Thử nghiệm vữa xây dựng | Tư vấn từ A-Z

Trong lĩnh vực xây dựng, chất lượng của vữa đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo độ bền vững và an toàn cho công trình. Tuy nhiên, để đạt được tiêu chuẩn cao nhất, việc thử nghiệm vữa xây dựng là quy trình hết sức quan trọng và không thể thiếu. Dưới đây là các lưu ý khi tiến hành thử nghiệm vữa xây dựng.

 

1. Thử nghiệm vữa xây dựng là gì?

Vữa xây dựng là vật liệu hỗn hợp do con người tạo ra được tạo ra nhờ quá trình trộn lẫn của các chất kết dính vô cơ, cốt liệu, phụ gia và nước theo một tỉ lệ nhất định. Sau khi đông kết thì chúng có khả năng kết dính giữa các cấu kiện xây dựng và chịu lực tốt.

Thử nghiệm vữa xây dựng là quá trình kiểm tra và đánh giá các tính chất vật lý và hóa học của vữa sử dụng trong các công trình xây dựng. Mục đích của việc thử nghiệm này là đảm bảo rằng vữa đạt tiêu chuẩn về cường độ, độ dẻo, thời gian đông kết và các đặc tính khác theo yêu cầu kỹ thuật.

✍  Xem thêm: Chứng nhận hợp quy xi măng theo QCVN 16:2023/BXD  - Tư vấn chi tiết 

Tên sản phẩm

Tiêu chuẩn phương pháp thử

1. Vữa xây dựng

 

  • Xác định kích thước hạt cốt liệu lớn nhất
  • Độ lưu thông của vữa tươi
  • Khối lượng thể tích của vữa tươi
  • Khả năng giữ độ lưu động của vữa tươi
  • Thời gian bắt đầu đông kết của vữa tươi
  • Khối lượng thể tích mẫu vữa đóng rắn
  • Độ chảy lỏng

TCVN 3121-1,3,6,8,9,10:2003

  • Xác định độ uốn, nén của vữa
  • Cường độ bám dính của vữa đã đóng rắn
  • Hàm lượng ion clo hòa tan trong nước
  • Độ hút nước của vữa đã đóng rắng

TCVN 3121-11,12,17,18:2003

 

Thử nghiệm vữa xây dựng để đảm bảo và chứng minh chất lượng sản phẩm

Thử nghiệm vữa xây dựng để đảm bảo và chứng minh chất lượng sản phẩm 

✍  Xem thêm: Thử nghiệm cốt liệu | Kết quả chính xác – Quy trình đơn giản

2. Tiêu chuẩn thử nghiệm vữa xây dựng TCVN 3121-2:2003

 

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3121-2:2003

VỮA XÂY DỰNG - PHƯƠNG PHÁP THỬ

PHẦN 2: LẤY MẪU VÀ CHUẨN BỊ MẪU THỬ

Mortar for masonry - Test methods

Part 2: Sampling and preparation of sample

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu vữa tươi và vữa khô trộn sẵn.

2. Định nghĩa

Các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn này được định nghĩa như sau:

2.1 Lô (lot): Lượng vữa được sản xuất trong điều kiện được coi là đồng nhất. Sau khi thử nghiệm, lượng vữa này được đánh giá là “phù hợp” hay “không phù hợp”.

2.2 Mẫu đơn (increment): Lượng vữa được lấy bằng mỗi thao tác có sử dụng thiết bị lấy mẫu.

2.3 Mẫu cục bộ (spot sample): Mẫu được lấy tại một thời điểm và từ một vị trí. Mẫu cục bộ có thể được tạo nên từ các mẫu đơn liên tiếp.

2.4 Mẫu gộp (bulk sample): Tập hợp của các mẫu đơn nhằm đại diện cho lô lấy mẫu.

2.5 Mẫu thử (test sample): Mẫu rút gọn từ mẫu gộp dùng cho các phép thử nghiệm.

3. Thiết bị, dụng cụ

 - môi, thìa xúc bằng thép hoặc nhựa cứng, dung tích không nhỏ hơn 1 lít;

- một số thùng chứa khô, sạch có nắp đậy kín

-  bay và dao nề;

- xẻng;

- cân kỹ thuật, chính xác đến 1gam;

- máy trộn (nếu có).

4. Lấy mẫu

4.1 Lấy mẫu tại hiện trường

4.1.1Vữa tươi

a) Vữa tươi sản xuất ở trạm trộn: Dùng dụng cụ thích hợp ở điều 3, lấy 3 mẫu cục bộ ở lúc bắt

đầu, giữa và cuối của quá trình đổ vữa ra khỏi thùng trộn.

b) Vữa tươi trên phương tiện vận chuyển: Dùng dụng cụ thích hợp ở điều 3, lấy 3 mẫu cục bộ ở 3 vị trí có độ sâu khác nhau trên phương tiện vận chuyển.

c) Vữa tươi trộn tại công trường. Dùng dụng cụ thích hợp ở điều 3, lấy 3 mẫu cục bộ ở 3 vị trí khác nhau trong 1 mẻ trộn.

4.1.2Vữa khô trộn sẵn

Dùng dụng cụ thích hợp ở điều 3, lấy 3 mẫu cục bộ ở 3 bao chứa khác nhau sao cho mẫu đại diện cho toàn bộ lô.

4.2 Mẫu gộp

Khối lượng các mẫu đơn được lấy sao cho mẫu gộp từ các mẫu đơn đó có thể tích/khối lượng không nhỏ hơn 20 lít (với vữa tươi) hoặc 15kg (với vữa khô).

Các mẫu gộp từ vữa khô trộn sẵn được chứa trong bao cách ẩm, các mẫu gộp từ vữa tươi được đựng trong các vật chứa không thấm nước đã được lau khô. Các vật chứa đảm bảo được đậy hoặc buộc kín. Các mẫu vữa ngay sau khi lấy tại công trường được đưa về phòng thí nghiệm để thử các chỉ tiêu cần kiểm tra.

5. Chuẩn bị mẫu thử

5.1 Vữa tươi

Mẫu gộp vữa tươi phải được trộn lại khoảng 30 giây trong chảo đã lau bằng khăn ẩm. Rút gọn mẫu theo phương pháp chia tư sao cho khối lượng mẫu để thử mỗi tiêu phải lớn hơn 1,5 lần lượng vữa cần thiết cho thử nghiệm từng chỉ tiêu.

5.2 Vữa khô trộn sẵn

Mẫu gộp vữa khô được nhào trộn với nước sao cho vữa tươi đạt giá trị độ lưu động (độ dẻo) theo quy định ở bảng 1. Việc trộn vữa được thực hiện bằng máy hoặc bằng tay, toàn bộ thời gian trộn khoảng 3 phút.

Bảng 1 – Giá trị độ lưu động tương ứng các loại vữa

Loại vữa

Độ lưu động, mm

vữa xây

vữa hoàn thiện

thô

mịn

- Vữa thường

- Vữa nhẹ

165-195

145-175

175-205

155-185

175-205

155-185

5.3 Vật liệu để kiểm tra thành phần cấp phối được lấy theo điều 4.1.2 phải để trong các vật chứa riêng rẽ, chất kết dính phải được chứa trong các bao cách ẩm hoặc bình đậy kín. Để chuẩn bị vữa tươi trong phòng thí nghiệm, các vật liệu phải được cân chính xác đến 1 gam. Các vật liệu sau khi cân được trộn khô đến khi đồng nhất, sau đó cho nước vào và trộn ướt 3 phút nữa. Điều chỉnh lượng nước trộn sao cho vữa tươi đạt độ lưu động theo quy định ở bảng 1.

6. Bao gói, ghi nhãn mẫu thử

Mẫu thử phải được chứa trong các thùng kín, có nhãn nhận biết với các thông tin sau:

- tên và địa chỉ của tổ chức/cá nhân lấy mẫu;

- tên và địa chỉ khác hàng;

- địa điểm, thời gian và cách tạo mẫu gộp;

- phương pháp và thời gian trộn (tay/máy);

- dấu nhận biết trên thùng chứa mẫu;

- số hiệu của tiêu chuẩn này;

- các dấu hiệu khác nếu cần.

Tiêu chuẩn thử nghiệm vữa xây dựng TCVN 3121-2:2003

Tiêu chuẩn thử nghiệm vữa xây dựng TCVN 3121-2:2003

✍  Xem thêm: Chứng nhận hợp chuẩn keo Silicon xảm khe theo TCVN 8266:2009 | Phí thấp

3. Lợi ích của thử nghiệm vữa xây dựng

  • Đảm bảo chất lượng công trình: Thử nghiệm giúp kiểm soát chất lượng của vữa, từ đó đảm bảo công trình xây dựng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và bền vững.
  • Giảm thiểu rủi ro: Kiểm tra trước các tính chất của vữa giúp giảm nguy cơ hư hỏng và sự cố trong quá trình xây dựng.
  • Tiết kiệm chi phí: Thử nghiệm vữa giúp phát hiện sớm các vấn đề về chất lượng, từ đó tránh được chi phí sửa chữa và bảo trì sau này.
  • Công bố chất lượng: Thử nghiệm vữa xây dựng là tiền đề của để doanh nghiệp tiến hành chứng nhận và công bố hợp quy vật liệu xây dựng

Vinacontrol CE hỗ trợ thử nghiệm vữa xây dựng toàn quốc

Vinacontrol CE hỗ trợ thử nghiệm vữa xây dựng toàn quốc 

✍  Xem thêm: Tiêu chuẩn thí nghiệm xi măng TCVN 6016:2011 | Xem ngay

4. Đơn vị thử nghiệm vữa xây dựng ở Việt Nam

Trong hơn 66 năm thành lập và hoạt động, Vinacontrol CE là đơn vị uy tín lâu đời đã và đang hỗ trợ dịch vụ thử nghiệm vữa xây dựng và vật liệu xây dựng nói chung cho doanh nghiệp và đối tác tại Việt Nam. Với hệ thống phòng thí nghiệm đạt chuẩn, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ nhân sự có chuyên môn, chúng tôi cam kết chất lượng dịch vụ thử nghiệm và kết quả uy tín chính xác được công nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền và tổ chức trong nước và quốc tế. Mọi yêu cầu về dịch vụ thử nghiệm vữa xây dựng, chứng nhận vữa xây dựng, khách hàng liên hệ Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ tốt nhất!

Tin khác

Nhãn dán sinh thái eco label là gì? 5 thông tin cần chú ý

ECO LABEL hoặc nhãn sinh thái là các dấu hiệu được đặt trên bao bì sản phẩm...

Mã số DUNS là gì? Đăng ký DUNS như thế nào?

Mã số DUNS là ký hiệu viết tắt của Data Universal numbering System. Đây là...

7 loại lãng phí trong sản xuất | Giáp pháp loại bảo lãng phí

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động, quy trình hoặc nguồn tài nguyên...

Sự không phù hợp trong ISO là gì? Lỗi NC trong ISO

Lỗi NC là viết tắt của lỗi Không phù hợp (tiếng anh là Nonconformities). ISO...

Nhân viên ISO là gì? 4 nội dung cần biết

Nhân viên ISO là người phụ trách việc triển khai, duy trì và giám sát hệ...

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 | Hướng dẫn xác định từ A-Z

Bối cảnh của một tổ chức được hiểu là môi trường kinh doanh của một doanh...

Thực trạng áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam | Tư vấn áp dụng

Tại Việt Nam, việc áp dụng ISO 9001 không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho...

Giám định tổn thất hàng hoá | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

Giám định tổn thất hàng hóa là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức...

Cập nhật Thông tư 10/2024/TT-BXD | Quy định mới ngành VLXD

Thông tư 10/2024/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành ngày 01/11/2024 và có hiệu...

Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu | Uy tín – Chất lượng

Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận...