Chứng nhận hợp quy ván gỗ nhân tạo | Hỗ trợ trên toàn quốc

Theo quy định tại Thông tư 04/2023/TT-BXD quy định về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, “Ván gỗ nhân tạo” thuộc “nhóm sản phẩm vật liệu chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp, sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm định hình, ống nhựa polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) và sản phẩm trên cơ sở gỗ” cần phải được chứng nhận chất lượng trước khi lưu thông trên thị trường. Vậy quy trình thực hiện chứng nhận hợp quy ván gỗ nhân tạo theo QCVN 16:2023/BXD như thế nào? Chi phí đánh giá bao nhiêu? Hãy cùng Vinacontrol CE theo dõi bài viết dưới đây:

Video tổng quan về hoạt đánh giá chứng nhận sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng tại Việt Nam

1. Chứng nhận hợp quy ván gỗ nhân tạo - ván sàn là gì?

Chứng nhận hợp quy ván gỗ nhân tạo - ván sàn chính là hoạt động đánh giá, nhận xét tính phù hợp, kết cấu, tình trạng sản phẩm với các yêu cầu của quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD. Cá nhân, tổ chức doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện chứng nhận hợp quy cho sản phẩm ván gỗ để có thế sản xuất, phân phối, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm trên thị trường một cách hợp pháp.

Chứng nhận hợp quy giúp người tiêu dùng có thể tin tưởng vào chất lượng và tính an toàn của sản phẩm, đồng thời cũng là một phương tiện để thúc đẩy sự phát triển bền vững trong ngành công nghiệp gỗ và xây dựng.

Chứng nhận ván gỗ để đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt chuẩn và lợi ích cho doanh nghiệp

Chứng nhận ván gỗ để đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt chuẩn và lợi ích cho doanh nghiệp

✍ Xem chi tiết về QCVN 16:2023 Quy định về hoạt động chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng 

2. Danh mục sản phẩm ván gỗ - ván sàn cần chứng nhận hợp quy 

Danh mục sản phẩm ván gỗ, ván sàn bắt buộc phải chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2023/BXD Quy định của Nhà nước: 

  • Chứng nhận hợp quy ván sợi;
  • Chứng nhận hợp quy ván dăm;
  • Chứng nhận hợp quy ván ghép từ thanh dày;
  • Chứng nhận hợp quy ván ghép từ thanh trung bình;
  • Chứng nhận hợp chuẩn ván sợi – Ván MDF;
  • Chứng nhận hợp chuẩn ván lát sàn nhiều lớp;
  • Chứng nhận hợp chuẩn ván gỗ nhân tạo – Gỗ dán – Ván ghép;
  • Chứng nhận hợp chuẩn ván dăm.

Danh mục các loại ván gỗ được khuyến khích chứng nhận chất lượng và các tiêu chuẩn chất lượng tương ứng được áp dụng hợp chuẩn, bao gồm:

  • Chứng nhận hợp chuẩn ván sàn/ ván trang trí composite gỗ nhựa (TCVN 11352:2016; TCVN 11353:2016);
  • Chứng nhận hợp chuẩn ván gỗ dán (TCVN 7755:2007);
  • Chứng nhận hợp chuẩn ván lạng (TCVN 4358:1986);
  • Chứng nhận hợp chuẩn ván bóc (TCVN 10316:2015);
  • Chứng nhận hợp chuẩn ván sàn tre (TCVN 10314:2015);
  • Chứng nhận hợp chuẩn ván cót ép ( TCVN 10315:2015);
  • Chứng nhận hợp chuẩn ván sàn gỗ (BS EN 13329:2016).

 

Chứng nhận hợp chuẩn ván gỗ được Vinacontrol CE cấp cho doanh nghiệp

Chứng nhận hợp chuẩn ván gỗ được Vinacontrol CE cấp cho doanh nghiệp 

✍ Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết Chứng nhận chất lượng gỗ và sản phẩm gỗ| Uy tín - thủ tục đơn giản

3. Thủ tục chứng nhận hợp quy ván sàn gỗ nhân tạo

  3.1 Đối với sản phẩm ván sàn được sản xuất trong nước

 Quy định tại Điều 5 của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với sản phẩm trong nước. Các sản phẩm hàng hóa sau khi chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 cần phải được công bố hợp quy. Quy trình như sau:

  •    Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy giấy theo mẫu đăng ký chứng nhận của Vinacontrol CE;
  •    Bước 2: Tiến hành ký kết hợp đồng, báo giá;
  •    Bước 3: Tư vấn xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng tại nhà máy (nếu đã có chứng chỉ ISO 9001 thì bỏ qua bước này);
  •    Bước 4: Vinacontrol CE tiến hành đánh giá hợp quy tại nhà máy và lấy mẫu thử nghiệm;
  •    Bước 5: Thẩm xét hồ sơ đánh giá;
  •    Bước 6: Vinacontrol cấp giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm ván sàn nhân tạo. Giấy chứng nhận hợp quy có giá trị 3 năm kể từ ngày cấp;
  •    Bước 7: Công bố hợp quy tại Sở Xây Dựng (Vinacontrol CE sẽ hướng dẫn khách hàng thực hiện bước này).

 

  3.2 Đối với hàng hóa ván sàn nhân tạo nhập khẩu về Việt Nam

Sảm phẩm giấy nhập khẩu cần phải chứng nhận hợp quy hay kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu theo phương thức 7 quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN. Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 chỉ có giá trị hiệu lực đối với lô hàng được đánh giá chứng nhận.

  •    Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy giấy theo mẫu đăng ký chứng nhận của Vinacontrol CE;
  •    Bước 2: Doanh nghiệp nhập khẩu đăng ký thủ tục kiểm tra chất lượng với Hải quan (đối với lô hàng nhập khẩu);
  •    Bước 3: Vinacontrol tiến hành đánh giá, lấy mẫu thử nghiệm của lô hàng (có thể lấy mẫu tại cảng hoặc tại kho hàng);
  •    Bước 4: Vinacontrol CE cấp giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm.

 

Sản phẩm ván gỗ có chứng nhận hợp quy được khách hàng tin dùng và lắp đặt

Sản phẩm ván gỗ có chứng nhận hợp quy được khách hàng tin dùng và lắp đặt 

✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy theo Phương thức 7 là gì? Cách thức thực hiện ra sao

4. Lợi ích khi doanh nghiệp chứng nhận ván gỗ 

Trên thực tế, các doanh nghiệp có chứng nhận hợp quy ván gỗ nhận được vô vàn lợi ích cũng như đạt được những mục tiêu sau:

  • Khẳng định chất lượng sản phẩm sàn gỗ cao cấp trên thị trường quốc tế với chứng nhận hợp chuẩn ván gỗ theo chuẩn;
  • Tuân thủ quy định pháp luật về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy;
  • Nhận được sự tin tưởng, lựa chọn của khách hàng đối tác chuyên nghiệp;
  • Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp;
  • Tăng giá trị của sản phẩm, tăng lợi thế so với những đối thủ chưa thực hiện chứng nhận hợp chuẩn;
  • Sử dụng dấu hợp quy trên bao bì sản phẩm để người mua dễ nhận biết;
  • Đảm bảo, duy trì, kiểm soát tốt chất lượng ván gỗ trong quy trình sản xuất với chứng nhận;
  • Tạo cơ hội cho doanh nghiệp trúng thầu và nhận được các hợp đồng thương mại chất lượng;
  • Tiết kiệm chi phí liên quan đến các sản phẩm lỗi, hỏng trước đó.

 

Dịch vụ chứng nhận vật liệu xây dựng

✅ Hơn 3000 khách hàng hài lòng

✅ Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm

✅ Tiết kiệm chi phí

✅ Đáp ứng các yêu cầu pháp luật

Liên hệ ngay Để lại thông tin Hotline: 1800.6083

 

✍ Xem thêm: Doanh nghiệp ván gỗ có cần ISO 9001 hay không? Tư vấn áp dụng ISO 9001 thực tiễn

5. Đơn vị chứng nhận hợp quy ván gỗ công nghiệp tại Việt Nam

Vinacontrol CE là đơn vị chứng nhận hợp quy ván gỗ uy tín hàng đầu Việt Nam với hơn 65 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chúng tôi thực hiện chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy theo QCVN 16:2023/BXD cho ván gỗ nhân tạo nói riêng và chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng nói chung theo chỉ định của Nhà nước Việt Nam. Sau đây là những lý do khách hàng tin tưởng và hài lòng với dịch vụ chứng nhận của Vinacontrol CE:

  • Vinacontrol là thương hiệu lâu đời hơn 65 năm, có tiếng tăm và chuyên môn được khẳng định, công nhận từ các cơ quan có thẩm quyền;
  • Đội ngũ chuyên gia, chuyên viên tư vấn kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm, tận lực để hỗ trợ khách hàng tốt nhất;
  • Hệ thống chi nhánh văn phòng rộng khắp 3 miền, hỗ trợ doanh nghiệp toàn quốc kịp thời nhanh chóng;
  • Trang thiết bị, phòng thử nghiệm đạt chuẩn, hiện đại, đưa ra kết quả chính xác, nhanh chóng;
  • Hồ sơ đơn giản, thủ tục nhanh gọn – Tiết kiệm chi phí và thời gian cho khách hàng;
  • Chi phí trọn gói – Ưu đãi chiết khấu cho hợp đồng có giá trị lớn.

 

Mọi yêu cầu liên quan đến dịch vụ chứng nhận hợp quy ván gỗ nhân tạo, ván sàn gỗ Quý khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline miễn phí 1800.6083, email vnce@vnce.vn  hoặc chat ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất và nhận tư vấn miễn phí, báo giá từ chuyên gia.

Tin khác

Chứng nhận SBP là gì? Chương trình sinh khối bền vững

Chương trình Sinh khối Bền vững (SBP - Sustainable Biomass Program) được...

Nhãn dán sinh thái eco label là gì? 5 thông tin cần chú ý

ECO LABEL hoặc nhãn sinh thái là các dấu hiệu được đặt trên bao bì sản phẩm...

Mã số DUNS là gì? Đăng ký DUNS như thế nào?

Mã số DUNS là ký hiệu viết tắt của Data Universal numbering System. Đây là...

7 loại lãng phí trong sản xuất | Giáp pháp loại bảo lãng phí

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động, quy trình hoặc nguồn tài nguyên...

Sự không phù hợp trong ISO là gì? Lỗi NC trong ISO

Lỗi NC là viết tắt của lỗi Không phù hợp (tiếng anh là Nonconformities). ISO...

Nhân viên ISO là gì? 4 nội dung cần biết

Nhân viên ISO là người phụ trách việc triển khai, duy trì và giám sát hệ...

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 | Hướng dẫn xác định từ A-Z

Bối cảnh của một tổ chức được hiểu là môi trường kinh doanh của một doanh...

Thực trạng áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam | Tư vấn áp dụng

Tại Việt Nam, việc áp dụng ISO 9001 không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho...

Giám định tổn thất hàng hoá | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

Giám định tổn thất hàng hóa là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức...

Cập nhật Thông tư 10/2024/TT-BXD | Quy định mới ngành VLXD

Thông tư 10/2024/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành ngày 01/11/2024 và có hiệu...