COA là gì? Mục đích và tác dụng của giấy COA

COA là giấy chứng nhận không thể thiếu trong quá trình đánh giá chất lượng sản phẩm. Mặc dù vậy, nhiều nhà sản xuất, doanh nghiệp, người bán hàng, người mua hàng vẫn chưa nắm rõ COA là gì và vì sao trong quá trình xuất khẩu phải có chứng chỉ này. Sau đây Vinacontrol CE sẽ cung cấp các thông tin COA là gì và mục đích và tác dụng của giấy COA đối với doanh nghiệp.

 

1. Tìm hiểu về COA

1.1 COA là gì?

COA (hay C/A) là viết tắt của Certificate Of Analysis được hiểu là giấy chứng nhận phân tích. Đây là tài liệu được cung cấp bởi nhà sản xuất, người bán về thành phần và thuộc tính của sản phẩm. Ngoài ra cũng có thể có nhiều nghĩa khác như: Canadian Osteopathic Association, Certificate of authenticity, Change of address,….

Các thông số trong COA chủ yếu có tính chất hoá lý, chẳng hạn như thành phần, độ ẩm, độ chua,… của sản phẩm. Bởi vậy, giấy COA đưa ra các xác nhận và phân tích sản phẩm với các tài liệu được cung cấp bởi người bán về thành phần và thuộc tính của sản phẩm.  Để được cấp giấy COA, doanh nghiệp cần mang sản phẩm đến kiểm nghiệm tại các trung tâm có thẩm quyền như Trung tâm phân tích và thử nghiệm 2 Vinacontrol.

COA (hay C/A) là viết tắt của Certificate Of Analysis

COA (hay C/A) là viết tắt của Certificate Of Analysis

✍  Xem thêm: Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu | Hồ sơ đơn giản - Thủ tục nhanh gọn

1.2 Những quy định cơ bản về COA

C/A phải được cấp bởi các trung tâm kiểm nghiệm độc lập, có chứng năng phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025 hoặc tại các phòng thí nghiệm của nước xuất khẩu.

Thông thường việc phân tích được thực hiện trên các mẫu đại diện trong tổng số hàng hóa bán ra. Việc phân tích có thể được thực hiện tại nhà máy hoặc kho hàng của nhà sản xuất hoặc tại nơi sản phẩm được vận chuyển quốc tế.

1.3 Điều kiện cần có của một COA hợp lệ là gì?

Thứ nhất, phải do trung tâm kiểm nghiệm độc lập có chức năng phòng thí nghiệm, cung cấp giấy chứng nhận ISO 17025. Hoặc kiểm nghiệm tại các trung tâm kiểm nghiệm có chức năng tại Việt Nam;

Thứ hai, Nguyên tắc phân tích sản phẩm đảm bảo theo quy trình sau: Tiếp nhận mẫu cần kiểm nghiệm -> Quản lý mẫu -> Kiểm tra -> Báo cáo kết quả của việc kiểm tra -> Kiểm tra.

1.4 Đăng ký cấp giấy COA

Để nhận được COA, doanh nghiệp cần:

  • Bước 1: Gửi mẫu sản phẩm bạn muốn cấp COA để đánh giá và chứng nhận ISO 17025 trong phòng thí nghiệm có năng lực chuyên môn hoặc bạn có thể kiểm tra sản phẩm của mình tại trung tâm kiểm nghiệm có đủ năng lực theo yêu cầu.
  • Bước 2: Sau khi cơ quan xét nghiệm nhận được mẫu xét nghiệm sẽ tiến hành xét nghiệm, lập COA, báo cáo kết quả xét nghiệm và gửi kết quả cho bạn.

✍  Xem thêm: CFS là gì? Các định nghĩa và hướng dẫn đăng ký giấy lưu hành tự do CFS

2. Sản phẩm nào cần giấy chứng nhận COA

COA là cần thiết được áp dụng đối với các sản phẩm như thực phẩm, rượu vang, rượu mạnh, gia vị, hóa chất, mỹ phẩm, sản phẩm từ động vật, thực vật,… và dược phẩm. Cụ thể:

  • Thức ăn của chúng ta như thịt, hoa quả, gạo,…
  • Các loại gia vị như tiêu, muối, đường,…
  • Các loại hóa chất như axit, clo,…
  • Các loại mỹ phẩm như kem trị mụn, chống nắng, son phấn,…
  • Thuốc, dược phẩm và thực phẩm chức năng
  • Loại đồ uống có chứa cồn như rượu vang, rượu nho,…

 

COA là cần thiết được áp dụng đối với các sản phẩm như thực phẩm, rượu vang, rượu mạnh,..

COA là cần thiết được áp dụng đối với các sản phẩm như thực phẩm, rượu vang, rượu mạnh,..

3. Vì sao cần có bảng phân tích COA?

Bảng phân tích COA là tài liệu không thể thiếu trong hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm vì:

  • Giúp người mua nắm được các thành phần, chất lượng của sản phẩm để khách hàng an tâm hơn khi sử dụng;
  • Là bằng chứng xác thực các sản phẩm đã qua kiểm nghiệm với một kết quả cụ thể và khách quan từ trung tâm kiểm nghiệm. Từ đó giúp các nhà nhập khẩu kiểm tra thành phần và chất lượng của sản phẩm.
  • Giúp doanh nghiệp quản lý tốt chất lượng sản phẩm đầu ra của mình;
  • Giúp cơ quan quản lý biết được chính xác loại hàng hóa đó có đủ điều kiện được phép lưu thông trên thị trường hay không.

✍  Xem thêm: Chứng nhận hợp quy hóa chất | Hỗ trợ thủ tục công bố mới nhất

4. Mục đích và tác dụng của giấy COA

Khi doanh nghiệp là bên xuất khẩu và bên nhập khẩu yêu cầu bắt buộc sản phẩm phải có kết quả kiểm tra xem các thông số sản phẩm có đạt yêu cầu hay không, tuy nhiên không phải doanh nghiệp xuất khẩu nào cũng có phòng thí nghiệm. Và lúc này, tổ chức có thể sử dụng giấy COA. Giấy chứng nhận phân tích COA có thể coi là kết quả thỏa thuận giữa  bên xuất khẩu và bên nhập khẩu. COA đảm bảo các yêu cầu của điều kiện theo các tiêu chí xác định trước. Chứng nhận COA có tác dụng sau:

  • Giấy chứng nhận sản phẩm đã qua xét nghiệm và có kết quả cụ thể giúp người mua có thể kiểm tra thành phần và chất lượng sản phẩm.
  • Tạo độ tin cậy thông qua kết quả xét nghiệm, giúp người mua yên tâm hơn khi nhập những sản phẩm đắt tiền từ người bán.
  • COA có thể được yêu cầu bởi người mua hoặc theo quy định của chính phủ tại nước nhập khẩu và ở hải quan xuất nhập khẩu.
  • Dựa vào COA, được các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, đối chiếu sản phẩm có đạt tiêu chuẩn lưu hành hay không đối với sản phẩm lần đầu xuất hoặc nhập khẩu.
  • COA cũng có thể được sử dụng để xác định mã hàng hóa trong tờ khai nhập khẩu để áp chính xác mã số thuế.
  • Ngoài ra, Chứng nhận COA còn có tác dụng quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp pháp lý giữa các bên liên quan đến chất lượng sản phẩm. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp về chất lượng sản phẩm, Chứng nhận COA sẽ là tài liệu cơ bản để đánh giá chất lượng sản phẩm và giúp giải quyết tranh chấp một cách công bằng và minh bạch.
  • Hơn nữa, Chứng nhận COA cũng có tác dụng hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Thông qua việc cung cấp thông tin về các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm, Chứng nhận COA giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về tính chất và đặc tính của sản phẩm, từ đó phát triển được các sản phẩm mới có chất lượng cao hơn và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

 

COA có thể được yêu cầu bởi người mua hoặc theo quy định pháp luật

COA có thể được yêu cầu bởi người mua hoặc theo quy định pháp luật 

✍  Xem thêm: Chứng nhận ISO 22000 cho doanh nghiệp ngành thực phẩm, đồ uống

5. Nội dung của giấy chứng nhận chất lượng COA

Căn cứ vào nội dung có trong giấy COA, người đọc có thể biết được:

Hạn sử dụng và ngày thử lại:

  • Hạn sử dụng biểu thị khoảng thời gian thực tế mà sản phẩm đã được thiết lập và xác định bằng các nghiên cứu ổn định hay chính là ngày hết hạn của sản phẩm.
  • Ngày thử lại: Là ngày mà doanh nghiệp cần mang mẫu đến trung tâm kiểm nghiệm để phân tích lại. Qua quá trình phân tích, sự thay đổi của mẫu từ thời điểm sản xuất đến ngày kiểm tra lại sẽ được đánh giá. Các giá trị phía sau sẽ cho biết sự ảnh hưởng và đánh giá chất lượng của sản phẩm trong quá trình lưu trữ mẫu.

Độ tinh khiết của mẫu: Trong quá trình sản xuất sản phẩm, các phương pháp kiểm soát mở rộng được sử dụng nhằm đảm bảo sản phẩm không bị giảm chất lượng hay nhiễm bẩn. COA giúp xác minh quá trình phân tích độ tinh khiết ở mức tuyệt đối của mẫu kiểm tra.

Nồng độ dung dịch: Bảng COA sẽ cung cấp chi tiết những tiêu chuẩn được dùng để phát triển giá trị giám sát như sai số, hệ số bao phủ, khoảng tin cậy, các quá trình, bước kết hợp trong giá trị sai số.

Xác minh quá trình phân tích nồng độ bằng việc so sánh nồng độ chuẩn bị khối lượng đã được phân tích với dung dịch đạt chuẩn đã được chuẩn bị độc lập. Tính đồng nhất của các lô sẽ được thể hiện qua phân tích.

Chứng nhận nguồn gốc: Nhà sản xuất cần ghi chép đầy đủ các thiết bị được dùng để truy xuất nguồn gốc.

Cách thức tiến hành thử nghiệm tiêu chuẩn.

Phòng thử nghiệm Vinacontrol

Phòng thử nghiệm Vinacontrol

COA là một tài liệu quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn chất lượng được đưa ra bởi các cơ quan chức năng và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Việc có COA giúp tăng cường niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm và giúp các doanh nghiệp đạt được sự thành công trên thị trường. Trên đây là bài cung câp cấp thông tin COA, hiện tại Vinacontrol CE chưa hỗ trợ cấp giấy chứng nhận COA. Xin cảm ơn.

*Đây là bài cung cấp thông tin Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này.

Tin khác

Chứng nhận GOTS là gì? Chứng nhận dệt may hữu cơ

Chứng nhận GOTS là giấy chứng nhận được cấp cho các doanh nghiệp sản xuất và...

Chứng nhận BRC là gì? So sánh BRC và HACCP

BRC là một tiêu chuẩn quốc tế quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm,...

Hệ số phát thải CO2 theo IPCC | 6 Nội dung cần biết

Hệ số phát thải CO2 là chỉ số đo lường lượng CO2 phát thải vào không khí từ...

Khí nhà kính là gì? Giải pháp giảm thiểu khí nhà kính

Khí nhà kính (Greenhouse Gases - GHG) là những loại khí có khả năng giữ nhiệt...

ESG là gì? 3 lý do doanh nghiệp nên đầu tư vào ESG

ESG là từ viết tắt của ba yếu tố chính: Environmental (Môi trường), Social...

Công bố bánh trung thu | Các quy định & thủ tục mới nhất

Công bố sản phẩm bánh trung thu là quy trình pháp lý mà doanh nghiệp, tổ chức...

Six Sigma là gì? Mô hình Lean Six Sigma

Six Sigma là một phương pháp quản lý chất lượng được phát triển vào những năm...

Khoá học 7 QC Tools | Công cụ quản lý chất lượng

Khóa học 7 QC Tools hay “7 công cụ cơ bản của kiểm soát chất lượng” giúp bạn...

4M 1E là gì? 4 nội dung cần chú ý

4M 1E (viết tắt của Man, Machine, Method, Material và Environment) là một...

Chứng nhận áo giáp chống đạn | Tìm hiểu quy trình từ A-Z

Áo giáp chống đạn là trang bị quan trọng của các nhóm nghề nguy hiểm như lính...