Đăng ký chất lượng là gì? 6 Lưu ý trước khi đăng ký cần biết

Để thương mại sản phầm – hàng hóa trên thị trường, doanh nghiệp cần phải đăng ký chất lượng cho sản phẩm hàng hóa đó. Vậy đăng ký chất lượng ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sau đây là một số thông tin chi tiết về hoạt động đăng ký chất lượng sản phẩm Quý doanh nghiệp có thể tìm hiểu nhanh nhất.

 

1. Đăng ký chất lượng là gì?

Đăng ký chất lượng là hoạt động với mục đích khẳng định với cơ quan nhà nước và cả người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mình, và đây cũng chính là tiền đề để sản phẩm có thể lưu thông trên thị trường. Từ đây, doanh nghiệp có thể nâng cao hình ảnh, thương hiệu và chất lượng sản phẩm trên thị trường lẫn khách hàng.

Vinacontrol CE được các bộ Ban ngành cấp phép chỉ định thực hiện kiểm tra chất lượng, chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp đăng ký chất lượng sản phẩm trước khi thương mại trên thị trường.

Đảm bảo chất lượng hàng hóa là yêu cầu quan trọng của doanh nghiệp

Đảm bảo chất lượng hàng hóa là yêu cầu quan trọng của doanh nghiệp 

2. Tại sao doanh nghiệp cần phải đăng ký chất lượng?

2.1 Yêu cầu từ phía nhà nước

Thị trường hàng hóa ngày càng đa dạng với đủ các chủng loại và chất lượng khác nhau, đặc biệt là tình trạng hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng đang gây nhiễu loạn thị trường. Điều này gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong việc kiểm soát, quản lý sản phẩm hàng hóa. 

Một trong số những giải pháp khắc phục được nhà nước thực hiện đó là yêu cầu các đơn vị đăng ký và công bố chất lượng sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này đã giúp cơ quan chức năng có cơ sở để quản lý, kiểm tra, giám sát và xử phạt những đơn vị cố tình vi phạm. Doanh nghiệp không muốn bị xử phạt buộc phải đảm bảo đăng ký chất lượng sản phẩm đúng theo quy định.

2.2 Yêu cầu từ phía người tiêu dùng

Điều 17 Nghị quyết số 51/2001/QH10 quy định rõ người tiêu dùng được quyền tiếp cận thông tin chuẩn, trung thực về chất lượng sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp đang bán. Do đó, người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến chất lượng và nguồn gốc sản phẩm, coi đó là một trong những tiêu chí ưu tiên trước khi tiến hành mua bán. Doanh nghiệp nào càng thực hiện tốt và sớm, doanh nghiệp đó càng dễ chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.

Bởi những nguyên nhân trên mà doanh nghiệp buộc (nên) đăng ký chất lượng sản phẩm trước khi lưu hành sản phẩm. Thực tế, tùy vào từng loại sản phẩm (thực phẩm, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng, máy móc,…) mà doanh nghiệp sẽ cần đăng ký chất lượng ở cơ quan chức năng tương ứng. Trong đó việc đăng ký chất lượng sản phẩm được thực hiện ở 3 hình thức khác nhau:

  • Công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá (tiêu chuẩn cơ sở);
  • Công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn;
  • Đăng ký kiểm định, kiểm nghiệm, đo lường.

Đăng ký chất lượng sản phẩm mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp

Đăng ký chất lượng sản phẩm mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp 

Xem thêm: Các bước cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015 - Cơ sở tạo thương hiệu cho doanh nghiệp bạn 

2.3 Yêu cầu từ phía doanh nghiệp

Thị trường hàng hóa ngày càng phát triển từng ngày buộc các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi nâng cấp chất lượng cho sản phẩm hàng hóa. Từ đó có thể tạo sức cạnh tranh, nâng cao được sự uy tín hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp.

Muốn như thế bên cạnh đảm bảo hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, giá cả cạnh tranh, doanh nghiệp phải chứng minh được sản phẩm hàng hóa của mình chất lượng và được cơ quan nhà nước kiểm chứng.

 

3. Những lưu ý khi thực hiện đăng ký chất lượng sản phẩm

3.1 Đăng ký chất lượng ở đâu?

  • Mỹ phẩm thực hiện ở Cục Dược;
  • Vật liệu xây dựng – Sở Xây Dựng;
  • Mỹ phẩm sản xuất trong nước – Sở Y Tế nơi sản xuất;
  • Sản phẩm nông nghiệp – Cục trồng trot, Cục thú y, Cục bảo vệ thực vật, Tổng cục thủy;
  • Các sản phẩm trên mà sản xuất trong nước – Chi Cục An Toàn Thực Phẩm nơi sản xuất;
  • Sản phẩm điện gia dụng và thiết bị điện – Sở khoa học công nghệ hoặc Tổng Cục đo lường.
  • Thực phẩm chức năng, thực phẩm chức năng thường, dụng cụ, bao bì, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm nhập khẩu –  thực hiện tại Cục An Toàn Thực Phẩm;

 

3.2 Thời gian thực hiện đăng ký tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm

  • Từ 3 – 5 ngày từ ngày cơ quan chức năng tiếp nhận hồ sơ đối với những loại thực phẩm thường, dụng cụ thực phẩm, bao bì thực phẩm, phụ gia thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, …
  • Khoảng 10 ngày từ ngày cơ quan chuyên môn tiếp nhận hồ sơ đối với những loại thực phẩm bổ sung chức năng, thực phẩm chức năng.

3.3 Chi phí đăng ký chất lượng hàng hóa

Tùy vào loại hàng hóa, sản phẩm đăng ký chất lượng sản phẩm và số lượng mỗi lần đăng ký mà doanh nghiệp sẽ cần trả những mức phí khác nhau.

3.4 Nơi nhận/ tra cứu kết quả đăng ký

Doanh nghiệp nộp đơn đăng ký chất lượng sản phẩm tại đâu sẽ nhận kết quả đăng ký tương ứng tại cơ quan chức năng đó theo 2 hình thức: Nhận trực tiếp bằng văn bản giấy tờ hoặc nhận kết quả online trên trang thông tin điện tử của cơ quan chức năng.

3.5 Hiệu lực của kết quả đăng ký chất lượng sản phẩm

  • Thời hạn 03 năm với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh không có các chứng chỉ trên;
  • Thời hạn 05 năm đối với đơn vị sản xuất kinh doanh đã có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (ISO 9001/ HACCP/ ISO 22000/ chứng chỉ tương đương).

 

Giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm

Giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm sơn nhũ tương 

Xem thêm: Thủ tục cấp giấy chứng nhận hợp quy - hợp chuẩn sản phẩm 

3.6 Các việc cần làm sau khi đăng ký chất lượng sản phẩm

Như đã nói lúc đầu, đăng ký chất lượng là bước đầu tiên trong quy định về công bố chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp cần tiến hành mỗi khi có sản phẩm mới. Sau khi hoàn tất đăng ký chất lượng với cơ quan chức năng, doanh nghiệp cần thực hiện tiếp các bước:

  • Kiểm nghiệm sản phẩm;
  • Công bố chất lượng sản phẩm;
  • Chứng nhận hợp chuẩn hoặc chứng nhận hợp quy (chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế,…);
  • Những yêu cầu khác tùy thuộc vào từng loại sản phẩm và yêu cầu trực tiếp từ cơ quan chức năng.

 

Hy vọng với những thông tin về hoạt động đăng ký chất lượng sản phẩm, Quý doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động trong hoạt động công bố sản phẩm, tạo dựng được thương hiệu lẫn hình ảnh uy tín trên thị trường. Vinacontrol CE - Tổ chức chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng đầu trên cả nước với hệ thống chi nhánh trải dài khắp cả nước, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng mọi lúc mọi nơi với mọi sản phẩm. Liên hệ ngay qua hotline miễn cước 1800.6083 hoặc email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ nhanh chóng.

Tin khác

An toàn điện là gì? 7 Biện pháp đảm bảo an toàn điện

Khái niệm an toàn điện có thể hiểu là một chuỗi các biện pháp ứng phó để đề...

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện | Tìm hiểu ngay

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề mà việc thực hiện hoạt động...

Giấy phép kinh doanh là gì? Tìm hiểu thủ tục đăng ký giấy phép

Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ pháp lý cho phép các cá nhân, tổ chức...

Phân loại lao động theo điều kiện lao động | Hướng dẫn chi tiết

Phân loại lao động theo điều kiện lao động là quá trình xác định và nhóm các...

Tiêu chuẩn ISO 19011 về hệ thống quản lý đánh giá | Tài liệu mới nhất

ISO 19011 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý đánh giá (Auditing...

Kế hoạch là gì? 5 bước xây dựng kế hoạch hiệu quả

Kế hoạch có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực và mục đích khác nhau. Từ kế hoạch...

Lãnh đạo là gì? Phân biệt lãnh đạo với quản lý

Lãnh đạo là quá trình hoặc khả năng của một người hay một nhóm người để hướng...

Kiểm kê khí nhà kính là gì? 9 bước quy trình kiểm kê

Kiểm kê khí nhà kính (KNK) là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các...

Giấy phép môi trường là gì? Thủ tục cấp giấy chi tiết

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp...

Thủ tục nhập khẩu thép vào Việt Nam | 4 Thông tin cần lưu ý

Mặt hàng thép mới không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Do đó, doanh...