Chứng nhận RoHS là gì? So sánh tiêu chuẩn RoHS và REACH
RoHS (Restriction of Hazardous Substances) là một tiêu chuẩn quốc tế nhằm hạn chế các chất độc hại trong các thiết bị điện và điện tử. Quy định RoHS bắt nguồn từ Liên minh Châu Âu (EU) với mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi các hóa chất độc hại như chì, thủy ngân, cadmium, và các chất khác. Hiện nay, chứng nhận này đã trở thành một tiêu chuẩn bắt buộc cho nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm điện tử trên toàn cầu.
*Đây là bài viết cung cấp thông tin, Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này!
1. Chứng chỉ RoHS là gì?
Chứng chỉ RoHS – Restriction of Hazardous Substances Directive có nghĩa là Sự hạn chế các chất độc hại. RoHS là chứng nhận sản phẩm, thiết bị điện và điện tử không chứa các chất nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người được Liên minh Châu Âu ban hành từ năm 2002 nhưng bắt đầu có hiệu lực chính thức từ 1/7/2006. Chỉ thị 2002/95/EC được ban hành vào năm 2006, tất cả các sản phẩm lưu thông tại thị trường EU sau ngày 01/7/2006 phải tuân thủ đúng tiêu chuẩn RoHS này.
Nồng độ, giới hạn tối đa chứng chỉ RoHS cho phép các chất này có trong sản phẩm là 0,1% hoặc 1000 ppm (riêng cadmium được giới hạn ở 0,01% hoặc 100 ppm) theo trọng lượng.
Điều này có nghĩa là, tất cả sản phẩm điện, điện tử nhập khẩu hoặc sản xuất được tiêu thụ tại thị trường Châu Âu bắt buộc trong thành phần không được chứa các chất trên hoặc có nhưng phải nằm trong mức quy định. Chọn doanh nghiệp nào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm điện, điện tử không đạt tiêu chuẩn RoHS sẽ bị truy tố phạt hành chính và nặng nhất là “bỏ tù”.
Chứng chỉ RoHS – Restriction of Hazardous Substances Directive có nghĩa là Sự hạn chế các chất độc hại
✍ Xem thêm: Chứng nhân hợp quy thiết bị điện gia dụng, điện tử | Quy trình chi tiết
2. Tại sao phải chứng nhận RoHS?
- Tuân thủ quy định pháp luật ở nhiều quốc gia, đặc biệt là EU, để sản phẩm được phép lưu hành.
- Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng khỏi các chất độc hại như chì, thủy ngân, cadmium.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng cách hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại trong sản phẩm.
- Nâng cao uy tín doanh nghiệp với sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường.
- Mở rộng thị trường quốc tế, đặc biệt là các thị trường yêu cầu RoHS như EU, Nhật Bản.
- Tối ưu hóa chi phí sản xuất và giảm rủi ro pháp lý liên quan đến xử lý chất thải nguy hại.
- Đặt nền móng cho việc tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường khác như REACH, WEEE.
Sản phẩm lưu thông tại thị trường EU sau ngày 01/7/2006 phải tuân thủ đúng tiêu chuẩn RoHS
3. 6 chất bị hạn chế sử dụng theo chứng chỉ RoHS
Chỉ thị RoHS quy định hạn chế việc sử dụng sáu hóa chất gồm: chì, cadmium, thủy ngân và crom hóa trị sáu, cũng như các chất chống cháy polybrominated biphenyls (PBB) và polybrominated diphenyl ete (PBDE).
STT |
Hóa chất |
Hàm lượng giới hạn cho phép |
1 |
Chì (Pb) |
0,1% khối lượng |
2 |
Thủy ngân (Hg) |
0,1% khối lượng |
3 |
Cadmium (Cd) |
0,01% khối lượng |
4 |
Crom hóa trị sáu (Cr6+) |
0,1% khối lượng |
5 |
Polybrominated biphenyls (PBB) |
0,1% khối lượng |
6 |
Polybrominated diphenyl ete (PBDE) |
0,1% khối lượng |
Khi dính vào cơ thể, các hợp chất này không thể rửa trôi bằng nước hoặc một số loại nước rửa tay. Do đó, cần hạn chế tiếp xúc với chúng tối đa.
6 chất bị hạn chế sử dụng theo chứng chỉ RoHS
✍ Xem thêm: Nhãn năng lượng trên thiết bị điện | 5 Nội dung cần lưu ý
4. Phạm vi áp dụng các chứng chỉ ROHS
- Thiết bị gia dụng lớn: máy điều hòa, máy giặt, tủ đông, lò vi sóng,…
- Thiết bị gia dụng nhỏ: máy hút bụi, quạt máy, bếp điện,…
- Thiết bị viễn thông – công nghệ: PC, laptop, điện thoại, máy fax…
- Thiết bị điện tiêu dùng: loa, đầu DVD, tivi,…
- Thiết bị chiếu sáng: đèn huỳnh quang, đèn halogen,…
- Dụng cụ điện – điện tử: máy khoan, máy bơm nước, máy may, bộ điều khiển điện,…
- Đồ chơi, thiết bị thể thao và giải trí:máy chơi game PS, máy chạy bộ,…
- Dụng cụ y tế: máy trợ khí, máy đo nhịp tim, máy đo huyết áp,…
- Thiết bị chế biến tự động: máy pha cà phê, máy ép trái cây, máy xay sinh tố…
- Dụng cụ kiểm soát và quan sát: camera, máy hút khói, lò sưởi, …
- Một số loại thiết bị bán dẫn khác
Phạm vi áp dụng các chứng chỉ ROHS
5. Tổng hợp full từ RoHS 1 đến RoHS 10
5.1 Tiêu chuẩn RoHS 1
Tiêu chuẩn RoHS 1 được áp dụng từ ngày 01/7/2006, có liên quan chặt chẽ với chỉ thị về thiết bị điện và điện tử thải loại 2002/96/EC (WEEE). Theo đó, tiêu chuẩn RoHS 1 sẽ hạn chế tối đa 5 chất nguy hiểm sau:
5.2 Tiêu chuẩn RoHS 2
RoHS 2, tiêu chuẩn bổ sung cho RoHS, đã được áp dụng theo chỉ thị Recast RoHS 2 2011/65/EU từ ngày 21/7/2011. Điều này đã mở rộng phạm vi hạn chế để bao gồm cả dây cáp và các phụ kiện dự phòng.
Các thiết bị điện, điện tử và các phụ kiện đi kèm phải tuân thủ chỉ thị này khi tham gia vào thị trường EU. Để đảm bảo đạt chất lượng theo tiêu chuẩn CE, mỗi sản phẩm phải được cấp chứng chỉ tuân thủ RoHS 2.
5.3 Tiêu chuẩn RoHS 3
RoHS 3 là tiêu chuẩn được chỉ thị số 2015/863 đưa vào và có hiệu lực năm 2019. Tiêu chuẩn này bổ sung thêm 4 chất hóa học có hại mới vào danh danh sách các chất độc hại cần được hạn chế trong thiết bị điện, điện tử.
5.4 Tiêu chuẩn RoHS mới nhất – RoHS 10
RoHS 10 là tiêu chuẩn tiên tiến nhất, quy định ngưỡng hạn chế % cho 10 hợp chất trong quy trình sản xuất.
Tiêu chuẩn này được văn bản hóa trong RoHS 3 và chính thức có hiệu lực từ ngày 22/7/2015. Theo đó, 10 chất hóa học độc hại được quy định giới hạn bao gồm: chì, thủy ngân, cadmium, crôm VI, PBBs, PBDEs, và 4 loại phthalate (DEHP, BBP, DBP, DIBP), nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi các tác động tiêu cực.
✍ Xem thêm: Danh mục thiết bị điện bắt buộc phải kiểm định | Hỗ trợ toàn quốc
6. So sánh tiêu chuẩn RoHS và REACH
Dưới đây là bảng so sánh giữa tiêu chuẩn RoHS và REACH. Bảng này giúp dễ dàng so sánh điểm khác biệt chính giữa hai tiêu chuẩn:
Tiêu chí |
RoHS |
REACH |
Phạm vi áp dụng |
Áp dụng cho các thiết bị điện và điện tử, giới hạn 10 chất độc hại như chì, thủy ngân, cadmium. |
Áp dụng rộng rãi cho tất cả các sản phẩm và ngành công nghiệp sử dụng hóa chất tại EU. |
Mục tiêu |
Hạn chế sử dụng các chất nguy hiểm trong thiết bị điện tử để bảo vệ sức khỏe người dùng và môi trường. |
Bảo vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi rủi ro từ hóa chất trong tất cả các sản phẩm. |
Đối tượng quản lý |
Tập trung vào các nhà sản xuất thiết bị điện, điện tử và các nhà cung cấp thành phần liên quan. |
Quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất đến nhà nhập khẩu và nhà phân phối. |
Chất hóa học kiểm soát |
Giới hạn chỉ 10 chất độc hại (bao gồm chì, thủy ngân, cadmium). |
Kiểm soát hàng nghìn hóa chất, bao gồm các chất có thể gây ung thư, đột biến, hoặc độc hại. |
Chứng nhận |
Yêu cầu chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn trước khi đưa ra thị trường. |
Yêu cầu đăng ký và đánh giá hóa chất trước khi sử dụng, có trách nhiệm kiểm soát rủi ro. |
So sánh tiêu chuẩn RoHS và REACH
Kết luận
Chứng nhận RoHS không chỉ là một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử, mà còn là một cam kết về bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng. Việc tuân thủ RoHS giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Tin khác