Chứng nhận HALAL là gì? Tư vấn tiêu chuẩn thực phẩm Hồi giáo

Hồi giáo là tôn giáo lớn thứ hai thế giới với hơn 2 tỷ người theo Đạo tương đương với 15% dân số toàn cầu. Rõ ràng thị trường Hồi giáo là vô cùng tiềm năng và để có thể khai thác tốt nhất thị trường này đòi hỏi các doanh nghiệp cần tìm hiểu và sản xuất sản phẩm tuân theo các tiêu chuẩn riêng của người Hồi giáo. Theo đó, Chứng nhận HALAL chính  là một giải pháp tối ưu dành cho doanh nghiệp đang có nhu cầu khai thác thị trường Hồi Giáo.

 

1. Chứng nhận HALAL là gì?

1.1 HALAL là gì?

HALAL theo tiếng Ả Rập có nghĩa là hợp pháp, được phép dựa trên việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và phù hợp với các chuẩn mực, giá trị, thiêng luật của đạo Hồi hay theo chuẩn của Kinh Qua’ran. Trái với HALAL là HARAM tức kiêng kị, không được phép. Bên cạnh đó còn có một số vật không xác định rõ ràng là HALAL hay HARAM sẽ được cho là MASHBOOH (Nghi ngờ).

Không chỉ riêng về vấn đề thực phẩm mà tiêu chuẩn HALAL còn bao hàm các phương diện khác như văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội,… và tất cả đều phải dựa theo Thiêng Luật này.

Sản phẩm có chứng nhận HALAL phải không có bất cứ nguyên liệu nào bị Luật Hồi giáo cấm

Sản phẩm có chứng nhận HALAL phải không có bất cứ nguyên liệu nào bị Luật Hồi giáo cấm

 Xem thêm: Hướng dẫn Chứng nhận ISO 22000:2018 | Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm toàn cầu

1.2 Chứng nhận HALAL

Chứng nhận HALAL là hoạt động đánh giá, xác nhận, cấp chứng chỉ cho sản phẩm đạt yêu cầu về các thành phần và đáp ứng các điều kiện trong sản xuất cũng như yêu cầu Tiêu chuẩn HALAL (theo Kinh Qua’ran và luật Shariah). Sản phẩm có chứng nhận HALAL phải không có bất cứ nguyên liệu nào bị Luật Hồi giáo cấm.

Tất cả các tổ chức có tư cách pháp nhân, không phân biệt thành phần kinh tế, quy mô,… đều có thể đăng ký và được đánh giá chứng nhận HALAL. Sau khi được cấp Chứng nhận HALAL doanh nghiệp sẽ được cấp logo HALAL và sử dụng trên bao bì sản phẩm.

 

1.3 Phạm vi chứng nhận HALAL Food

Các sản phẩm buộc phải đạt Chứng nhận HALAL tại các thị trường Hồi giáo gồm có:

  • Thực phẩm và đồ uống (không bao gồm rượu và bia, chất có cồn)
  • Thuốc chữa bệnh
  • Mỹ phẩm
  • Các sản phẩm thực phẩm chức năng
  • Thức ăn chăn nuôi Halal, thức ăn thủy sản Halal
  • Các sản phẩm chăm sóc cá nhân Halal

Bởi đây là những sản phẩm thường chứa nguyên liệu từ động vật hoặc các thành phần khác không được phép đối với người Hồi giáo. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn của chứng nhận HALAL không chỉ liên quan đến nguyên liệu của sản phẩm mà còn bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến, đóng gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển. Do vậy, nếu quy trình sản xuất bị nhiễm bẩn hoặc sử dụng chất cấm thì sản phẩm đó sẽ được coi là HARAM.

SIêu thị dành riêng cho các tín đồ của sản phẩm HALAL

Siêu thị dành riêng cho các tín đồ của sản phẩm HALAL

 Xem thêm: Phân biệt ISO 22000 và HACCP | Tiêu chuẩn quốc tế về quản lý an toàn thực phẩm

2. Điều kiện cơ bản để sản phẩm đạt chứng chỉ HALAL FOOD

Một số điều kiện cơ bản để đạt chứng nhận HALAL cho sản phẩm mà Quý bạn đọc cần biết như sau:

Điều kiện của sản phẩm

Lưu ý

Sản phẩm không phải HARAM hoặc sử dụng những thành phần không phải HARAM phù hợp với các yêu cầu của luật Shari’ah và thiên kinh Qur'an

Tất cả thực phẩm và nguồn thực phẩm đều là HALAL, ngoại trừ:

  • Heo các loại và gấu hoang dã; chó, rắn và khỉ; động vật ăn thịt có móng vuốt và răng trước như sư tử, hổ, gấu và các loài khác tương tự; các loại động vật gây hại như: chuột, động vật nhiều chân, bọ cạp và các loài khác tương tự; các loại không được giết như kiến, ong và chim gõ kiến; chấy, ruồi và các loài khác tương tự.
  • Các loại động vật lưỡng cư; động vật biển không có vẩy (loại gây hại và có chất độc); bất cứ loại động vật nào không được giết thịt theo đúng Luật Hồi giáo; huyết hay thực phẩm có lẫn huyết; bất cứ động vật nào sống ở biển và không được săn, bắt đúng Luật Hồi giáo (không bắt sống từ dưới nước, hay chết do săn bắn).
  • Thực phẩm hữu cơ và rau đều được phép, trừ những loại liên quan đến các sắc lệnh tôn giáo, vì có lẫn các thành phần gây hại, rượu, hay gây say.
  • Động vật bị giết thịt phải đúng luật Hồi giáo chấp nhận; trước khi giết, động vật phải sống và triệu chứng sống phải tồn tại; ngay trước khi giết thịt, câu “Cầu thượng đế” “Besame-Allah” (In the Name of God) phải được đọc rõ; dụng cụ giết bằng thép sắc; trong quá trình giết mổ, khí quản, thực quản, động mạch chính và tất cả các tĩnh mạch cuống họng phải cắt bỏ hoàn toàn; động vật phải quay mặt về Qibla (hướng người Hồi giáo cầu nguyện).

Tổ chức phải có hệ thống kiểm soát sản xuất phù hợp tiêu chuẩn HALAL, hoặc có các yêu cầu đảm bảo chất lượng tương tự; phải đào tạo cho nhân viên, thực hiện đánh giá nội bộ việc áp dụng tiêu chuẩn HALAL …

Thực phẩm HALAL không được phép sản xuất, vận chuyển, lưu kho trong một nhà máy, hay dây chuyền sản xuất thực phẩm (cấm), trừ khi có giám sát viên Hồi giáo tham gia toàn bộ quá trình; bất cứ dụng cụ và thiết bị nào dùng trong sản xuất, vận chuyển, lưu kho thực phẩm HARAM cũng phải rửa sạch, làm khô theo luật Hồi giáo khi dùng cho thực phẩm HALAL.

Dây chuyền sản xuất không lẫn lộn HALAL và HARAM

Đối với các Doanh nghiệp có sản xuất các sản phẩm liên quan đến động vật (không bao gồm thủy sản) bắt buộc áp dụng các yêu cầu nghiêm ngặt hơn.

Chịu sự giám sát sau chứng nhận qua việc xem xét các yếu tố bảo đảm chất lượng và có kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm lấy từ Tổ chức sản xuất và, hoặc thị trường.

 

✍  Xem thêm: F&B là gì? Chiến lược kinh doanh F&B hiệu quả

3. Quy trình đánh giá chứng nhận HALAL

Vinacontrol CE giới thiệu các bước Chứng nhận Halal mới nhất 2023: 

Bước 1: Nộp đơn đăng ký chứng nhận Halal

Khách hàng có nhu cầu đánh giá xác nhận cấp dấu halal nộp 1 bản đăng ký chứng nhận  bao gồm các thông tin về Công ty và các Sản phẩm cần chứng nhận Halal

Bước 2:  Báo giá và ký kết hợp đồng

Sau khi nhận được bản đãng ký chứng nhận. Hội đồng chứng nhận triển khai xem xét, thông báo chi phí tới khách hàng và kèm theo Hợp đồng để tiến hành ký kết hợp đồng.

Bước 3: Khách hàng chuẩn bị Hồ sơ dưới sự hướng dẫn

1. Hợp đồng chứng nhận Halal;

2. Hồ sơ giới thiệu công ty ( bao gồm cả sơ đồ tổ chức);

3. Đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập;

4. Các giấy phép hoạt động (nếu có);

5. Quy trình/Sơ đồ sản xuất các sản phẩm chứng nhận;

6. Các kết quả thí nghiệm của sản phẩm chứng nhận(nếu có);

7. Các chứng chỉ khác như ISO, HACCP, GMP, GAP (nếu có);

8. Đăng kí (nhãn hiệu) của công ty, nếu có;

9. địa chỉ chi nhánh của công ty;

10. Giấy chứng nhận vệ sinh môi trường;

11. Giấy chứng nhận về Phòng cháy chữa cháy;

12. Quy trình xử ly nước thải và các giấy tờ liên quan đến nước thải;

13. Hồ sơ phân tích thí nghiệm;

Bước 4: Đánh giá, Thẩm xét Đơn vị 

  • Ðánh giá Tài liệu;

  • Ðánh giá Hiện trường;

  • Chuẩn bị báo cáo;

  • Chuyên gia đánh giá tiến hành đánh giá và phân tích sau đó sẽ viết một báo cáo;

  • Thẩm xét kỹ thuật;

  •  Sự phù hợp trong đánh giá Halal;

  • Chi phí.

Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận Halal

  • Cấp giấy chứng nhận Halal và cho phép sử dụng logo Halal cho các sản phẩm được kiến nghị sử dụng dấu halal;
  • Thời hạn hiệu lực của chứng chỉ là một 1 năm;
  • Thời gian giám sát: 6 tháng giám sát 1 lần;
  • Ðánh giá chứng nhận lại được thực hiện không muộn hơn một 1 tháng trước ngày hết hạn.

Lưu ý:

  • Chỉ những cơ quan, tổ chức được cấp phép trong lĩnh vực chứng nhận HALAL mới có thẩm quyền đánh giá, cấp chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn này.
  • Chỉ các các sản phẩm vật thể được sản xuất hàng loạt và có nhãn hiệu thương mại rõ ràng thuộc các lĩnh vực mà Nhà nước sở tại cho phép sản xuất mới có thể đăng ký chứng nhận Halal.

 

Tiếp cận thị trường 2 tỷ khách hàng tiềm năng khi chứng nhận HALAL cho sản phẩm

Tiếp cận thị trường Hồi giáo với 2 tỷ khách hàng tiềm năng khi chứng nhận HALAL cho sản phẩm 

✍ Xem thêm: Chứng nhận OCOP là gì? Hướng đi cho sản phẩm truyền thống

4. Tại sao cần chứng nhận HALAL cho sản phẩm?

  • Với chứng nhận HALAL, sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng là người Hồi giáo chiếm 15% dân số thế giới và nhận được sự tin dùng của tệp khách hàng này;
  • Tiêu chuẩn HALAL không chỉ đáp ứng mỗi tiêu chí tôn giáo mà còn là một trong những tiêu chuẩn mới bảo đảm cho người tiêu dùng về sự an toàn và chất lượng sản phẩm;
  • Nâng cao uy tín, hình ảnh của sản phẩm, doanh nghiệp với khách hàng, đối tác; Mở rộng hợp tác thương mại đối với các đối tác có yêu cầu về chứng nhận HALAL.
  • Mở rộng thị trường tiêu thụ ở các nước Hồi giáo cũng như như nơi có cộng đồng người Hồi giáo sinh sống, từ đó nâng cao doanh thu và phát triển doanh nghiệp theo hướng đa quốc gia;
  • Các sản phẩm có chứng nhận HALAL đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe của người dùng, dễ nhận được thiện cảm, ưu ái từ những khách hàng thông thái.

 

Trên đây là thông tin mà các doanh nghiệp cần lưu ý khi đăng ký chứng nhận HALAL cho sản phẩm. Lợi ích chứng nhận HALAL mang lại là rất lớn đối với các doanh nghiệp biết tận dụng cơ hội. Do đó, doanh nghiệp cần chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn HALAL để có thể tiếp cận thị trường thực phẩm Hồi giáo tốt nhất. Mọi thông tin và yêu cầu về dịch vụ của Vinacontrol CE, Quý khách hàng vui lòng liên hệ để Hotline 1800.6083 và email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ sớm nhất!

✅ Thương hiệu Uy tín

⭐ Tư vấn miễn phí

✅ Chi phí thấp nhất

⭐ +3000 Khách hàng hài lòng

✅ Hỗ trợ 24/7

☎️  1800.6083

Tin khác

Chứng nhận hợp quy băng chặn nước PVC | Hồ sơ – Thủ tục

Chứng nhận hợp quy băng chặn nước PVC là hoạt động kiểm tra và thử nghiệm,...

Chứng nhận thạch cao Phospho | Uy tín - Nhanh gọn

Chứng nhận thạch cao phospho là quá trình xác nhận và chứng nhận rằng thạch...

Mô hình servqual là gì? 4 nội dung cần lưu ý

Servqual là viết tắt của Service Quality - chất lượng dịch vụ. Parasuraman &...

Chứng nhận hợp chuẩn phụ gia hóa học cho bê tông theo TCVN 8826:2011

Chứng nhận hợp chuẩn phụ gia hóa học cho bê tông là chứng nhận chất phụ gia...

Sản xuất pate cần xin những giấy phép gì? 9 loại giấy phép cần biết

Sản xuất pate là một ngành công nghiệp thực phẩm quan trọng và đầy tiềm năng....

Chứng nhận phụ gia khoáng cho xi măng | Hồ sơ – Thủ tục

Chứng nhận phụ gia khoáng cho xi măng là quá trình xác minh và công nhận rằng...

CPK là gì? Phân biệt CPK với các chỉ số CP, PPK

CPK là viết tắt của "Process Capability Index" (Chỉ số khả năng quá trình)...

Nâng cao công tác quản lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy | Tin tổng hợp

Liên quan đến Vụ cháy căn nhà 9 tầng, 1 tum xảy ra hồi 23h22' ngày...

Giấy phép cần thiết cho cơ sở sản xuất mua bán khô bò | Chú ý

Nếu bạn đang có kế hoạch hoặc đã kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và mua...

Cơ sở sản xuất xúc xích cần giấy phép gì? Hướng dẫn đăng ký

Nếu cơ sở sản xuất xúc xích làm giấy an toàn thực phẩm không đúng theo quy...