Kiểm định hệ thống giàn giáo | Kiểm định an toàn thiết bị
Trên thực tế không ít tai nạn thương tâm xảy ra do lỗi trục trặc của trang thiết bị xây dựng như hệ thống giàn giáo, thang máy điện,… Điều này đòi hỏi các nhà xây dựng cần quan tâm đến chất lượng của trang thiết bị và tiến hành kiểm định nhằm đảm bảo an toàn lao động cho công nhân. Do đó, kiểm định hệ thống giàn giáo được coi là thủ tục bắt buộc và thể hiện ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sự an toàn của người lao động.
1. Kiểm định hệ thống giàn giáo là gì?
Hệ thống giàn giáo là một hệ thống kết cấu tạm thời đặt trên nền vững hoặc có thể treo hoặc neo, tựa vào công trình đang thi công nhằm tạo ra không gian làm việc thuận lợi, phù hợp cho công nhân xây dựng tại các vị trí cao so với mặt đất hoặc mặt sàn cố định.
Kiểm định hệ thống giàn giáo là công tác đánh giá, kiểm tra tình trạng kỹ thuật, kết cấu của giàn giáo dựa trên những tiêu chuẩn, thông số cụ thể từ đó kiểm định viên đưa ra kết luận về độ an toàn, ổn định của đối tượng kiểm định. Những tiêu chuẩn được áp dụng bao gồm TCXDVN 296:2004, TCVN 4244:2005, TCVN 338-05.
Trong quá trình kiểm định, nếu phát hiện ra các lỗi, trục trặc của hệ thống giàn giáo và các điểm chưa phù hợp với tiêu chuẩn an toàn, kiểm định viên sẽ đưa ra kiến nghị, yêu cầu đơn vị sử dụng tiến hành sửa chữa và bảo trì thiết bị nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng giàn giáo. Trong trường hợp không phát hiện lỗi, giàn giáo đáp ứng các thông số, chỉ tiêu an toàn, kiểm định viên tiến hành thủ tục xác nhận hệ thống giàn giáo đủ điều kiện sử dụng.
Kiểm định hệ thống giàn giáo là thủ tục bắt buộc và thể hiện ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sự an toàn của người lao động
✍ Xem thêm: Kiểm định máy bê tông cần phân phối| Thông tin chi tiết
2. Danh mục giàn giáo xây dựng cần phải kiểm định
Các loại giàn giáo thông thường cần tiến hành kiểm định gồm:
- Giàn giáo trụ và giá đỡ công son di động;
- Giàn giáo dầm công son;
- Giàn giáo dầm treo;
- Giàn giáo chân vuông;
- Giàn giáo cột chống độc lập;
- Giàn giáo cột chống đơn;
- Giàn giáo hệ khung đỡ kiểu thước thợ.
Sửa chữa, bảo trì kịp thời hệ thống giàn giáo khi phát hiện các lỗi sau kiểm định
✍ Xem thêm: Kiểm định an toàn thang máy điện
3. Quy trình kiểm định an toàn hệ thống giàn giáo
Trước khi tiến hành kiểm định an toàn hệ thống giàn giáo, doanh nghiệp cần đảm bảo hệ thống giàn giáo được lắp đặt xong tại hiện trường và ở trạng thái sẵn sàng kiểm định, hồ sơ kỹ thuật đầy đủ, các điều kiện về vệ sinh an toàn lao động, các yếu tố môi trường, thời tiết được đảm bảo cho hoạt động kiểm định.
► Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật của giàn giáo
- Bản thiết kế, sơ đồ lắp đặt, các phép tính thực hiện lắp đặt trên thực tế;
- Quy trình đã thực hiện kiểm định gần nhất trước đó.
► Bước 2: Thử nghiệm, kiểm tra kỹ thuật
- Kiểm tra vị trí lắp giàn giáo;
- Đo đạc, kiểm tra kích thước của thiết bị trong bản vẽ kỹ thuật và so sánh với số đo thực tế;
- Kiểm tra hệ thống bulong;
- Kiểm tra các mối hàn kim loại kết nối các kệ, các cột , thanh giằng, thanh dầm;
- Kiểm tra nền xưởng đặt hệ thống giàn giáo;
- Kiểm tra sự công vênh, độ nghiêng,biến dạng của hệ thống thanh ngang, thanh dọc;
- Đánh giá đế chân của kệ, tính chắc chắn khi cố định xuống nền đất;
- Kiểm tra miếng trụ bảo vệ khung chân của kệ;
- Kiểm tra độ võng;
- Tiến hành Checklist các thành phần của hệ thống gồm: ống tuýp; sàn/mâm; cùm kẹp; thanh giằng ngang; thanh giằng chéo; các bulông bắt chặt; kiểm tra toàn hệ thống.
► Bước 3: Thử nghiệm thử tải giàn giáo
Sau khi kiểm tra kỹ thuật và có kết quả kiểm tra đạt, kiểm định viên tiến hành thử nghiệm thử tải như sau: Tiến hành thử nghiệm sự hứng chịu lực Giàn giáo, thử tải đồ ở mức 100% để kiểm tra khả năng chịu đựng sức nặng. Đo đạc và đánh giá số liệu đã đo được.
► Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định
Kiểm định viên cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho hệ thống giàn giáo và dán tem kiểm định khi có kết quả kiểm định đạt. Đối với kết quả kiểm định không đạt, kiểm định viên yêu cầu tổ chức sử dụng tiến hành bảo trì, sửa chữa giàn giáo để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Ngoài kiểm định lần đầu trước khi đưa thiết bị vào sử dụng thì việc kiểm định được tiến hành định kỳ là 1 năm/lần. Hệ thống giàn giáo có thể kiểm định bất thường sau khi sửa chữa hoặc theo yêu cầu của cơ quan chức năng, đơn vị sử dụng và nhà sản xuất.
Đảm bảo tiến độ dự án xây dựng với hệ thống giàn giáo được kiểm định kỹ thuật
✍ Xem thêm: Đào tạo an toàn lao động nhóm 3 | Cấp thẻ an toàn cho người lao động ngành xây dựng
4. Lợi ích khi tiến hành kiểm định hệ thống giàn giáo
- Thứ nhất, theo thông tư 36/2019/TT- BLĐTBXH quy định hệ thống giàn giáo thuộc danh mục các loại thiết bị, máy móc, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động . Theo đó, kiểm định giàn giáo giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật về an toàn lao động và an toàn thiết bị lao động trong xây dựng.
- Thứ hai, Đảm bảo an toàn cho lao động trong quá trình xây dựng, hạn chế xảy ra tai nạn đáng tiếc;
- Thứ ba, Tăng năng suất lao động do thời gian làm việc của thiết bị không bị gián đoạn;
- Thứ tư, Là một phần quan trọng tạo nên chất lượng của công trình xây dựng khi trang thiết bị xây dựng được ổn định và làm việc hiệu quả;
- Thứ năm, Sửa chữa, bảo trì kịp thời hệ thống giàn giáo khi phát hiện các lỗi.
✍ Xem thêm: Danh mục thiết bị bắt buộc phải kiểm định an toàn
Vinacontrol CE là tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị theo chỉ định của Bộ Lao động và Thương binh Xã hội. Trên đây là những thông tin liên quan đến kiểm định an toàn hệ thống giàn giáo mà Vinacontrol CE cung cấp để hỗ trợ Quý doanh nghiệp tiến hành kiểm định an toàn và đúng quy định nhất. Mọi thắc mắc hay yêu cầu về hoạt động kiểm định giàn giáo, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.
*Đây là bài cung cấp thông tin, Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này.
Tin khác