Chứng nhận Vegan là gì? Tư vấn chứng nhận thuần chay

Nhu cầu ăn chay và tìm đến lối sống xanh đang ngày càng tăng. Ăn chay không những đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ mà còn giúp bảo vệ môi trường sống. Xu hướng ăn chay trên thế giới đã có từ rất lâu và trong những năm gần đây, xu hướng này bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Dẫn đến nhu cầu sử dụng các sản phẩm “chay” và “thuần chay” tăng cao. Theo đó, chứng nhận Vegan thuần chay cho phép khách hàng tiếp cận dễ dàng các sản phẩm thuần chay theo nhu cầu ngay càng tăng cao.

 

*Đây là bài cung cấp thông tin, Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này!

1.  Chứng nhận Vegan là gì?

Theo hai từ điển uy tín thế giới là Oxford và Cambridge. Thuật ngữ “Vegan” dùng để chỉ những người không ăn những thực phẩm từ động vật như thịt, cá,… và không sử dụng các sản phẩm có nguốc từ động vật khác như da, sữa, trứng,…

Chứng nhận Vegan (hay chứng nhận thuần chay) là một quy trình nhằm đánh giá và xác nhận một sản phẩm là “thuần chay” hay “chay”. Quy trình này được tiến hành bởi một tổ chức chứng nhận. Tổ chức này phải đáp ứng các yêu cầu cần thiết và được các Hiệp hội ăn chay uy tín cấp phép, cho phép sử dụng logo của họ. khi chứng nhận một sản phẩm đạt các tiêu chí về sản phẩm “thuần chay” hay “chay” theo quy định của các Hiệp hội ăn chay này.

Cũng giống như các chứng nhận Halal hay Kosher. Chứng nhận Vegan là một chứng nhận tự nguyện được đánh giá bởi các tổ chức có uy tín về việc ăn chay trên thế giới. Nó không tuân theo các quy định hay sự quản lý của nhà nước.

Hiện nay có rất nhiều Hiệp hội ăn chay lớn trên thế giới. Tuỳ và việc bạn muốn sản phẩm của bạn muốn gắn logo của Hiệp hội nào mà bạn sẽ lựa chọn tổ chức chứng nhận phù hợp. Nhưng trước tiên bạn cần tìm hiểu Chứng nhận Vegan là gì? Sản phẩm của bạn có phù hợp với những tiêu chí do Hiệp hội ăn chay đó đặt ra hay không.

Chứng nhận Vegan (hay chứng nhận thuần chay)

Chứng nhận Vegan (hay chứng nhận thuần chay)

✍ Xem thêm: Thủ tục cấp chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm | Hướng dẫn từ A-Z 

2. Tại sao cần có chứng nhận Vegan?

Việc một sản phẩm được cấp chứng nhận Vegan và gắn logo lên sản phẩm giúp những người ăn chay có thể nhanh chóng lựa chọn sản phẩm mà không cần mất thời gian nghiên cứu quá nhiều về bảng thành phần. Điều này đã giúp ích rất nhiều cho những người ăn chay.

Chứng nhận Vegan mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng:

  • Tăng độ tin cậy: Sản phẩm có chứng nhận giúp khách hàng an tâm hơn về nguồn gốc và quy trình sản xuất.
  • Mở rộng thị trường: Đáp ứng nhu cầu của cộng đồng người ăn chay và người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe, môi trường.
  • Bảo vệ môi trường: Sản xuất thuần chay thường giảm thiểu tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và sử dụng tài nguyên bền vững hơn.
  • Nâng cao thương hiệu: Sản phẩm có chứng nhận Vegan sẽ nâng cao hình ảnh thương hiệu, thu hút nhiều khách hàng hơn.

 

Chứng nhận Vegan mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng

Chứng nhận Vegan mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng

✍ Xem thêm: FSMS là gì? Quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm 

3. Những tiêu chuẩn của nhãn chứng nhận Vegan

Tiêu chuẩn

Nội dung tiêu chuẩn

Thành phần động vật

 

Việc sản xuất và / hoặc phát triển sản phẩm và khi áp dụng các thành phần của sản phẩm, không được liên quan, hoặc tham gia, việc sử dụng bất kỳ sản phẩm động vật, sản phẩm phụ hoặc dẫn xuất nào.

Thử nghiệm động vật

 

Việc phát triển và / hoặc sản xuất sản phẩm và khi áp dụng các thành phần của nó, không được tham gia, thử nghiệm bất kỳ loại động vật nào do công ty hoặc đại diện của công ty thực hiện hoặc do các bên tham gia kiểm soát hiệu quả.

Vật biến đổi gen

Việc phát triển và / hoặc sản xuất các sinh vật biến đổi gen (GMO) không được liên quan đến các gen động vật hoặc các chất có nguồn gốc từ động vật. Các sản phẩm được đưa ra để đăng ký có chứa hoặc có thể chứa bất kỳ GMO nào phải được dán nhãn như vậy.

Tiêu chuẩn vệ sinh nhà bếp

Các món ăn được dán nhãn thuần chay phải được chế biến riêng biệt với các món ăn không thuần chay. Như một bề mặt tối thiểu và đồ dùng phải được rửa kỹ trước khi được sử dụng cho nấu thuần chay. Chúng tôi khuyên bạn nên mua một bộ đồ dùng riêng cho mục đích này. Hãy nhận biết về nguy cơ lây nhiễm chéo từ các nguồn không thuần chay trong nhà bếp của bạn và thực hiện tất cả các bước thực tế hợp lý để loại bỏ điều này.

Động vật

 

Vegan Society hiểu từ ‘động vật’ để chỉ toàn bộ vương quốc động vật, đó là tất cả động vật có xương sống và tất cả các động vật không xương sống đa bào. Từ này có thể được sử dụng như một danh từ hoặc một tính từ và để chỉ một loài hoặc một động vật riêng lẻ, tùy thuộc vào ngữ cảnh. Trừ khi có quy định khác, nó thường có nghĩa là động vật không phải con người.

✍ Xem thêm: Chứng nhận hữu cơ là gì? Quy trình như thế nào 

4. Quy trình chứng nhận thuần chay

Bước 1. Nộp hồ sơ:

  • Doanh nghiệp hoàn thành đơn đăng ký trực tuyến, đính kèm danh sách đầy đủ các sản phẩm, thành phần và quy trình sản xuất, gửi đến Tổ chức chứng nhận.
  • Nếu sử dụng chung máy móc hoặc cần cung cấp thông tin về quy trình vệ sinh máy móc, doanh nghiệp phải bổ sung thông tin này.
  • Các sản phẩm chứa đường phải kèm theo xác nhận từ nhà cung cấp rằng đường không được lọc qua than xương.
  • Tổ chức sẵn sàng ký thỏa thuận bảo mật (NDA) nếu có yêu cầu.

Bước 2. Xét duyệt hồ sơ:
Sau khi nhận hồ sơ và phí đăng ký, Tổ chức chứng nhận Vegan sẽ xem xét và liên hệ để yêu cầu bổ sung tài liệu nếu cần.

Bước 3.  Đánh giá sản phẩm:
Tài liệu và sản phẩm sẽ được đánh giá kỹ lưỡng, có thể liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất. Quá trình này có thể mất vài tuần, tùy thuộc vào số lượng sản phẩm và thành phần.

Bước 4. Quyết định chứng nhận:
Sau khi đánh giá, Tổ chức chứng nhận Vegan sẽ từ chối hoặc cấp phép sử dụng dấu chứng nhận trong 12 tháng.

Bước 5. Phí cấp phép:
Phí cấp phép dựa trên tổng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp từ năm trước và cần thanh toán trước khi hoàn tất chứng nhận.

Bước 6. Ký kết và cấp chứng nhận:
Tổ chức chứng nhận Vegan sẽ gửi thỏa thuận để đại diện doanh nghiệp ký, sau đó trả lại bản ký kết và giấy chứng nhận cho phép sử dụng dấu chứng nhận Vegan cho các sản phẩm đã được phê duyệt (không áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp).

Bước 7. Sử dụng dấu chứng nhận:

  • Dấu chứng nhận không được chỉnh sửa hoặc sử dụng để đại diện cho toàn bộ công ty, mà chỉ áp dụng cho từng sản phẩm riêng lẻ.
  • Vi phạm quy định sẽ dẫn đến yêu cầu chỉnh sửa ngay lập tức. Nếu không tuân thủ trong vòng 21 ngày, quyền sử dụng dấu chứng nhận sẽ bị hủy bỏ.

Bước 8. Gia hạn chứng nhận:
Sau 12 tháng, danh sách sản phẩm được phê duyệt sẽ được xem xét lại. Doanh nghiệp cần ký thỏa thuận mới và nộp phí cấp phép để tiếp tục sử dụng dấu chứng nhận.

Bước 9. Thông báo thay đổi:
Doanh nghiệp phải thông báo ngay bằng văn bản nếu có thay đổi thành phần sản phẩm, ngừng kinh doanh, thay đổi địa chỉ hoặc chuyển nhượng công ty. Việc chuyển nhượng không tự động kèm theo quyền sử dụng dấu chứng nhận.

Quy trình chứng nhận Vegan thuần chay

Quy trình chứng nhận Vegan thuần chay

✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 22000 hệ thống an toàn thực phẩm | An toàn - Uy tín 

5. Các thương hiệu của hiệp hội thuần chay toàn cầu

Hiệp hội thuần chay (The vegan society) là một tổ chức từ thiện thuần chay. Thương hiệu và chương trình chứng nhận thuần chay của họ được xem là tiêu chuẩn vàng. Người sáng lập nên hiệp hội này là người đã đặt ra khái niệm về thuật ngữ “thuần chay”. Định nghĩa của họ đã được công nhận trên toàn thế giới.

Nhãn hiệu thuần chay của Hiệp hội này chứng nhận sản phẩm thuần chay được công nhận trên toàn thế giới. Được Hiệp hội thuần chay thành lập vào năm 1990 và đã giúp các sản phẩm thuần chay dễ tiếp cận hơn với người tiêu dùng.

Đăng ký nhãn hiệu giúp các thương hiệu tự tin hơn khi quảng cáo về chứng nhận thuần chay của mình. Nhãn hiệu thuần chay của hiệp hội này xuất hiện trên hơn 65.000 sản phẩm thuần chay trên toàn thế giới. Bao gồm mỹ phẩm, quần áo, thực phẩm, đồ uống, đồ gia dụng và nhiều sản phẩm khác.

 

Một số nhãn chứng nhận Vegan uy tín trên thế giới bao gồm:

  • Vegan Society (Anh Quốc): Là tổ chức đầu tiên giới thiệu khái niệm Vegan và cấp chứng nhận Vegan.
  • PETA’s Beauty Without Bunnies (Mỹ): Tập trung vào mỹ phẩm không thử nghiệm trên động vật.
  • Certified Vegan (Mỹ): Dành cho các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng. Certified Vegan được điều hành bởi Vegan Action, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động nhằm 'loại bỏ sự đau khổ của động vật, giảm tác động đến môi trường và cải thiện sức khỏe con người thông qua chế độ ăn thuần chay'.
  • European Vegetarian Union (EVU): Cấp nhãn V-Label cho các sản phẩm thuần chay tại châu Âu. V-Label được điều hành bởi Liên minh ăn chay Châu Âu (EVU).

Tin khác

Chứng nhận SBP là gì? Chương trình sinh khối bền vững

Chương trình Sinh khối Bền vững (SBP - Sustainable Biomass Program) được...

Nhãn dán sinh thái eco label là gì? 5 thông tin cần chú ý

ECO LABEL hoặc nhãn sinh thái là các dấu hiệu được đặt trên bao bì sản phẩm...

Mã số DUNS là gì? Đăng ký DUNS như thế nào?

Mã số DUNS là ký hiệu viết tắt của Data Universal numbering System. Đây là...

7 loại lãng phí trong sản xuất | Giáp pháp loại bảo lãng phí

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động, quy trình hoặc nguồn tài nguyên...

Sự không phù hợp trong ISO là gì? Lỗi NC trong ISO

Lỗi NC là viết tắt của lỗi Không phù hợp (tiếng anh là Nonconformities). ISO...

Nhân viên ISO là gì? 4 nội dung cần biết

Nhân viên ISO là người phụ trách việc triển khai, duy trì và giám sát hệ...

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 | Hướng dẫn xác định từ A-Z

Bối cảnh của một tổ chức được hiểu là môi trường kinh doanh của một doanh...

Thực trạng áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam | Tư vấn áp dụng

Tại Việt Nam, việc áp dụng ISO 9001 không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho...

Giám định tổn thất hàng hoá | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

Giám định tổn thất hàng hóa là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức...

Cập nhật Thông tư 10/2024/TT-BXD | Quy định mới ngành VLXD

Thông tư 10/2024/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành ngày 01/11/2024 và có hiệu...