Thủ tục nhập khẩu thanh nhôm định hình | 5 Nội dung chú ý

Nhôm định hình là những loại nhôm đã qua quá trình xử lý kim loại nhằm phát huy tối đa các đặc tính vật lý của nhôm. Đây là vật liệu được ứng dụng rộng trong các ngành công nghiệp và được nhập khẩu nhiều từ nước ngoài vào Việt Nam. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu tốt nhất về thủ tục nhập khẩu thanh nhôm định hình. Vinacontrol CE sẽ cung cấp các thông tin sau.

 

1. Chính sách thủ tục nhập khẩu thanh nhôm định hình

Các Thông tư, Nghị định hướng dẫn chi tiết về thủ tục nhập khẩu thanh nhôm định hình:

  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC;
  • Thông tư số 19/2019/TT-BXD;
  • Thông tư số 2942/QĐ-BCT;
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP.

Theo quy định Pháp luật hiện hành thì thanh nhôm định hình không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên cần lưu ý Thanh nhôm định hình đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Ngoài ra, thanh định hình nhôm phải được kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu theo Thông tư 19/2019/TT-BXD và chịu thuế chống bán phá giá theo Thông tư 2942/QĐ-BCT.

Tựu chung, doanh nghiệp cần lưu ý những chính sách nhập khẩu sau:

  • Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ cần phải hoàn thành khi làm thủ tục nhập khẩu;
  • Thanh nhôm định hình khi nhập khẩu phải làm kiểm tra chất lượng thì mới được phép lưu thông trên thị trường;
  • Hàng được phép lưu thông trên thị trường khi tờ khai hải quan đã được cấp phép thông quan;
  • Nhôm định hình phải chịu thuế chống bán phá giá theo Thông tư 2942/QĐ-BCT;
  • Giấy chứng nhận xuất xứ rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu. Đây là chứng từ sử dụng để hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt;
  • Những chứng từ gốc cần phải chuẩn bị trước khi làm thủ tục nhập khẩu, tránh tình trạng bị lưu bãi, lưu kho hàng hóa.

 

Lưu ý Thanh nhôm định hình đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu

Lưu ý Thanh nhôm định hình đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu

✍  Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu kính xây dựng | Quy trình chi tiết

2. Mã HS thanh nhôm định hình nhập khẩu

Doanh nghiệp cần xác định chính xác mã HS của lô hàng được nhập khẩu để biết được các chính sách và mức thuế sẽ áp dụng đối với sản phẩm

Mã HS thanh nhôm định hình

Mô tả

Mã hs

Thuế NK ưu đãi

(%)

Thanh và que bằng nhôm không hợp kim.

7604 10 10

5%

Nhôm hình không hợp kim, loại khác.

7604 10 90

10%

Nhôm dạng hình rỗng, loại khác.

7604 21 90

10%

Thanh và que nhôm được ép đùn

7604 29 10

5%

Thanh nhôm hợp kim dạng khác.

7604 29 90

10%

Theo biểu thuế xuất nhập khẩu thì thuế nhập khẩu của thanh nhôm định hình từ 5% – 15%. Ngoài ra thanh nhôm định hình còn chịu thuế chống bán phá giá theo Thông tư 2942/QĐ-BCT. Thuế GTGT của thanh nhôm định hình là 8% hoặc 10%.

Ngoài ra có mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Áp dụng cho các mặt hàng được nhập khẩu từ các quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có ký hiệp định thương mại. Để hưởng được mức thuế ưu đãi đặc biệt thì cần phải có chứng nhận xuất xứ.

 Thanh nhôm định hình chịu thuế chống bán phá giá theo Thông tư 2942/QĐ-BCT

Thanh nhôm định hình chịu thuế chống bán phá giá theo Thông tư 2942/QĐ-BCT

✍  Xem thêm: Kiểm tra chất lượng thanh nhôm định hình nhập khẩu | Tiết kiệm chi phí

3. Thuế nhập khẩu thanh nhôm định hình  

Doanh nghiệp phải hoàn thành các nghĩa vụ về việc nộp thuế nhập khẩu khi thực hiện thủ tục nhập khẩu thanh nhôm định hình. Thuế nhập khẩu bao gồm 02 loại chính đó là:

  • Thứ nhất, Thuế nhập khẩu. Được xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức: Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
  • Thứ hai, Thuế giá trị gia tăng. Được xác định theo công thức: Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x A%.

Trị giá CIF được xác đinh bằng trị giá xuất xưởng của hàng hóa, cộng với tất cả các chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.

Thuế nhập khẩu của thanh nhôm định hình khá cao. Vì thế, khi làm thủ tục nhập khẩu người nhập khẩu nên quan tâm đến chứng nhận xuất xứ để được áp mức thuế ưu đãi đặc biệt. Đối với hàng hóa được nhập khẩu từ các quốc gia như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Chi Lê, Châu Âu, Úc, Ấn Độ và các nước Asean.

 

Doanh nghiệp phải hoàn thành các nghĩa vụ về việc nộp thuế nhập khẩu

Doanh nghiệp phải hoàn thành các nghĩa vụ về việc nộp thuế nhập khẩu

4. Hồ sơ thủ tục nhập khẩu thanh định hình nhôm

Bộ hồ sơ nhập khẩu doanh nghiệp cần chuẩn bị bao gồm:

  • Tờ khai hải quan;
  • Hóa đơn thương mại (commercial invoice);
  • Vận đơn (Bill of lading);
  • Danh sách đóng gói (Packing list);
  • Hợp đồng thương mại (Sale contract);
  • Bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng;
  • Chứng nhận xuất xứ (certificate of origin);
  • Catalog.

✍  Xem thêm: Quy trình nhập khẩu hàng hoá | Tìm hiểu chi tiết

5. Thủ tục nhập khẩu thanh nhôm định hình

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu

Theo đó, thanh định hình (profile) nhôm và hợp kim nhôm nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2 thuộc Bộ Xây dựng quản lý. Vì vậy cần kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu khi tiến hành thông quan hàng hóa. Vinacontrol CE hỗ trợ doanh nghiệp kiểm tra chất lượng thanh nhôm định hình nhập khẩu trên toàn quốc.

Doanh nghiệp hãy liên hệ Vinacontrol CE để có thể đăng ký kiểm tra và nhận hỗ trợ nhanh nhất cho thủ tục nhập khẩu.

Bước 2: Chuẩn bị bộ chứng từ khai báo hải quan

Sau khi có giấy báo hàng đến, doanh nghiệp sẽ tiến hành khai báo hải quan ra tờ khai phân luồng và làm đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu.

Bộ hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu
  • Contract, Invoice, Packing List
  • Tờ khai phân luồng hải quan
  • Hình ảnh, mẫu nhãn sản phẩm

 Thời gian thực hiện 1,2 ngày ra số đăng ký kiểm tra

Lưu ý: Theo Công văn mới nhất của Bộ Xây dựng thì cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá vật liệu xây dựng nhập khẩu là Sở Xây dựng địa phương tại nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.

Vì vậy doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh tại địa phương nào thì đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu tại địa phương đó.

Nếu hàng hóa có chứng nhận hợp quy trước khi hàng về, Sở Xây dựng sẽ ra thông báo kiểm tra hàng đạt chất lượng luôn để làm thông quan hàng hóa ngay.

Bước 3: Nộp bộ hồ sơ hải quan xin mang hàng về bảo quản

Sau khi đăng ký làm kiểm tra chất lượng với Sở Xây dựng địa phương, doanh nghiệp tiến hành nộp bộ hồ sơ hải quan xin mang hàng về bảo quản

Bộ hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai hải quan
  • Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Bill (Vận đơn)
  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng đã thực hiện ở bước trên
  • Công văn xin đưa hàng về bảo quản 

Bước 4: Lấy mẫu và gửi đi kiểm nghiệm

Sau khi hoàn thành các bước trên, doanh nghiệp có thể lấy mẫu và gửi mẫu đi thử nghiệm để ra chứng nhận hợp quy. Khi đã có chứng nhận, doanh nghiệp nộp kèm hồ sơ cho bên Sở Xây dựng. Sở sẽ căn cứ vào đó để ra thông báo kiểm tra hàng đạt chất lượng hay không. Và đây cũng chính là căn cứ để nộp hải quan thông quan hàng.

Lưu ý: Các bước này dành cho lô hàng nhập khẩu chưa có chứng nhận hợp quy trước khi thông quan.

Tham vấn giá: mặt hàng thuộc diện quản lý rủi ro về giá, tùy từng mặt hàng có thể hải quan sẽ đề nghị tham vấn giá. Do đó cần chuẩn bị các chứng từ liên quan tới lô hàng để tiến hành làm việc với hải quan.

Thủ tục nhập khẩu thanh nhôm định hình

Thủ tục nhập khẩu thanh nhôm định hình

Trên đây là những thông tin xung quanh thủ tục nhập khẩu thanh nhôm định hình. Hy vọng với bài viết này, Doanh nghiệp sẽ nắm rõ các chính sách về thuế, hồ sơ cũng quy trình của thủ tục nhập khẩu. Vinacontrol CE là đơn vị kiểm tra chất lượng thanh nhôm định hình nhập khẩu uy tín tại Việt Nam. Mọi yêu cầu về dịch vụ kiểm tra chất lượng thanh nhôm định hình nhập khẩu, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

Tin khác

OHSAS 18001 - Hệ thống quản lý Sức khoẻ và An toàn

Chứng nhận OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến những yêu cầu...

Công bố hợp quy là gì? Hướng dẫn thủ tục công bố nhanh

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch...

Chứng nhận hợp chuẩn là gì? Lợi ích khi đạt giấy chứng nhận

Chứng nhận hợp chuẩn hay chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn là việc xác nhận đối...

Kiểm định - Hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Phương tiện đo lường là những công cụ, thiết bị vô cùng phổ biến trong sản...

Giám định thiết bị, máy móc, dây chuyền

Giám định máy móc thiết bị là sử dụng những phương pháp và trang thiết bị đo...

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo BS EN 14891:2017

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo tiêu chuẩn BS EN 14891:2017...

Bơm tiêm điện là gì? Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm điện đúng cách

Bơm tiêm điện là thiết bị không thể thiếu tại các cơ sở y tế. Thiết bị này...

Thử nghiệm vật liệu cách nhiệt | Tư vấn từ A-Z

Thử nghiệm vật liệu cách nhiệt là quá trình kiểm tra và đánh giá các đặc tính...

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), Vinacontrol CE...

Chứng nhận kính hộp gắn kín cách nhiệt theo TCVN 8260:2009

Chứng nhận hợp chuẩn kính hộp gắn kín cách nhiệt là quá trình kiểm tra và...