Chứng nhận hợp quy rượu | Thủ tục công bố hợp quy rượu

Các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đồ uống chứa cồn trong đó có rượu cần lưu ý thực hiện các thủ tục chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo Luật định. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu chứng nhận hợp quy rượu tốt nhất. Dưới đây, Vinacontrol CE sẽ cung cấp các thông tin xung quan thủ tục chứng nhận và công bố hợp quy đối với sản phẩm rượu.

 

1. Chứng nhận hợp quy rượu theo QCVN 6-3:2010/BYT

Chứng nhận hợp quy rượu là quá trình kiểm tra và xác nhận rằng sản phẩm rượu của các nhà sản xuất tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn và quy định về an toàn và chất lượng trong quá trình sản xuất, đóng gói và phân phối sản phẩm rượu. QCVN 6-3:2010/BYT là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Y tế ban hành đối với các sản phẩm đồ uống có cồn. Theo đó, các sản phẩm rượu cần phải được chứng nhận hợp quy theo QCVN 6-3:2010/BYT.

Chứng nhận hợp quy rượu được cấp bởi các cơ quan quản lý chính phủ hoặc tổ chức chứng nhận độc lập có thẩm quyền trong lĩnh vực này.

Các sản phẩm rượu cần phải được chứng nhận hợp quy theo QCVN 6-3:2010/BYT

Các sản phẩm rượu cần phải được chứng nhận hợp quy theo QCVN 6-3:2010/BYT

✍  Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 | Tư vấn quy trình cải tiến chất lượng 

2. Tại sao phải chứng nhận hợp quy rượu?

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính Phủ, tất cả các sản phẩm rượu dù là sản phẩm nhập khẩu hay sản xuất trong nước cũng đều phải thực hiện tự công bố. Cơ sở nào không chấp hành theo quy định sẽ bị xử phạt nghiêm trước pháp luật. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu chắc chắc không còn xa lại gì với việc công bố hợp quy bởi đây là quy định bắt buộc phải tuân theo. Theo đó, cá nhân tổ chức cần chú ý thực hiện chứng nhận hợp quy rượu, để trên cơ sở chứng nhận hợp quy có thể thực hiện công bố hợp quy sản phẩm theo đúng quy định pháp luật.

Thời gian gần đây các vụ ngộ độc do rượu diễn ra ngày càng nhiều, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của người dùng. Nguyên nhân chính của các vụ ngộ độc này là sử dụng rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được kiểm chứng về an toàn thực phẩm. Do vậy Bộ y tế đã đưa ta quy định bắt buộc các sản phẩm rượu cần phải công bố hợp quy sản phẩm rượu trước khi tiêu thụ trên thị trường.

Việc chứng nhận hợp quy rượu sẽ giúp các cơ quan chức năng nhà nước kiểm soát chặt chẽ về chất lượng an toàn thực phẩm. Đồng thời giúp hạn chế sản phẩm kém chất lượng, người tiêu dùng yên tâm khi lựa chọn và sử dụng sản phẩm. Từ đó giúp bảo về sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng một cách tốt nhất.

Không những vậy, chứng nhận hợp quy sản phẩm rượu còn giúp các cơ sản sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu nâng cao độ uy tín với khách hàng. Qua đó tạo lợi thế trong cạnh tranh, gây dựng thương hiệu, tăng doanh thu trong kinh doanh.

Các vụ ngộ độc do rượu kém chất lượng chưa được chứng nhận hợp quy

Các vụ ngộ độc do rượu kém chất lượng chưa được chứng nhận hợp quy

✍  Xem thêm: Kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu | Hồ sơ  - Thủ tục 

3. Quy trình chứng nhận hợp quy sản phẩm rượu

Dưới đây là quy trình chứng nhận hợp quy rượu cơ bản:

► Bước 1. Đăng ký và chuẩn bị:

Nhà sản xuất rượu quan tâm đến chứng nhận hợp quy phải đăng ký với cơ quan chứng nhận hoặc tổ chức quản lý tương ứng. Họ sẽ nhận được thông tin và hướng dẫn về các yêu cầu chứng nhận cụ thể và các tài liệu cần thiết.

► Bước 2. Kiểm tra và đánh giá:

Cơ quan chứng nhận sẽ thực hiện kiểm tra và đánh giá quy trình sản xuất và các yếu tố khác liên quan đến chất lượng rượu. Điều này bao gồm kiểm tra các cơ sở sản xuất, quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm và phân tích mẫu thử nghiệm.

► Bước 3. Thử nghiệm sản phẩm:

Các mẫu rượu từ các nhà sản xuất sẽ được thu thập và gửi đi thử nghiệm độc lập bởi các tổ chức hoặc phòng thí nghiệm có uy tín. Các thử nghiệm này sẽ xác định hàm lượng cồn, hàm lượng các chất gây hại và các thông số chất lượng khác để đảm bảo rằng rượu đáp ứng các yêu cầu quy định.

► Bước 4. Kiểm tra tài liệu:

Các nhà sản xuất rượu cần chuẩn bị và cung cấp các tài liệu chứng minh việc tuân thủ các yêu cầu chứng nhận. Điều này bao gồm thông tin về quy trình sản xuất, nguồn gốc nguyên liệu, quá trình kiểm tra chất lượng và các chứng từ khác liên quan đến quy trình sản xuất.

► Bước 5. Phê duyệt và cấp chứng nhận:

Sau khi hoàn thành quá trình kiểm tra và đánh giá, cơ quan chứng nhận sẽ đưa ra quyết định về việc cấp chứng nhận hợp quy. Nếu các yêu cầu đều được tuân thủ đầy đủ, nhà sản xuất rượu sẽ nhận được cấp chứng nhận hợp quy.

► Bước 6. Kiểm tra và tái chứng nhận định kỳ:

Chứng nhận hợp quy rượu thường có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định. Trong thời gian này, nhà sản xuất rượu sẽ phải duy trì tuân thủ các yêu cầu chứng nhận. Để duy trì chứng nhận, họ sẽ phải tham gia kiểm tra định kỳ để xác định xem họ vẫn tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định.

Quy trình chứng nhận hợp quy rượu

Quy trình chứng nhận hợp quy rượu

4. Hướng dẫn công bố hợp quy rượu

Công bố hợp quy sản phẩm rượu hay còn được gọi là tự công bố sản phẩm rượu, là việc mà cơ sở, sản xuất, kinh doanh thực hiện cấp giấy xác nhận công bố các loại rượu nằm trong hoạt động kinh doanh của mình với các cơ quan nhà nước. Theo đó, chứng minh các sản phẩm là phù hợp với quy định an toàn thực phẩm. Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, để sản xuất và lưu thông sản phẩm rượu trên thị trường, cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm về rượu phải thực hiện thủ tục công bố với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4.1 Hồ sơ công bố hợp quy sản phẩm rượu

Khi tiến hành thủ tục công bố chất lượng sản phẩm rượu, hồ sơ bạn cần chuẩn bị theo quy định của khoản 2 Điều 7 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  • Bản công bố hợp quy được quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Bản thông tin chi tiết sản phẩm, được quy định tại Mẫu số 03a hoặc Mẫu số 03c ban hành kèm theo Nghị định này (có đóng dấu giáp lai của bên thứ ba);
  • Chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của bên thứ ba (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu);
  • Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu).

✍  Xem thêm: Giám định số lượng, chất lượng hàng hoá theo hợp đồng thương mại | Uy tín 

4.2 Trình tự công bố sản phẩm rượu

Để quá trình tự công bố sản phẩm rượu thành công nhanh chóng, hạn chế tối đa sai sót, không mất công sức, thời gian làm đi làm lại ảnh hưởng đến việc kinh doanh, quý khách thực hiện theo trình tự nhất định. Dù là rượu nhập khẩu hay rượu xuất khẩu thì việc công bố đều diễn ra theo một trình tự đó là:

  • Nộp 01 hồ sơ tự công bố lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Tự công bố 01 bộ hồ sơ lên phương tiện truyền thông đại chúng và trên website của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh
  • Tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm
  • Chịu trách nhiệm về an toàn sản phẩm rượu.

 

Công bố hợp quy sản phẩm rượu

Công bố hợp quy sản phẩm rượu

Kết luận

Trên đây là toàn bộ các thông tin xung quanh hoạt động chứng nhận hợp quy sản phẩm rượu theo QCVN 6-3:2010/BYT. Vinacontrol CE hy vọng với bài viết này, Quý bạn đọc có được cái nhìn tổng quan về vai trò và ý nghĩa của chứng nhận hợp quy rượu cũng như hướng dẫn cơ bản về cách công bố hợp quy rượu. 

* Đây là bài viết cung cấp thông tin, Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này

Tin khác

OHSAS 18001 - Hệ thống quản lý Sức khoẻ và An toàn

Chứng nhận OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến những yêu cầu...

Công bố hợp quy là gì? Hướng dẫn thủ tục công bố nhanh

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch...

Chứng nhận hợp chuẩn là gì? Lợi ích khi đạt giấy chứng nhận

Chứng nhận hợp chuẩn hay chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn là việc xác nhận đối...

Kiểm định - Hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Phương tiện đo lường là những công cụ, thiết bị vô cùng phổ biến trong sản...

Giám định thiết bị, máy móc, dây chuyền

Giám định máy móc thiết bị là sử dụng những phương pháp và trang thiết bị đo...

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo BS EN 14891:2017

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo tiêu chuẩn BS EN 14891:2017...

Bơm tiêm điện là gì? Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm điện đúng cách

Bơm tiêm điện là thiết bị không thể thiếu tại các cơ sở y tế. Thiết bị này...

Thử nghiệm vật liệu cách nhiệt | Tư vấn từ A-Z

Thử nghiệm vật liệu cách nhiệt là quá trình kiểm tra và đánh giá các đặc tính...

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), Vinacontrol CE...

Chứng nhận kính hộp gắn kín cách nhiệt theo TCVN 8260:2009

Chứng nhận hợp chuẩn kính hộp gắn kín cách nhiệt là quá trình kiểm tra và...