Danh mục thiết bị bắt buộc phải kiểm định an toàn | Chú ý
Theo quy định của Nhà nước đối với các thiết bị máy móc có nguy cơ gây mất an toàn lao động khi vận hành và ảnh hưởng đến sức khỏe con người cần phải thực hiện kiểm định an toàn. Vậy đâu là thiết bị cần phải kiểm định và kiểm định an toàn với những trường hợp nào? Hãy cùng Vinacontrol CE theo dõi danh mục thiết bị bắt buộc phải kiểm định trong bài viết dưới đây.
1. Danh mục thiết bị yêu cầu kiểm định an toàn?
1.1 Danh mục kiểm định an toàn máy móc thiết bị chung
Quy định tại Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH Ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Kiểm định an toàn kỹ thuật máy móc thiết bị là hoạt động bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng các thiết bị nằm trong danh mục có yêu cầu kiểm định an toàn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương.
- Kiểm định nồi hơi và thiết bị áp lực: Nồi hơi, Nồi đun nước nóng; Nồi gia nhiệt; Bình áp lực, Bồn, Bể có áp lực; Chai chứa khí; Máy nén khí;
- Kiểm định thiết bị nâng: Xe nâng, Cần trục, Cổng trục, Vận thăng, Cẩu tháp, Palang, Tời nâng, Sàn nâng…;
- Kiểm định hệ thống lạnh;
- Kiểm định thang máy, thang cuốn, băng tải;
- Kiểm định đường ống dẫn khí; Hệ thống chiết xuất điều chế khí; Hệ thống khí y tế; Hệ thống gas;
- Kiểm định hệ thống đường ống nước nóng và hơi nước.
Kiểm định an toàn thiết bị máy móc là yêu cầu bắt buộc mọi tổ chức
✍ Xem thêm: Báo phí thực hiện Kiểm định an toàn thiết bị máy móc theo TT 36/2019/TT-BLĐTBXH
1.2 Danh mục kiểm định thiết bị y tế
Quy định tại Thông tư 33/2020/TT-BYT ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2020 quy định danh mục trang thiết bị y tế phải kiểm định an toàn và tính năng kỹ thuật. Kiểm định thiết bị y tế là hoạt động kiểm tra kỹ thuật, đánh giá chất lượng thiết bị theo một trình tự nhất định nhằm đưa ra kết luận phù hợp hay không phù hợp. Kết quả kiểm định sẽ do tổ chức kiểm định an toàn công bố.
Danh mục thiết bị y tế cần kiểm định bao gồm:
- Máy thở;
- Máy gây mê kèm thở;
- Dao mổ điện;
- Lồng ấp trẻ sơ sinh;
- Máy phá rung tim;
- Máy thận nhân tạo.
- Ngoài ra còn các thiết bị y tế khác cần phải kiểm định thuộc nhóm B,C,D.
✍ Tìm hiều thông tin về Kiểm định trang thiết bị y tế mới nhất | Hiểu để làm đúng
1.3 Danh mục kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị điện
Quy định tại Thông tư số 33/2015/TT-BCT Quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện. Kiểm định thiết bị điện là hoạt động bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng các thiết bị nằm trong danh mục có yêu cầu kiểm định của Bộ Công Thương. Danh mục thiết bị điện cần kiểm định gồm:
- Máy biến áp;
- Máy cắt điện;
- Chống sét van;
- Cầu dao cách ly, cầu dao tiếp địa;
- Cáp điện;
- Sào cách điện
Kiểm định thiết bị điện công nghiệp tại Việt Nam
✍ Xem thêm: Báo phí thực hiện kiểm định thiết bị điện nhanh chi phí thấp
1.4 Kiểm định hệ thống chống sét
Nghị định 79/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy. Kiểm định hệ thống chống sét hay đo điện trở chống sét là hoạt động bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân sử dụng hệ thống chống sét theo TCVN 9385:2012 “Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống” và các quy định có liên quan về sét và cách phòng chống.
✍ Xem thêm: Cấp giấy kiểm định hệ thống chống sét cả nước | Nhanh chóng - Uy tín
1.5 Danh mục kiểm định thiết bị đo lường
Quy định tại Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN Quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 và Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2.
Danh mục thiết bị đo lường cần kiểm định, hiệu chuẩn bao gồm:
- Thiết bị đo dung tích, lưu lượng: Đồng hồ khí dân dụng kiểu màng, Đồng hồ nước lạnh, Đồng hồ đo khí, Đồng hồ nước, Cột đo xăng dầu, Đồng hồ xăng dầu, Ca đong, Bình đong, Thùng đong, Bể đong;
- Thiết bị đo áp suất: Áp kế lò xo, Thiết bị chuyển đổi áp suất;
- Thiết bị đo nhiệt độ: Nhiệt kế thủy tinh chất lỏng, Nhiệt kế chỉ thị hiện số và tương tự.
Kiểm định viên đang thực hiện kiểm định an toàn hệ thống điện
✍ Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện kiểm định Pa-Lăng điện, Pa-lăng kéo tay theo quy định
2. 03 trường hợp bắt buộc phải kiểm định
- Kiểm định lần đầu: Các thiết bị máy móc cần phải kiểm định lần đầu trước khí đưa vào sử dụng, vận hành thiết bị;
- Kiểm định định kỳ: Hoạt động được thực hiện trong quá trình sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện nhằm đảm bảo an toàn khi vận hành thiết bị;
- Kiểm định bất thường: Thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc sau khi đã khắc phục xong sự cố hoặc theo nhu cầu của các tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành thiết bị, máy móc.
✍ Xem thêm: Kiểm định bình chịu áp lực trên toàn quốc | An toàn - Uy tín
3. Mức xử phạt đổi với doanh nghiệp, tổ chức không thực hiện kiểm định
Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, hành vi không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động sẽ bị xử phạt hành chính với các mức như sau:
-
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm đối với 01 đến 03 máy, thiết bị, vật tư không được kiểm định theo quy định.
-
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm đối với 04 đến 10 máy, thiết bị, vật tư không được kiểm định theo quy định.
-
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm đối với 11 đến 20 máy, thiết bị, vật tư không được kiểm định theo quy định.
-
Phạt tiền 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 21 máy, thiết bị, vật tư trở lên không được kiểm định theo quy định.
Như vậy, nếu không thực hiện kiểm định định kỳ đối với các loại máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, tổ chức hoặc cá nhân vi phạm có thể bị xử phạt hành chính lên đến 75.000.000 đồng khi vi phạm liên quan đến từ 21 máy, thiết bị, vật tư trở lên.
4. Tổ chức cấp giấy kiểm định uy tín tại Việt Nam?
Vinacontrol CE - Tự hào là tổ chức chứng nhận, kiểm định hàng đầu Việt Nam, đơn vị có đầy đủ năng lực chứng nhận, kiểm định được Nhà nước cấp phép hoạt động. Là thương hiệu quen thuộc đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, Vinacontrol CE hân hạnh đồng hành cùng Quý doanh nghiệp trên con đường hội nhập và thành công.
- Kiểm định thiết bị theo đúng trình tự, quy trình kỹ thuật, quy định Nhà nước;
- Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm, chuyên nghiệp, tận tâm với công việc;
- Hệ thống phòng thử nghiệm với trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn;
- Chi nhánh văn phòng toàn quốc với 4 văn phòng lớn tại Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh;
- Hồ sơ đơn giản, thủ tục nhanh gọn, mọi việc đã có chuyên gia hướng dẫn và xử lý;
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol (Vinacontrol CE)
- Hotline: 1800.6083 (miễn cước)
- Email: vnce@vnce.vn
- Trụ sở chính: 41 Nguyễn Thượng Hiền, P. Nguyễn Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Chi nhánh Hồ Chí Minh: 225 Nguyễn Xí, P. 13, Q. Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
- Chi nhánh Đà Nẵng: 66 Lô A6-A8 đường 30 tháng 4, P. Hòa Cường Bắc, Q. Hải Châu, Đà Nẵng.
Tin khác