Tiêu chuẩn REACH là gì? Phân biệt với tiêu chuẩn ROHS
Tiêu chuẩn REACH và tiêu chuẩn ROHS là hai quy định quan trọng trong lĩnh vực an toàn hóa chất và môi trường. Trong bài viết này, Vinacontrol CE sẽ đi vào chi tiết về mỗi tiêu chuẩn, từ đó giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa và phân biệt giữa những tiêu chuẩn này.
1. Tiêu chuẩn REACH là gì?
REACH là cụm từ viết tắt cho :
- Reachlogo
- Reachlogo
- Registration (đăng ký).
- Evaluation (đánh giá)
- Authorization (cấp phép)
- Restriction (hạn chế)
REACH là một quy định của Liên minh châu Âu (EU) về hóa chất và sử dụng an toàn hóa chất. Quy định này được ban hành ngày 01/06/2007 và sẽ được thực hiện trong nhiều giai đoạn trong vòng 10 năm. Mục đích của quy định này nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho con người và môi trường bằng cách áp dụng các phương pháp đánh giá độ nguy hại của các chất mà không ảnh hưởng đến lưu thông hóa chất trong thị trường EU.
REACH được áp dụng trong tất cả 27 nước thuộc EU. Ngoài ra, Iceland, Lichtenstein và Na Uy, những nước nằm trong vùng kinh tế châu Âu đang có kế hoạch đưa REACH vào áp dụng. Khi áp dụng luật này thì việc xuất khẩu vào các quốc gia này cũng phải tuân thủ REACH giống như các nước thuộc EU.
REACH là một quy định về hóa chất và sử dụng an toàn hóa chất
✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy hoá chất | Danh mục các hoá chất phải hợp quy
1.1 Phạm vi áp dụng của REACH
Tiêu chuẩn REACH có thể áp dụng với những sản phẩm sau:
- Chất (đơn chất và hợp chất)
- Chế phẩm (hỗn hợp hay dung dịch được tạo từ 02 hay nhiều chất)
- Vật phẩm (một vật thể mà hình dáng, bề mặt hay thiết kế đặc biệt tạo ra trong quá trình sản xuất góp phần xác định các chức năng của nó, thay vì thành phần hóa học của nó, ví dụ đồ chơi, giày dép, quần áo, đồ nội thất,…)
1.2 Đối tượng áp dụng REACH
- Nhà sản xuất
- Đơn vị chứng nhận thứ 3 độc lập (Third Party Certifier - TPC)
- Nhà nhập khẩu/kinh doanh/phân phối
- Người tiêu dùng (cá nhân, tập thể sử dụng chất)
1.3 Yêu cầu chính của REACH
► Registration - Đăng ký
Các nhà sản xuất/nhập khẩu: số lượng từ 01 tấn/năm trở lên hoặc nhập khẩu các sản phẩm có thể phát thải ra các chất độc hại với số lượng từ 01 tấn/năm trở lên phải đăng ký với Cơ quan quản lý hóa chất châu Âu (ECHA)
Việc đăng ký được thực hiện bằng cách nộp hồ sơ kỹ thuật chi tiết tất cả tính chất hóa lý và độc tính của các chất cùng với những biện pháp an toàn cần thiết khi sử dụng và lưu trữ
Để đăng ký REACH thành công, đối với các chất có trong sản phẩm được nhập khẩu hoặc sản xuất với số lượng lớn hơn 10 tấn/năm cần phải có một báo cáo an toàn hóa chất bao gồm các khả năng tiếp xúc dự kiến
► Evaluation - Đánh giá
Các chuyên gia của ECHA sẽ đánh giá tất cả tài liệu đăng ký REACH và có thể yêu cầu thêm thông tin nếu thấy cần thiết.
Nhà sản xuất/nhập khẩu sản phẩm cần phải thông báo với ECHA nếu trong sản phẩm có bất kỳ chất có nguy cơ cao nào có nồng độ vượt trên 0.1% tính theo khối lượng
► Authorisation - Chứng nhận
Việc cấp phép của ECHA áp dụng cho các chất nằm trong “Danh sách cách chất có nguy cơ cao" (SVHC)
Danh sách các chất được cấp phép nằm trong các loại sau:
- CMR – chất gây ung thư, gây đột biến hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
- PBT – khó phân hủy, tích lũy sinh học và độc hại
- vPvB – rất khó phân hủy và tích lũy sinh học cao
- Các chất có nguy cơ tương đương với bằng chứng khoa học cho thấy tác động nghiêm trọng có thể xảy ra
► Restriction of Chemical substances - Hạn chế các chất hóa học
Các nước thành viên Liên minh châu Âu có thể đề xuất hạn chế sản xuất, tiếp thị và sử dụng các chất gây nguy hiểm và các chế phẩm. Các chất này có thể bị hạn chế hoàn toàn nếu việc sử dụng mang đến những rủi ro nghiêm trọng đối với sức khỏe và môi trường (Phụ lục XVII REACH).
Hiện tại có 211 chất (tính đến ngày 19/01/2021).
Tổ chức ECHA 06 tháng một lần sẽ bỏ phiếu để xác định những chất được bổ sung vào danh sách (SVHC) Tất cả nhà máy sản xuất, nhập khẩu, bán lẻ vào thị trường châu Âu cần phải đảm bảo sản phẩm của họ có hàm lượng dưới 0,1% về khối lượng chất có nguy cơ cao để tránh các bị phạt và thu hồi sản phẩm.
Các chất bị hạn chế theo “Chỉ thị RoHS” đều nằm trong danh sách các chất bị hạn chế REACH.
REACH là một quy định của Liên minh châu Âu (EU)
✍ Xem thêm: Đào tạo an toàn lao động đối với hoá chất | Cấp thẻ an toàn theo Nghị định 44/2016 NĐ-CP
2. Tại sao doanh nghiệp cần tuân thủ REACH?
Reach SVHC là chứng nhận tiêu chuẩn đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp. Đặc biệt là những doanh nghiệp mong muốn xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU. Khi đạt chứng nhận, các sản phẩm sẽ được đối tác và khách hàng tin tưởng lựa chọn. Tiêu chuẩn này như một tấm vé thông hành giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng cơ hội xuất khẩu của mình.
2.1 Mục đích của quy định REACH
Trong luật Reach, các doanh nghiệp, nhà sản xuất có nghĩa vụ thông báo về chất có nguy cơ cao SVHC. Việc sử dụng các chất có nguy cơ cao (SVHC) cho các mục đích cụ thể, dù với liều lượng lớn hay nhỏ, đều phải được cấp phép. SVHC bao gồm các chất được phân loại thành:
- CMR (Chất gây ung thư, gây đột biến hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản)
- PBT (Chất khó phân hủy, tích tụ sinh học)
- vPvBs (Chất rất khó phân hủy và tích tụ sinh học rất cao)
- Các chất được xác định dựa trên bằng chứng khoa học là có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người hoặc môi trường và tương đương với PBT hoặc vPvB
Mục đích của Quy định REACH là đảm bảo an toàn sức khỏe cho con người và môi trường ở mức cao bằng cách áp dụng các phương pháp đánh giá độ nguy hại của các chất mà không ảnh hưởng đến lưu thông hóa chất thị trường trong nước.
Mục đích của quy định REACH
✍ Xem thêm: Thử nghiệm hoá chất - xăng dầu | Kết quả nhanh chóng
2.2 Lợi ích của REACH đối với doanh nghiệp
Đối với các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu:
- Cung cấp thông tin về các mối nguy hiểm của hóa chất.
- Đánh giá và quản lý rủi ro về an toàn hóa chất.
- Đăng ký các hóa chất cho tất cả các mục đích sử dụng.
Giấy phép REACH là điều kiện bắt buộc khi muốn xuất khẩu hàng vào các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) và là điều kiện cần khi xuất khẩu vào các nước khác (ví dụ Nhật, Hàn, Úc,…)• Tại thị trường Việt Nam hiện nay chỉ có các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện/điện tử mà cụ thể là điện thoại di động và thiết bị media cần có REACH, các lĩnh vực khác rất ít đơn vị có nên nếu được chứng nhận REACH sẽ là điểm nổi bật, giúp các đơn vị dễ dàng kinh doanh và trúng thầu.
Ngoài ra, chứng nhận REACH còn mang lại những lợi ích sau:
- Đảm bảo có sẵn thông tin liên quan đến rủi ro do hóa chất gây ra.
- Khuyến khích ngành công nghiệp phát triển
- Các chất ít nguy hiểm hơn cho sức khỏe.
- Các chất ít gây hại cho môi trường.
- Cho phép các Cơ quan có thẩm quyền của Liên minh Châu Âu thực hiện hành động nhanh hơn đối với các rủi ro và mối nguy hiểm về hóa chất.
- Thúc đẩy các phương pháp thay thế để đánh giá mối nguy của các chất.
- Đảm bảo sự lưu hành tự do của các chất trên thị trường nội bộ của Liên minh Châu Âu.
Lợi ích của REACH đối với doanh nghiệp
✍ Xem thêm: Kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu | Tư vấn thủ tục nhập khẩu mới nhất
3. Chứng nhận REACH SVHC là gì?
Trong luật Reach, các doanh nghiệp, nhà sản xuất có nghĩa vụ thông báo về chất có nguy cơ cao SVHC. Đây là những chất gây ra nhiều độc hại cho sức khỏe con người và môi trường. Như là gây rối loạn nội tiết, gây ung thư hay gây đột biến và độc hại cho sinh sản…Các chất có nguy cơ cao có thể vô tình hay cố ý được đưa vào trong quá trình sản xuất hoặc trong chuỗi cung ứng. Bởi vậy, để hạn chế và ngăn cấm sử dụng các chất SVHC trong sản xuất, chứng nhận Reach về chất có nguy cơ cao đã được ban hành.
Chứng nhận này với mục đích bảo vệ con người và thiên nhiên thông qua việc ghi chép lại chi tiết thông tin về các hóa chất được tìm thấy ở khu vực Liên minh châu Âu. Reach là tên viết tắt của các chữ cái đầu trong cụm tiếng anh Register, Assess, Authorization of Chemicals. Nghĩa là chứng nhận có đăng ký, đánh giá và cấp phép hóa chất.
Tìm hiểu chứng nhận REACH SVHC
✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 14001 hệ thống quản lý môi trường | Thực hiện trách nhiệm doanh nghiệp
4. Làm thế nào để đạt được chứng nhận REACH?
Quy trình chứng nhận REACH gồm các bước dưới đây:
- Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
- Chuẩn bị báo cáo an toàn hóa chất và các dịch vụ liên quan đến Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS/CLP)
- Thử nghiệm hóa học (chất bị hạn chế sử dụng, chất có nguy cơ cao (SVHC))
- Đào tạo (đào tạo nội bộ và đào tạo nhà cung cấp)
Lưu ý: Doanh nghiệp cần tiến hành các hoạt động sau để chuẩn bị chứng nhận REACH hiệu quả nhất
- Đánh giá danh mục các sản phẩm của doanh nghiệp.
- Kiểm tra xem trong sản phẩm có chứa các chất hay hỗn hợp chất nào hay không. Nếu có cần xem xét rằng loại hóa chất đó có phải đăng ký Reach theo điều 7(1) hay không.
- Kiểm tra các loại hóa chất trong sản phẩm với bộ phận Nghiên cứu và phát triển, thu mua và chuỗi cung ứng.
- Trong trường hợp xuất hiện các hóa chất tiềm ẩn, doanh nghiệp cần xác nhận thông qua thí nghiệm hoặc xét nghiệm sàng lọc.
- Kiểm tra danh sách các chất Candidate list để xem sản phẩm có chứa các chất SVHC hay không. Nếu có cần thông báo với Cơ quan hóa chất châu Âu. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn đề ra thì sẽ được cấp chứng nhận.
Ảnh minh hoạ mẫu giấy chứng nhận REACH
*Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này
5. Phân biệt giữa tiêu chuẩn REACH và ROHS
5.1 Điểm giống giữa tiêu chuẩn REACH và ROHS
REACH và RoHS là các quy định khá phức tạp của Việt Nam, tác động đến hầu hết các DN nước ngoài khi kinh doanh, xuất nhập khẩu hóa chất và sản phẩm có chứa hóa chất vào thị trường này. Theo REACH và RoHS, các tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng hóa chất phải đảm bảo các hóa chất đó không gây hại cho con người và môi trường.
Trong danh mục bắt buộc khai báo bao gồm tất cả các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp, công nghệ thông tin, liên quan đến tiêu dùng như hóa chất, nhuộm, in, vải sợi, may mặc, giày dép, đồ chơi, đồ điện tử, vật dụng trong nhà, đồ gỗ, mỹ phẩm, chất thơm trong nến, sơn.
Các quy định REACH và RoSH tác động đến hầu hết các DN nước ngoài xuất khẩu các hàng hóa có chứa hóa chất (ở dạng bắt buộc phải có hoặc dạng hóa chất phát sinh ngoài ý muốn) sang thị trường Việt Nam. Ngoài ra, quy định RoHS còn được hiểu như một rào cản kỹ thuật. Hàng hóa xuất khẩu vào Việt Nam đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định này.
5.2 Tiêu chuẩn ROHS là gì?
ROHS là tên viết tắt của Restriction Of Hazardous Substances, được dịch là Sự hạn chế các chất độc hại. ROHS là một bộ quy tắc tiêu chuẩn được pháp luật Châu Âu ban hành và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006 nhằm bảo vệ con người và môi trường khỏi các chất độc hại có trong các sản phẩm điện và điện tử. Do đó tất cả sản phẩm điện – điện tử được bán tại thị trường Châu Âu bắt buộc phải tuân thủ bộ tập hợp các tiêu chẩn này.
Có sáu chất độc hại mà ROHS quy định tuân thủ trong việc hạn chế sử dụng như sau:
- Chì (Pb): Chì là chất được sử dụng chính trong sản xuất pin, tivi và màn hình máy tính.
- Cadmim (Cd): Cadmium được sử dụng trong sản xuất pin cadmium mạ kền, mạ điện, chất nhuộm, hợp kim hàn, hệ thống cảnh báo,…
- Thủy ngân (Hg): Thủy ngân được sử dụng trong các nhà máy sản xuất đèn huỳnh quang, mạ nhôm, bản mạch in…
- Hexavalent chromium (Cr6+): Crom hóa trị 6 được sử dụng trong công nghệ in ảnh, sơn, nhựa, sản xuất thép không gỉ…
- Polybrominated biphenyls (PBB): Hợp chất này được sử dụng sản xuất các bọt nhựa, chất dẻo có trong các thiết bị điện trong nhà…
- Polybrominated diphenyl ethers (PBDE): Hợp chất này được sử dụng trong thiết bị điện gia dụng, bảng mạch in, tụ điện…
Phạm vi áp dụng các tiêu chuẩn ROHS là trên 11 nhóm sản phẩm dưới đây:
- Đồ gia dụng lớn
- Đồ gia dụng nhỏ
- Thiết bị viễn thông và IT
- Thiết bị tiêu dùng
- Thiết bị chiếu sáng
- Dụng cụ điện và điện tử
- Đồ chơi, thiết bị thể thao và giải trí
- Dụng cụ y khoa
- Dụng cụ kiểm soát và quan sát
- Máy chế biến tự động
- Thiết bị bán dẫn
✍ Xem thêm: Chứng nhận PEFC về quản lý rừng | Chứng nhận uy tín - Tư vấn từ A-Z
5.3 Sự khác biệt chính giữa tiêu chuẩn REACH và ROHS
Trong khi REACH tập trung vào quản lý các chất hóa học, tiêu chuẩn ROHS (Restriction of Hazardous Substances Directive) là một quy định của EU nhằm hạn chế việc sử dụng các chất hóa học nguy hiểm trong các sản phẩm điện tử. ROHS chỉ định một số chất hóa học cụ thể, bao gồm chì, thủy ngân, cadmium, và một số kim loại nặng khác, mà các sản phẩm điện tử không được phép sử dụng.
|
Tiêu chuẩn REACH |
Tiêu chuẩn ROHS |
Phạm vi áp dụng |
REACH áp dụng cho tất cả các loại hóa chất và sản phẩm chứa hóa chất. |
ROHS chỉ áp dụng cho các sản phẩm điện tử. |
Mục tiêu chính |
EACH tập trung vào bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước các nguy cơ từ hóa chất. |
ROHS tập trung vào việc giảm thiểu các chất hóa học nguy hiểm trong các sản phẩm điện tử. |
Phương thức tuân thủ |
REACH yêu cầu các công ty đăng ký và cung cấp thông tin về các chất hóa chất. |
ROHS yêu cầu tuân thủ bằng cách xác nhận rằng sản phẩm không chứa các chất cấm. |
Sự khác biệt chính giữa tiêu chuẩn REACH và ROHS
Kết luận
Trong môi trường kinh doanh ngày nay, việc hiểu và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và môi trường là rất quan trọng. REACH và ROHS đều đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng sản phẩm của doanh nghiệp là an toàn cho người tiêu dùng và môi trường. Bằng cách hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng, các doanh nghiệp có thể phát triển và sản xuất các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn này một cách hiệu quả.
*Đây là bài viết cung cấp thông tin, Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này
Tin khác