Quy định kiểm định thang máy | 5 Lưu ý bạn cần phải biết

Kiểm định thang máy, thang cuốn là quy định bắt buộc theo quy định của Nhà nước. Kiểm định không những đáp ứng việc quản lý và sử dụng thang máy, thang cuốn trong các tòa nhà một cách an toàn và tuân thủ pháp luật mà còn giúp các tổ chức, đơn vị nâng cao hình ảnh và thương hiệu, giảm thiểu các chi phí liên quan.

 

1. Quy định về kiểm định thang máy?

Thang máy là các thiết bị có khả năng gây mất an toàn cho người sử dụng, chính vì vậy việc kiểm định thang máy là bắt buộc và được quy định rất cụ thể tại Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt an toàn đều phải kiệm định để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2020 và thay thế cho Thông tư số 53/2016/TT-BLDTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội về việc ban hành Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Tất cả các tổ chức, cá nhân sử dụng thang máy, thang cuốn đều phải thực hiện kiểm định định kỳ theo quy định của Nhà nước.

Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thang máy điện như sau:

   ⚖️QCVN 02:2011/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện;

   ⚖️ QCVN 26:2016/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động với thang máy điện không buồng lái;

   ⚖️ TCVN 6395:2008 : Thang máy điện - yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt;

   ⚖️ TCVN 6904:2001: Thang máy điện - Phương pháp thử - Các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt;

   ⚖️ TCVN 7628:2007 (ISO 4190): Lắp đặt thang máy;

   ⚖️ TCVN 5867: 2009: Thang máy, Cabin, đối trọng và ray dẫn hướng. Yêu cầu an toàn;

   ⚖️ TCVN 9358 : 2012: Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung;

   ⚖️ TCVN 9385:2012: Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.

 

Vinacontrol CE kiểm định an toàn thang máy điện, thang cuốn 

Vinacontrol CE kiểm định an toàn thang máy điện, thang cuốn 

✍ Xem thêm: Dịch vụ kiểm định thang cuốn băng tải  | Thủ tục nhanh gọn

2. Thời hạn kiểm định an toàn thang máy

Theo quy định tại thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH ban hành 30 quy trình kiểm định máy móc nghiêm ngặt về an toàn lao động, quy định thời hạn kiểm định thang máy, thang cuốn:

Thông thường thời hạn kiểm định định kỳ thang máy là 03 năm. Đối với thang máy điện đã sử dụng trên 10 năm thời hạn kiểm định định kỳ là 02 năm. Đối với thang máy điện đã sử dụng trên 20 năm thời hạn kiểm định định kỳ là 1 năm. Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia thì thực hiện theo quy định của Quy chuẩn đó.

Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở. Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản Kiểm định.

Dịch vụ kiểm định an toàn kỹ thuật thang máy, thang cuốn tại Vinacontrol CE

Dịch vụ kiểm định an toàn kỹ thuật thang máy, thang cuốn tại Vinacontrol CE

✍  Xem thêm: Danh sách các thiết bị an toàn bắt buộc phải kiểm định theo quy định | Danh mục chi tiết

 

3. Chi phí thực hiện kiểm định thang máy như thế nào?

Mức thu phí hay chi phí kiểm định thang máy, thang cuốn được quy định cụ thể tại Thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH. Văn bản này quy định mức giá kiểm định các loại máy móc, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong đó có các loại thang máy, thang cuốn. Tuy nhiên, giá kiểm định an toàn thang máy còn phụ thuộc vào vị trí cũng như số lượng thang, loại thang mà khách yêu cầu kiểm định, do đó chi phí kiểm định ở mỗi nơi có thể là không giống nhau.

Quý khách hàng tham khảo bảng giá kiểm định thang mới nhất tại đây:

Thang cuốn, băng tải trở người Thang cuốn không kể năng suất.   Thiết bị 2.200.000
Băng tải trở người không kể năng suất Thiết bị 2.500.000
Thang máy các loại Dưới 10 tầng Thiết bị 2.000.000
Từ 10 tầng đến 20 tầng Thiết bị 3.000.000
Trên 20 tầng trở lên Thiết bị 4.500.000

 

VInacontrol CE cấp chứng nhận kiểm định thang máy, thang cuốn

VInacontrol CE cấp chứng nhận kiểm định thang máy, thang cuốn

✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy thiết bị máy móc là gì? Danh mục thiết bị, máy móc cần chứng nhận?

4. Các trường hợp cần kiểm định an toàn kỹ thuật thang máy điện 

   ① Kiểm định lần đầu

Hành động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.

   ② Kiểm định an toàn định kỳ theo thời gian

Hành động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

   ③Kiểm định bất thường

Hành động kiểm định an toàn kỹ thuật theo tiêu chuẩn Quốc gia sau khi thang máy, thang cuốn được sửa chữa, nâng cấp, cải tạo ảnh hưởng đến tình trạng an toàn kỹ thuật của thiết bị. Hoặc sau khi có yêu cầu của các cơ quan chức năng cần kiểm định an toàn thiết bị.

✍  Xem thêm: Kiểm định an toàn thiết bị nâng, xe nâng, cần trục, cầu trục | Hồ sơ 

5. Hậu quả và mức xử phạt khi không thực hiện kiểm định

5.1 Các hậu quả nào có thể xảy ra?

  • Chất lượng hoạt động thang máy không được đảm bảo.
  • Nếu xảy ra bất kỳ sự cố thang máy gì đơn vị cung cấp sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm pháp lý.
  • Dễ xảy ra sự cố khi thang máy chưa được kiểm định an toàn.
  • Rủi ro cho người dùng, nguy hiểm rình rập đến tính mạng con người.

 

5.2 Mức xử phạt như thế nào khi không thực hiện kiểm định chất lượng thang máy

Có 3 mức độ xử phạt hành chính đối với những đơn vị không kiểm định an toàn, chất lượng thang máy theo quy định bao gồm:

  • Mức độ 1: Phạt tiền từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ với trường hợp tổ chức hay cá nhân sử dụng thang máy không báo cáo cơ quan thẩm quyền kiểm định các loại máy cũng như thiết bị liên quan đến thang máy.
  • Mức độ 2: Phạt tiền từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ đối với hành vi không khai báo kiểm định thang máy mà đã đưa vào sử dụng.
  • Mức độ 3: Phạt tiền từ 50.000.000đ – 75.000.000đ đối với các trường hợp chống đối không kiểm định mà đưa vào sử dụng hoặc kiểm định chưa đạt yêu cầu nhưng vẫn cố tình sử dụng

 

Tai nạn tại thang máy khi không thực hiện kiểm định định kỳ

Hậu quả của việc không thực hiện kiểm định thang máy định kỳ

Tổ chức Vinacontrol CE thực hiện chứng nhận, kiểm định thang máy, thang cuốn. Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện kiểm định an toàn thang máy vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800.6083, email vnce@vnce.vn hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ tốt nhất.

Tin khác

OHSAS 18001 - Hệ thống quản lý Sức khoẻ và An toàn

Chứng nhận OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến những yêu cầu...

Công bố hợp quy là gì? Hướng dẫn thủ tục công bố nhanh

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch...

Chứng nhận hợp chuẩn là gì? Lợi ích khi đạt giấy chứng nhận

Chứng nhận hợp chuẩn hay chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn là việc xác nhận đối...

Kiểm định - Hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Phương tiện đo lường là những công cụ, thiết bị vô cùng phổ biến trong sản...

Giám định thiết bị, máy móc, dây chuyền

Giám định máy móc thiết bị là sử dụng những phương pháp và trang thiết bị đo...

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo BS EN 14891:2017

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo tiêu chuẩn BS EN 14891:2017...

Bơm tiêm điện là gì? Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm điện đúng cách

Bơm tiêm điện là thiết bị không thể thiếu tại các cơ sở y tế. Thiết bị này...

Thử nghiệm vật liệu cách nhiệt | Tư vấn từ A-Z

Thử nghiệm vật liệu cách nhiệt là quá trình kiểm tra và đánh giá các đặc tính...

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), Vinacontrol CE...

Chứng nhận kính hộp gắn kín cách nhiệt theo TCVN 8260:2009

Chứng nhận hợp chuẩn kính hộp gắn kín cách nhiệt là quá trình kiểm tra và...