vững, tránh những rủi ro pháp lý không đáng có.

Tin khác

Khí nhà kính là gì? Giải pháp giảm thiểu khí nhà kính

Khí nhà kính (Greenhouse Gases - GHG) là những loại khí có khả năng giữ nhiệt...

ESG là gì? 3 lý do doanh nghiệp nên đầu tư vào ESG

ESG là từ viết tắt của ba yếu tố chính: Environmental (Môi trường), Social...

Six Sigma là gì? Mô hình Lean Six Sigma

Six Sigma là một phương pháp quản lý chất lượng được phát triển vào những năm...

Khoá học 7 QC Tools | Công cụ quản lý chất lượng

Khóa học 7 QC Tools hay “7 công cụ cơ bản của kiểm soát chất lượng” giúp bạn...

4M 1E là gì? 4 nội dung cần chú ý

4M 1E (viết tắt của Man, Machine, Method, Material và Environment) là một...

Chứng nhận áo giáp chống đạn | Tìm hiểu quy trình từ A-Z

Áo giáp chống đạn là trang bị quan trọng của các nhóm nghề nguy hiểm như lính...

Chứng nhận hợp chuẩn bột bả tường | Hướng dẫn quy trình 6 bước

Bột bả tường là hỗn hợp khô được trộn đều từ xi măng pooc lăng, chất độn mịn,...

Tiêu chuẩn RAS là gì? Quy trình chứng nhận RAS

Tiêu chuẩn Alpaca Có trách nhiệm (Responsible Alpaca Standard) là một bộ tiêu...

Tiêu chuẩn RMS là gì? Chứng nhận RMS như thế nào?

Tiêu chuẩn Mohair Có trách nhiệm (Responsible Mohair Standard - RMS) là một...

Doanh nghiệp xã hội là gì? Thông tin từ A-Z

Bạn có từng nghe đến thuật ngữ "doanh nghiệp xã hội" (DNXH) nhưng không biết...