Kiểm định bình chịu áp lực Theo TT 36/2019/TT-BLĐTBXH

Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư. Trong đó quy định yêu cầu bình chịu áp lực bắt buộc phải kiểm định an toàn kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng, kiểm định định kỳ và kiểm định sau sự cố nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

 

1. Kiểm định bình chịu áp lực công nghiệp là làm gì? 

1.1 Kiểm định bình chịu áp lực 

Bình chịu áp lực hay thiết bị áp lực là thiết bị tiến hành các quá trình nhiệt học, hóa học hoặc là bình chứa dạng kín dùng để chứa chất lỏng, khí, khí hóa lỏng, hóa chất....Áp suất trong thiết bị luôn cao hơn áp suất bên ngoài khí quyển. Hiện nay bình chịu áp lực được sử dụng nhiều trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Mặt khác, bình áp lực cũng là những thiết bị tiềm tàng gây tai nạn lao động rất cao trong quá trình vận hành, sản xuất gây hiệu quả nghiêm trọng cho tổ chức, doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc kiểm định an toàn bình chịu áp hết sức quan trọng và cần thiết giúp đảm bảo an toàn cho người và tài sản của công ty.

Kiểm định an toàn bình chịu áp lực là hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, phân tích, đánh giá sự phù hợp tính trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị với những tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn khi vận hành thiết bị. Bình chịu áp lực được quy định bắt buộc phải kiểm định an toàn kỹ thuật theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh Xã hội ban hành về yêu cầu nghiêm ngặt an toàn, vệ sinh lao động đối với các loại máy, thiết bị, vật tư, máy móc.

1.2 Danh mục bình chịu áp lực yêu cầu cần phải kiểm định khi sử dụng

  • Bình chứa khí nén;
  • Các thiết bị phân ly dùng hơi;
  • Nồi hấp, lò phản ứng ...
  • Các bộ phận trao đổi nhiệt, bộ phận bốc hơi;
  • Thiết bị khử trùng dùng hơi, thiết bị phân ly dùng hơi.

 

Bình chịu áp lực cần phải kiểm định an toàn kỹ thuật 

Bình chịu áp lực cần phải kiểm định an toàn kỹ thuật 

✍ Xem thêm: Kiểm định đồng hồ đo áp suất| Chi phí thấp

2. Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật bình chịu áp lực?

  1. QCVN 01:2008/BLĐTBXH, Quy chuẩn kiểm định kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
  2. QTKĐ 07:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực;
  3. TCVN 8366: 2010, Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo;
  4. TCVN6155:1996, Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi và nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115 độ C;
  5. TCVN6156:1996, Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử;
  6. TCVN 6008:2010, Thiết bị áp lực - Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.

Yêu cầu bắt buộc kiểm định an toàn bình chịu áp lực 

Yêu cầu bắt buộc kiểm định an toàn bình chịu áp lực 

✍ Xem thêm: Khóa đào tạo huấn luyện an toàn lao động 6 nhóm chi phí tiết kiệm 

3. Quy trình kiểm định bình chịu áp lực thế nào?

► Bước 1: Kiểm tra hồ sơ 

  • Hồ sơ thiết kế thiết bị, xuất sưởng;
  • Nhật ký bận hành, bảo trì, sửa chưa;
  • Hồ sơ kiểm định lần trước( nếu thiết bị đã được kiểm định trước đó).

► Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật thiết bị 

  • Kiểm tra các khuyết tật an mòn trên bề mặt kim loại, các biến dạng hình học;
  • Xem xét tình trạng kỹ thuật của lớp bảo ôn, cách nhiệt( nếu có);
  • Kiểm tra khuyết tật kim loại, mối hàn.

► Bước 3: Thử nghiệm áp suất

Chỉ thử nghiệm áp suất khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu.

► Bước 4: Kiểm định cơ cấu an toàn, thiết bị đo lường

► Bước 5: Kiểm tra vận hành thiết bị 

► Bước 6:  Đánh giá kiểm định bình chịu áp lực 

  • Lập biên bản kiểm định bình áp lực theo mẫu quy đinh;
  • Lập biên bản khắc phục, kiến nghị(nếu có);
  • Dán tem kiểm định, công bố kết quả kiểm định.

 

Quy trình kiểm định bình chịu áp lực

Quy trình kiểm định bình chịu áp lực 

✍  Xem thêm: Dịch vụ kiểm định thiết bị đo lường  | Uy tín - Tiết kiệm

4. Kiểm định bình chịu áp khi nào?

Tổ chức cần thực hiện kiểm định an toàn khi: 

  1. Kiểm định lần đầu trước khi đưa thiết bị vào sử dụng;
  2. Kiểm định trong quá trình vận hành hay còn gọi là kiểm định định kỳ nhằm đảm bảo thiết bị vận hành tốt không gây nguy hiểm mất an toàn lao động. Thông thường kiểm định bình chịu áp lực định kỳ là 3 năm/lần đối với thiết bị có chất môi chất thông thường và 2 năm/lần đối với các môi chất độc hại, ăn mòn hay cháy nổ;
  3. Kiểm định thiết bị áp lực bất thường, sau sự cố lớn hoặc có yêu cầu kiểm định từ các cơ quan quản lý.

 

5. Chi phí dịch vụ kiểm định bình chịu áp lực 

Chi phí dịch vụ kiểm định bình chịu áp lực được Nhà nước quy định mức phí tối thiểu theo thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa vào dung tích của bình chịu áp lực. Tuy nhiên, tùy vào thiết bị, tuổi đời bình áp lực và khối lượng công việc mà tổ chức kiểm định báo giá dịch vụ hợp lý nhất cho doanh nghiệp thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn đối với bình chịu áp.

✍ Xem thêm: Kiểm định nồi hơi | 6 thông tin nhất định cần lưu ý

6. Tổ chức kiểm định uy tín hàng đầu Việt Nam 

Tổ chức Vinacontrol CE được Bộ Lao động - Thương binh Xã hội chỉ định và cấp phép kiểm định kỹ thuật an toàn bình áp lực theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật để đánh giá tình trạng an toàn của các thiết bị. Tổ chức kiểm định Vinacontrol CE là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ kiểm định an toàn thiết bị tuân theo quy chuẩn Việt Nam. Tại Vinacontrol CE, quy trình kiểm định thiết bị này tuân thủ nghiêm ngặt các trình tự, thủ tục kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, định kỳ và bất thường theo những quyết định và thông tư đã được ban hành. Chúng tôi tự hào là đơn vị có kinh nghiệm thực hiện giám định, kiểm định, chứng nhận nhiều năm qua và đã trở thành đối tác uy tín của các công ty, tập đoàn cả trong nước lẫn quốc tế.

 

Trên đây, Vinacontrol CE đã cung cấp thông tin cần thiết về hoạt động kiểm định an toàn bình áp lực, bình chịu lực. Quý khách hàng cần KIỂM ĐỊNH AN TOÀN BÌNH CHỊU ÁP LỰC liên hệ Vinacontrol CE hotline miễn phí 1800.6083, email vnce@vnce.vn hoặc chat ngay với chúng tôi để được phục vụ tốt nhất.

Tin khác

GHG Protocol là gì? Các tiêu chuẩn và hướng dẫn chính

GHG Protocol, hay còn gọi là Greenhouse Gas Protocol, là một bộ tiêu chuẩn...

Bài tập tình huống ISO 9001:2015 | Hướng dẫn thực hành bài tập

Trong quá trình triển khai ISO 9001:2015, các doanh nghiệp thường gặp phải...

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001:2015 | Hướng dẫn chi tiết

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001 là hệ thống các hoạt động nhằm đảm...

10 điều khoản ISO 9001:2015 | Cập nhật mới nhất

ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng (QMS),...

Hướng dẫn báo cáo kiểm kê khí nhà kính | Từ A-Z

Báo cáo kiểm kê khí nhà kính (KNK) là một tài liệu ghi lại toàn bộ lượng khí...

OHSAS 18001 - Hệ thống quản lý Sức khoẻ và An toàn

Chứng nhận OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến những yêu cầu...

Công bố hợp quy là gì? Hướng dẫn thủ tục công bố nhanh

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch...

Chứng nhận hợp chuẩn là gì? Lợi ích khi đạt giấy chứng nhận

Chứng nhận hợp chuẩn hay chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn là việc xác nhận đối...

Kiểm định - Hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Phương tiện đo lường là những công cụ, thiết bị vô cùng phổ biến trong sản...

Giám định thiết bị, máy móc, dây chuyền

Giám định máy móc thiết bị là sử dụng những phương pháp và trang thiết bị đo...