[TOP 10] Danh mục thiết bị điện bắt buộc phải kiểm định

Theo quy định tại Thông tư 33/2015/TT/BCT các thiết bị, dụng cụ điện phải thực hiện kiểm định. Các thiết bị điện, dụng cụ điện cần kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng, sau khi sửa chữa và kiểm định định kì 3 năm/lần.  Vinacontrol CE là đơn vị được Bộ Công thương chỉ định thực hiện kiểm định thiết bị điện, kiểm định hệ thống điện

Tìm hiểu thông tin:

          ✅ Kiểm định thiết bị điện là gì? Lợi ích kiểm định thiết bị điện

          ✅ Thời gian, quy định kiểm định an toàn thiết bị điện 

Kiểm định thiết bị điện

Kiểm định viên Vinacontrol CE kiểm định thiết bị điện tại nhà máy

1. Tại sao phải kiểm định thiết bị điện?

Tất cả các tổ chức để vận hành hoạt động sản xuất, kinh doanh đều cần sử dụng thiết bị điện. Tuy nhiên hoạt động của thiết bị điện cần được kiểm soát nghiêm ngặt bởi những sự cố ngoài ý muốn do thiết bị điện gây ra thường sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động và gây thiệt hại lớn về tài sản. 

Chính vì vậy, thiết bị điện phải được kiểm định kỹ thuật an toàn.

Các căn cứ pháp lý cho kiểm định thiết bị điện:

- Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2016; Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

- Căn cứ Điều 1 - Phạm vi điều chỉnh của Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;

- Căn cứ Điều 57 - An toàn trong sử dụng điện cho sản xuất của Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004:

  • Tổ chức, cá nhân sử dụng điện để sản xuất phải thực hiện các quy định về an toàn điện , quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN);
  • Các thiết bị, hệ thống thiết bị sử dụng điện, hệ thống chống sét, nối đất phải được kiểm tra nghiệm thu, kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường theo quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện. Sơ đồ của các hệ thống này phải đúng với thực tế và phải được lưu giữ cùng các biên bản kiểm tra trong suốt quá trình hoạt động.

- Căn cứ Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;

- Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

- Thông tư số 33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ Công Thương quy định về kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị, dụng cụ điện, có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 01 năm 2017

  • Điều 1 - Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định về kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị, dụng cụ điện trước khi đưa vào sử dụng và trong quá trình sử dụng, vận hành;
  • Điều 2 - Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng, vận hành các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định an toàn kỹ thuật; các tổ chức kiểm định; tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

 

2. Danh mục thiết bị điện yêu cầu phải kiểm định?

Kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện là việc đánh giá theo quy trình về mức độ an toàn của thiết bị và dụng cụ điện trước khi đưa vào sử dụng, vận hành trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Các thiết bị điện nào cần phải Kiểm định theo quy định của Bộ Công Thương?

Danh mục các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định (ban hành kèm theo Thông tư 33/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương). Trong đó các thiết bị sử dụng ở môi trường không có nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ, có cấp điện áp từ 1.000V trở lên.

1. Chống sét van

Chống sét van

2. Máy biến áp

Máy biến áp khôMáy biến áp dầu

Máy biến áp khô và máy biến áp dầu

3. Máy cắt

Máy cắttủ RMU

Máy cắt và tủ RMU

4. Cáp điện

Cáp điệnCáp điện

5. Cầu dao cách ly, cầu dao tiếp địa

Cầu dao cách ly và cầu dao có tiếp địa 24kV/35kV

Cầu dao cách ly và cầu dao có tiếp địa 24kV/35kV

6. Sào cách điện, các sản phẩm cách điện khác

Sào cách điện

7. Chống sét van

Chống sét vanChống sét van

 8. Tủ điện và các thiết bị trong tủ điện

  • Tủ điện
  • Aptomat
  • Các rơ le
  • Công tắc tơ đóng tắt nguồn chính

9. Máy phát điện

Kiểm định an toàn máy phát điện

10. Các sản phẩm cách điện khác

  • Găng tay cách điện;
  • Thảm cách điện;
  • Ủng cách điện...

 

3. Quy trình kiểm định thiết bị điện như thế nào?

Nội dung kiểm định được quy định cụ thể trong các quy trình kiểm định được ban hành tương ứng với từng loại thiết bị, dụng cụ điện, bao gồm một hoặc nhiều nội dung chính sau:

  1. Kiểm tra bên ngoài;
  2. Đo điện trở cách điện;
  3. Đo điện trở của các cuộn dây;
  4. Kiểm tra độ bền của điện môi;
  5. Đo điện trở tiếp xúc;
  6. Đo dòng điện rò;
  7. Đo các thông số đóng cắt thiết bị;
  8. Kiểm tra hoạt động của các cơ cấu an toàn, các bộ phận có chức năng bảo vệ như bộ điều tốc, phanh hãm.

 

4. Trung tâm kiểm định an toàn thiết bị điện tại Việt Nam?

Hiện tại chỉ có tổ chức kiểm định được chỉ định trực tiếp bởi Bộ Công Thương mới được phép kiểm định thiết bị điện.

Vinacontrol CE là đơn vị được chỉ định bởi Bộ Công Thương theo giấy chứng nhận số: 3509/GCNHĐKĐ-BCT, với phạm vi kiểm định các thiết bị điện có cấp điện áp từ 0 – 35 kV, theo danh mục sau:

  • Cầu dao cách ly, cầu dao tiếp địa; QTKĐ kỹ thuật an toàn Cầu dao cách ly, Cầu dao tiếp địa – Ký hiệu WI 1628;
  • Sào cách điện, QTKĐ kỹ thuật an toàn Sào cách điện – Ký hiệu WI 1630;
  • Cáp điện, QTKĐ kỹ thuật an toàn Cáp điện – Ký hiệu WI 1634;
  • Máy cắt, QTKĐ kỹ thuật an toàn Máy cắt điện – Ký hiệu WI 1635;
  • Máy biến áp, QTKĐ kỹ thuật an toàn Máy biến áp – Ký hiệu WI 1637;
  • Chống sét van, QTKĐ kỹ thuật an toàn Chống sét van – Ký hiệu WI 1638.

Vinacontrol CE với hệ thống trang thiết bị đồng bộ, hoàn tất và đội ngũ kiểm định viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm có thể thực hiện Kiểm định thiết bị điện ở mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam với thời gian thực hiện nhanh chóng, chi phí hợp lý nhất.

Mọi thắc mắc hay yêu cầu về dịch vụ kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng cụ điện, quý khách hàng liên hệ 1800.6083để được giải đáp hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ tốt nhất.

Tin khác

Bài tập tình huống ISO 9001:2015 | Hướng dẫn thực hành bài tập

Trong quá trình triển khai ISO 9001:2015, các doanh nghiệp thường gặp phải...

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001:2015 | Hướng dẫn chi tiết

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001 là hệ thống các hoạt động nhằm đảm...

10 điều khoản ISO 9001:2015 | Cập nhật mới nhất

ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng (QMS),...

Hướng dẫn báo cáo kiểm kê khí nhà kính | Từ A-Z

Báo cáo kiểm kê khí nhà kính (KNK) là một tài liệu ghi lại toàn bộ lượng khí...

OHSAS 18001 - Hệ thống quản lý Sức khoẻ và An toàn

Chứng nhận OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến những yêu cầu...

Công bố hợp quy là gì? Hướng dẫn thủ tục công bố nhanh

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch...

Chứng nhận hợp chuẩn là gì? Lợi ích khi đạt giấy chứng nhận

Chứng nhận hợp chuẩn hay chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn là việc xác nhận đối...

Kiểm định - Hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Phương tiện đo lường là những công cụ, thiết bị vô cùng phổ biến trong sản...

Giám định thiết bị, máy móc, dây chuyền

Giám định máy móc thiết bị là sử dụng những phương pháp và trang thiết bị đo...

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo BS EN 14891:2017

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo tiêu chuẩn BS EN 14891:2017...