Kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu

Theo Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ thì hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. Vậy kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu là gì? Thủ tục hồ sơ thực hiện như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây:

 

1. Kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?

Kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu là hoạt động kiểm tra thực tế các mẫu hàng hoá của các doanh nghiệp cần xuất nhập khẩu có đáp ứng các tiêu chuẩn về hình thức, yêu cầu về kỹ thuật chuyên ngành. Việc kiểm tra chuyên ngành vô cùng cùng quan trọng bởi nó liên quan trực tiếp đến kết quả thông quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.

Hiểu 1 cách đơn giản sau: Nếu 1 lô hàng được tổ chức chuyên môn tiến hành kiểm tra cho kết quả không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật thì lô hàng đó sẽ không được thông quan và doanh nghiệp không thể thực hiện xuất nhập khẩu cho sản phẩm đấy.

Kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu

Kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu 

✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy là gì? Đăng ký chứng nhận nhanh

2. Quy định danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành

Hiện nay, không có bất kì một văn bản cụ thể nào quy định toàn bộ danh mục hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành do đó các doanh nghiệp vẫn gặp khá nhiều bất cập trong vấn đề này. Chính vì thế, thông qua danh sách các quy định dưới đây doanh nghiệp tìm hiểu về quy định về mặt hàng đang cần xuất nhâp khẩu để thực hiện tốt hơn:

  • Thông tư 30/2015/TT-BYT Danh mục Thiết bị Y tế cần Kiểm tra nhà nước về chất lượng
  • Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT về Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trước khi nhập khẩu vào Việt Nam
  • Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN, có quy định Danh Mục các sản phẩm thép phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu
  • Thông tư 03/2010/TT-BLĐTBXH ban hành Danh mục hàng hóa nhóm 2 và trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Quyết định 4758/QĐ-BNN-TY, ban hành bảng mã số HS của danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch.
  • Quyết định 4758/QĐ-BNN-TY ngày 18/11/2015 ban hành Bảng mã HS của danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn phải kiểm dịch mẫu phiếu thu tiền
  • Quyết định số 4755/QĐ-BCT ngày 03/12/2014, công bố danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc quản lý của Bộ Công Thương. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
  • Quyết định số 3482/QĐ-BKHCN ngày 16/06/2017 về Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng trước khi thông quan thuộc quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

 

Hình ảnh minh họa kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu

Hình ảnh minh họa kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu

✍ Xem thêm: Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu | Thủ tục nào cần  biết?

3. Thủ tục kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu thế nào?

Để hoàn thành thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu (chứng nhận hợp quy sản phẩm nhập khẩu) cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ bao gồm:

Tuỳ thuộc vào từng đối tượng hàng hoá sẽ có một danh mục các hồ sơ cần thiết. Dưới đây là các hồ sơ bắt buộc phhải có đối với mỗi hàng hoá bất kỳ cần kiểm tra chuyên ngành.

  • Giấy đăng ký kiểm tra về chất lượng của hàng hóa (theo mẫu): Gồm 01 bản chính
  • Các chứng chỉ, chứng nhận về chất lượng hàng hóa, sản phẩm: Gồm 01 bản sao công chứng và xác nhận của đơn vị nhập sản phẩm, hàng hóa
  • Hóa đơn
  • Vận đơn nên học kế toán thực hành ở đâu
  • Tờ khai của hàng hóa, sản phẩm
  • Giấy chứng nhận về xuất xứ của sản phẩm, hàng hóa
  • Bản mô tả hoặc hình ảnh sản phẩm, hàng hóa
  • Mẫu mã sản phẩm, hàng hóa có dấu hợp quy hoặc nhãn phụ
  • Bản sao hợp đồng cũng danh mục hàng hóa theo hợp đồng.

Ngoài ra còn có các giấy tờ liên quan đến thông tin của doanh nghiệp như Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh, giấy chứng nhận mã số thuế,….

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký của hàng hoá

Nộp hồ sơ cho cơ quan trực tiếp quản lý để tiến hành kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm bản đăng ký, hợp đồng mua bán, danh mục hàng hóa và các tài liệu liên quan. 

Bước 3: Chờ kết quả kiểm tra

Xem xét đủ tiêu chuẩn xuất nhập khẩu hay không.

Nếu đạt tiêu chuẩn kiểm tra chuyên ngành, cơ quan thẩm quyền sẽ xác nhận để đơn vị làm thủ tục hải quan cho sản phẩm, hàng hóa lưu thông.

Trong trường hợp hàng hóa không đạt, sẽ được báo cáo tới cơ quan thẩm quyền nhà nước cấp cao và thông báo cho hải quan cũng như đơn vị làm thủ tục để giải quyết.

Hình ảnh chuyên gia lấy mẫu kiểm tra hàng nhập khẩu

Hình ảnh chuyên gia lấy mẫu kiểm tra hàng nhập khẩu 

4. Tổ chức thực hiện kiểm tra chuyên ngành

Tại Việt Nam, ngoài các đơn vị Nhà nước thực hiện tiến hành kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu còn có các Tổ chức đơn vị được Nhà nước cấp phép, chỉ định thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa. Vinacontrol CE – Đơn vị hàng đầu cung ứng dịch vụ kiểm tra chuyên ngành xuất nhập khẩu với tôn chỉ “ NHANH CHÓNG – TIẾT KIỆM – ĐƠN GIẢN” đáp ứng các yêu cầu từ doanh nghiệp.

 

  • Thương hiệu Vinacontrol là tổ chức giám định, chứng nhận, kiểm định đầu tiên tại Việt Nam. Chứng chỉ Vinacontrol có giá trị uy tín và được công nhận biết đến rộng rãi bởi các Cơ quan quản lý và tổ chức quốc tế;
  • Đội ngũ Chuyên gia hàng đầu có trình độ, chuyên môn cũng như kinh nghiệm tư vấn chứng nhận lâu năm. Cam kết chất lượng dịch vụ uy tín, hiệu quả;
  • Luôn tận tâm giải đáp các thắc mắc của doanh nghiệp xung quanh các vấn đề pháp lý;
  • Hệ thống phòng thử nghiệm hiện đại cùng chính nhánh trên toàn quốc đáp ứng hoàn hảo nhu cầu cấp bách của khách hàng đối tác mọi lúc mọi nơi;
  • Hồ sơ đơn giản, thời gian cấp chứng chỉ ngắn, chi phí chứng nhận hợp lý, tiết kiệm cho doanh nghiệp và chứng chỉ đầy đủ tính pháp lý.

 

Để được hỗ trợ kiểm tra chất hàng hóa nhập khẩu với chi phí tốt nhấtHãy liên hệ với chúng tôi qua hotline miễn cước 1800.6083 hoặc email vnce@vnce.vn để được tư vấn giải đáp thắc mắc.

Tin khác

OHSAS 18001 - Hệ thống quản lý Sức khoẻ và An toàn

Chứng nhận OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến những yêu cầu...

Công bố hợp quy là gì? Hướng dẫn thủ tục công bố nhanh

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch...

Chứng nhận hợp chuẩn là gì? Lợi ích khi đạt giấy chứng nhận

Chứng nhận hợp chuẩn hay chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn là việc xác nhận đối...

Kiểm định - Hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Phương tiện đo lường là những công cụ, thiết bị vô cùng phổ biến trong sản...

Giám định thiết bị, máy móc, dây chuyền

Giám định máy móc thiết bị là sử dụng những phương pháp và trang thiết bị đo...

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo BS EN 14891:2017

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo tiêu chuẩn BS EN 14891:2017...

Bơm tiêm điện là gì? Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm điện đúng cách

Bơm tiêm điện là thiết bị không thể thiếu tại các cơ sở y tế. Thiết bị này...

Thử nghiệm vật liệu cách nhiệt | Tư vấn từ A-Z

Thử nghiệm vật liệu cách nhiệt là quá trình kiểm tra và đánh giá các đặc tính...

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), Vinacontrol CE...

Chứng nhận kính hộp gắn kín cách nhiệt theo TCVN 8260:2009

Chứng nhận hợp chuẩn kính hộp gắn kín cách nhiệt là quá trình kiểm tra và...