An toàn điện là gì? 7 Biện pháp đảm bảo an toàn điện
Điện là nguồn năng lượng cơ bản được sử dụng cho đời sống sản xuất. Tuy nhiên, việc sử dụng điện tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng, tổn thương đến sức khoẻ, tính mạng của con người và nhiều trường hợp khác có thể xảy ra hiện tượng chập, cháy. Do đó, việc tìm hiểu kỹ các khái niệm về an toàn điện người dùng có thể có được các biện pháp toàn điện tốt nhất.
1. An toàn điện là gì?
Khái niệm an toàn điện có thể hiểu là một chuỗi các biện pháp ứng phó để đề phòng sự cố xảy ra tại nạn điện. Những biện pháp an toàn điện giúp chúng ta được bảo vệ tốt hơn khi tiếp xúc, làm việc trong môi trường có nguy cơ xảy ra tai nạn điện như các nhà máy, phân xưởng, công trình, …. tránh khỏi các tổn thương như điện giật, bỏng, tổn thương nội tạng.
Cơ sở pháp lý:
- Nghị định 14/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện lực về an toàn điện;
- Nghị định 51/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 14/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Điện lực về an toàn điện.
Để bảo đảm an toàn điện, đòi hỏi phải có đủ các điều kiện và tác nhân tác động hữu hiện bao gồm các chính sách pháp luật ATVSLĐ; con người lao động, sự nhận thức; những người lãnh đạo, phụ trách ATVSLĐ có sự quan tâm đúng mức; công tác đào tạo ngành nghề, tay nghề; đào tạo an toàn lao động chất lượng; nguồn vốn, kinh phí; trang cụ và thiết bị tiêu chuẩn an toàn; tiêu chuẩn ISO. Các nội quy an toàn lao động; chính sách an toàn lao động chi tiết, các chế độ chế tài, thưởng phạt nghiêm…
An toàn điện có thể hiểu là một chuỗi các biện pháp ứng phó để đề phòng sự cố xảy ra tại nạn điện
✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 45001 uy tín| Hệ thống quản lý an toàn sức khoẻ nghề nghiệp
2. Nguyên tắc an toàn điện
Tuân thủ những nguyên tắc an toàn điện trong quá trình sử dụng các thiết bị điện sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp hạn chế được nhiều rủi ro và thiệt hại liên quan tới tài sản, thậm chí là tính mạng. Dưới đây là một số nguyên tắc cần chú ý tuân thủ:
- Đảm bảo người dùng phải được đào tạo về phương thức vận hành thiết bị điện trước khi thực hiện thao tác.
- Dây cắm phải đủ tải, các vị trí ổ cắm phải thuận lợi. Không nên sử dụng quá nhiều phích cắm chung một ổ
- Đường dây điện bố trí sắp xếp phải gọn gàng. Nhằm đảm bảo phòng tránh tai nạn điện cũng như hạn chế rủi ro chập, cháy điện.
- Cần phải đảm bảo thiết bị, ổ cắm điện lắp đặt trên cao, đảm bảo khoảng cách >1m so với mặt đất. Nhằm tránh quá trình tiếp xúc của trẻ em.
- Yêu cầu người nhân viên lắp đặt hệ thống điện phải có kiến thức chuyên môn cao. Đồng thời có kinh nghiệm thi công nhiều dự án tương đường.
- Khi phát hiện sự cố rò rỉ hay hư hỏng thiết bị điện hoặc đường dây dẫn thì phải ngưng sử dụng điện ngay lập tức.
- Không sử dụng thiết bị không người lái hoặc thả diều gần các đường dây điện
- Tuyệt đối không sử dụng dây điện kém chất lượng và thiết bị điện chất lượng thấp.
- Khi tiến hành sửa chữa, bảo trì thiết bị điện cần phải có kiến thức chuyên môn cao. Và đảm bảo thiết bị bảo hộ trước khi thực hiện công việc.
Khi tiến hành sửa chữa, bảo trì thiết bị điện cần phải có kiến thức chuyên môn cao
✍ Xem thêm: Kiểm định trạm biến áp | Thủ tục nhanh gọn - Hồ sơ uy tín
3. Yêu cầu tiêu chuẩn chung về an toàn điện
Nghị định 14/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện. Trong đó đưa ra yêu cầu chung về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện để sản xuất:
- Đối với các nhà máy điện, trạm điện, đường dây dẫn điện chuẩn bị đưa vào khai thác, sử dụng, chủ đầu tư phải bàn giao đầy đủ tài liệu thiết kế, thi công, hoàn công và các tài liệu kỹ thuật khác theo quy định của pháp luật về xây dựng cho đơn vị quản lý vận hành
- Chủ đầu tư phải có đầy đủ các tài liệu thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, các tài liệu hoàn công xây lắp và các tài liệu kỹ thuật khác theo quy định của pháp luật về xây dựng bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành;
- Chủ đầu tư các dự án nhà máy điện, trạm điện, đường dây dẫn điện phải thực hiện công tác thí nghiệm, hiệu chỉnh từng phần và toàn bộ hệ thống các trang thiết bị trong dây chuyền công nghệ phát điện, truyền tải và phân phối điện để bảo đảm phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các thông số quy định trong thiết kế đã được duyệt. Hồ sơ thí nghiệm, hiệu chỉnh phải được đưa vào biên bản nghiệm thu từng phần và toàn bộ dự án.
- Đối với đoạn đường dây dẫn điện trên không vượt qua nhà ở, công trình có người sinh sống, làm việc bên trong và nơi thường xuyên tập trung đông người thì các chế độ vận hành của đường dây không được vượt quá tiêu chuẩn, định mức quy định.
- Có đầy đủ các tài liệu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn điện; các hướng dẫn như: Quy trình, nội quy và biện pháp tổ chức thực hiện các quy định về an toàn điện tại cơ quan, doanh nghiệp trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn điện hiện hành. Thiết lập hồ sơ, lý lịch, tài liệu kỹ thuật liên quan đến thiết bị điện và tổ chức quản lý theo quy định.
- Tại các vị trí vận hành phải có đầy đủ các quy trình: Vận hành thiết bị, xử lý sự cố điện; sơ đồ lưới điện, nội quy phòng cháy, chữa cháy, sổ nhật ký vận hành, dụng cụ, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, biển cấm, biển báo và các dụng cụ, phương tiện khác theo quy định.
Đảm bảo người sử dụng được đào tạo về an toàn điện
✍ Xem thêm: Đào tạo và cấp thẻ an toàn điện | Quy định mới nhất
Bố trí người lao động làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây điện hoặc thiết bị điện phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
- Được đào tạo về nghiệp vụ, kỹ thuật đúng yêu cầu ngành nghề;
- Được huấn luyện và cấp thẻ an toàn điện.
- Sử dụng các thiết bị, dụng cụ điện có chứng chỉ chất lượng hoặc nhãn mác đăng ký chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định pháp luật khác có liên quan. Các thiết bị, dụng cụ điện phải được kiểm định an toàn kỹ thuật theo đúng quy định.
- Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết về danh mục trang thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định; nội dung kiểm định; hình thức, chu kỳ kiểm định; quy trình kiểm định; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng cụ điện
- Xây dựng, ban hành kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn sự cố, tai nạn. Trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn về điện, phải nhanh chóng áp dụng các biện pháp cần thiết để cấp cứu người bị nạn, giảm nhẹ thiệt hại về người, tài sản; phải tổ chức điều tra xác định, phân tích nguyên nhân; kiểm điểm, xác định trách nhiệm.
- Tổ chức hoặc tham gia tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về công tác an toàn điện.
- Thực hiện việc thống kê, báo cáo tai nạn điện, vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
Cần xây dựng, ban hành kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn sự cố, tai nạn
✍ Xem thêm: Đào tạo an toàn lao động 6 nhóm | Cấp thẻ an toàn điện
4. Một số tiêu chuẩn an toàn điện
Thông tin tiêu chuẩn an toàn điện của một số vật liệu, thiết bị điện được sử dụng phổ biến
TCVN 2295 -78 |
Tủ điện của thiết bị phân phối trọn bộ và của trạm biến áp trọn bộ – Yêu cầu an toàn |
TCVN 2329-78 |
Vật liệu cách điện rắn – Phương pháp thử – Điều kiện tiêu chuẩn của môi trường xung quanh và việc chuẩn bị mẫu |
TCVN 2330 – 78 |
Vật liệu cách điện rắn – Phương pháp xác định độ bền điện với điện áp xoay chiều tần số công nghiệp |
TCVN 2572 – 78 |
Biển báo về an toàn điện |
TCVN 3144 – 79 |
Sản phẩm kỹ thuật điện – Yêu cầu chung về an toàn |
TCVN 3145-79 |
Khí cụ đóng cắt mạch điện, điện áp đến 1000V – Yêu cầu an toàn |
TCVN 3259 – 1992 |
Máy biến áp và cuộn kháng điện lưc – Yêu cầu an toàn |
TCVN 3620-1992 |
Máy điện quay – Yêu cầu an toàn |
TCVN 3623 – 81 |
Khí cụ điện chuyển mạch điện áp đến 1000V – Yêu cầu kỹ thuật chung |
TCVN 3718-82 |
Trường điện tần số Ra-đi-ô. Yêu cầu chung về an toàn |
TCVN 4086-85 |
An toàn điện trong xây dựng – Yêu cầu chung |
TCVN 4114-85 |
Thiết bị kỹ thuật điện có điện áp lớn hơn 1000V Yêu cầu an toàn |
TCVN 4115 – 85 |
Thiết bị ngắt điện bảo vệ người dùng ở các máy và dụng cụ điện di động có điện áp đến 1000 V – Yêu cầu kỹ thuật chung |
TCVN 4163-85 |
Máy điện cầm tay – Yêu cầu an toàn |
TCVN 4726 – 89 |
Kỹ thuật an toàn Máy cắt kim loại – Yêu cầu đối với trang bị điện |
TCVN 5180-90 (STBEV 1727-86) |
Pa lăng điện – Yêu cầu chung về an toàn |
TCVN 5334-1991 |
Thiết bị điện kho dầu và sản phẩm dầu |
TCVN 5556 – 1991 |
Qui phạm kỹ thuật an toàn trong thiết kế và lắp đặt |
TCVN 5699-1:1998 |
Thiết bị hạ áp – Yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật |
(IEC 335-1:1991) |
An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện tương tự |
TCVN 5717 – 1993 |
Van chống sét |
TCVN 6395-1998 |
Thang máy điện – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt |
TCXD 46:1984 |
Chống sét cho các công trình xây dựng – Tiêu chuẩn thiết kế, thi công. |
✍ Xem thêm: Kiểm định tháng máy thang cuốn | Tiết kiệm chi phí - Hỗ trợ toàn quốc
5. Biện pháp đảm bảo an toàn điện
Việc tuân theo những nguyên tắc đảm bảo an toàn điện là biện pháp hạn chế tối đa những yếu tố tác động ảnh hưởng đến tài sản, sức khoẻ và tính mạng con người. Đặc biệt, đây còn là yếu tố cần phải tuân thủ trong quá trình sử dụng cũng như thi công sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng đường điện, thiết bị điện,… Có nhiều biện pháp được thực hiện để đảm bảo an toàn điện. Dưới đây là một số biện pháp quan trọng:
5.1 Đảm bảo hệ thống điện được thiết kế và xây dựng đúng quy cách
Các hệ thống điện cần được thiết kế và xây dựng theo các quy định và tiêu chuẩn an toàn như quy định của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (IEC) và quy định của cơ quan quản lý địa phương.
5.2 Sử dụng các thiết bị bảo vệ
Đảm bảo sử dụng các thiết bị bảo vệ như cầu dao, CB (circuit breaker), RCD (residual current device) để ngắt kết nối điện khi xảy ra sự cố như quá tải, ngắn mạch hay rò rỉ dòng điện.
5.3 Tiến hành kiểm tra, bảo trì và sửa chữa định kỳ
Thực hiện các hoạt động kiểm tra, bảo trì và sửa chữa định kỳ cho hệ thống điện và các thiết bị điện để phát hiện và khắc phục các vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở thành nguy cơ thực sự.
5.4 Sử dụng và bảo quản đúng cách
Sử dụng thiết bị điện và công cụ điện theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tuân thủ các quy tắc an toàn. Bảo quản các dụng cụ điện trong điều kiện sạch sẽ, khô ráo và tránh tiếp xúc với nước hoặc môi trường có nguy cơ.
5.5 Đào tạo an toàn điện
Đảm bảo người sử dụng được đào tạo về an toàn điện, bao gồm cách sử dụng thiết bị điện, nhận biết nguy hiểm điện, và biết cách hành động trong trường hợp xảy ra sự cố.
5.6 Bảo vệ cá nhân
Sử dụng trang thiết bị bảo hộ cá nhân như mũ bảo hiểm, găng tay cách điện, áo bảo hộ, kính bảo hộ và giày bảo hộ để bảo vệ người lao động khỏi các nguy cơ điện.
5.7 Xây dựng hệ thống cảnh báo và phản ứng sự cố
Cài đặt các hệ thống cảnh báo sớm và phản ứng nhanh chóng trong trường hợp xảy ra sự cố điện như cháy, rò rỉ điện hay nguy cơ điện gây thương tích.
Vinacontrol CE hỗ trợ tiến hành kiểm định định kỳ các thiết bị điện
Những biện pháp trên là một số ví dụ cơ bản, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn điện toàn diện, cần tùy thuộc vào các yếu tố như loại hệ thống điện, môi trường sử dụng và các quy định cụ thể áp dụng. Vinacontrol CE cung cấp cho khách hàng các giải pháp hiệu quả trong công tác an toàn điện. Bao gồm:
- Chứng nhận ISO 45001 – Hệ thống quản lý an toàn sức khoẻ nghề nghiệp
- Kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị điện, hệ thống điện
- Kiểm định hệ thống chống sét
- Huấn luyện an toàn lao động
- Quan trắc môi trường lao động
- Chứng nhận hợp quy máy móc thiết bị
- Chứng nhận hợp chuẩn máy móc thiết bị
Mọi yêu cầu về dịch vụ của Vinacontrol CE, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn hoặc chat ngay với chuyên viên để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!
Tin khác