Chứng nhận ENplus | Tư vấn chứng nhận viên nén gỗ

Chứng nhận ENplus đang ngày càng trở thành tiêu chuẩn vàng trong lĩnh vực sản xuất viên nén gỗ, đặc biệt với các doanh nghiệp hướng tới thị trường quốc tế. Không chỉ giúp kiểm soát chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn cao nhất, ENplus còn là công cụ hiệu quả để doanh nghiệp nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh. Vậy chứng nhận ENplus là gì, lợi ích ra sao và quy trình chứng nhận như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

 

*Đây là bài viết cung cấp thông tin, Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này!

1. Chứng nhận ENplus là gì?

1.1 Tiêu chuẩn ENplus là gì?

ENplus là chương trình chứng nhận hàng đầu thế giới về chất lượng viên nén gỗ. ENplus đã được Hiệp hội sinh khối châu Âu (European Biomass Association) phát triển, với người chủ trì chương trình là Hội đồng Viên nén mùn cưa Châu Âu (EPC – European Pellet Council). Ra đời từ năm 2010 và được phát triển để đảm bảo chất lượng của chuỗi sản xuất viên nén gỗ từ quá trình sản xuất đến thu mua đến phân phối cho người tiêu dùng.

1.2 Chứng nhận ENplus là gì?

Chứng nhận ENplus là một tiêu chuẩn chứng nhận chất lượng toàn châu Âu cho viên nén gỗ, dựa theo tiêu chuẩn ISO 17225-2. Chứng nhận ENplus là quá trình đánh giá chứng nhận toàn bộ dây chuyền sản xuất viên nén gỗ – từ sản xuất đến giao hàng cho khách hàng cuối cùng đảm bảo chất lượng cao cũng như tính minh bạch.

Mỗi doanh nghiệp sản xuất viên nén gỗ được chứng nhận ENplus đều có một con dấu chứng nhận duy nhất bao gồm biểu tượng ENplus và một ID Enplus duy nhất.

Việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật là tự nguyện, ENplus cũng vậy đây là tiêu chuẩn tự nguyện, không áp dụng bất kỳ quy định nào. Tuy nhiên, luật và quy định quốc gia có thể tham chiếu đến các tiêu chuẩn kỹ thuật và thậm chí yêu cầu bắt buộc tuân thủ chúng. Nếu các sản phẩm viên nén gỗ được quy định bởi các tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc và chúng không đáp ứng các tiêu chuẩn đó, chúng sẽ không thể được đưa ra thị trường.

Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn ENplus: Nhà sản xuất viên nén gỗ, Nhà phân phối, các nhà Kinh doanh làm về Viên nén Gỗ - Sản phẩm là một loại nhiên liệu tái tạo chủ yếu được sản xuất từ : mùi cưa, …

ENplus là chương trình chứng nhận hàng đầu thế giới về chất lượng viên nén gỗ

ENplus là chương trình chứng nhận hàng đầu thế giới về chất lượng viên nén gỗ

✍ Xem thêm: Chứng nhận viên nén gỗ | Các tiêu chuẩn áp dụng mới nhất 

2. Lợi ích khi chứng nhận ENplus

Chứng nhận ENplus còn mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:

  • Chứng nhận ENplus được công nhận trên toàn thế giới
  • Tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng cho viên nén gỗ trong toàn bộ chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị.
  • Giảm thiểu rủi ro ô nhiễm và khiếm khuyết chất lượng thông qua việc tuân thủ các thông số kỹ thuật.
  • Duy trì cam kết chất lượng với khách hàng.
  • Nâng cao giá trị sản phẩm viên nén gỗ.
  • Tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Chứng nhận ENplus được công nhận trên toàn thế giới

Chứng nhận ENplus được công nhận trên toàn thế giới

✍ Xem thêm: Chứng nhận PEFC | Tư vấn quy trình chứng nhận quản lý rừng bền vững 

3. Phân loại chứng nhận ENplus

Dựa trên các đặc tính của viên nén gỗ, chương trình chứng nhận ENplus được phân thành 3 loại chất lượng viên nén gỗ: ENplus A1, ENplus A2, ENplus B. Mỗi loại chứng nhận sẽ có một biểu tượng chất lượng duy nhất được sử dụng kết hợp với con dấu chứng nhận.

  • ENplus A1: đây là những viên nén gỗ có chất lượng cao nhất với hàm lượng tro 0,5% và đường kính lên đến 8mm.
  • ENplus A2: là loại viên nén gỗ có hàm lượng tro 1,5% đây là tiêu chuẩn cho công nghiệp hay còn được gọi là hạt công nghiệp.
  • ENplus B: là nhóm những viên nén gỗ có hàm lượng tro từ 3% trở lên, thường là các viên nén nông sản từ chất thải bóc vỏ hạt cũng như các viên nén từ rơm rạ.

Lưu ý: Đối với loại viên nén gỗ dạng túi phục vụ trên thị trường bán lẻ. Trong 1 túi viên nén gỗ có thể chứa đến 30 kg viên nén thuộc loại chất lượng ENplus A1 hoặc ENplus A2. Không được phép đóng bao viên nén có chất lượng loại ENplus B.

Phân loại chứng nhận ENplus

Phân loại chứng nhận ENplus

✍ Xem thêm: Chứng nhận CARB P2 | 4 lợi ích quan trọng cần biết 

4. Quy trình chứng nhận ENplus

Yêu cầu đối với nhà sản xuất, thương nhân và nhà cung cấp dịch vụ có những điểm khác biệt cơ bản, cùng với các bước cụ thể để đạt được chứng nhận ENplus. Các yêu cầu này được quy định trong tài liệu ENplus ST 1001 và sổ tay hướng dẫn ENplus. Thông thường quy trình chứng nhận ENplus sẽ bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Thành lập Ban ENplus triển khai dự án ENplus
  • Bước 2: Đào tạo nhận thức, Xây dựng Bộ tài liệu tiêu chuẩn ENplus
  • Bước 3: Ban hành, Áp dụng Bộ tiêu chuẩn 
  • Bước 4: Đào tạo, thực hiện đánh giá nội bộ
  • Bước 5: Đăng ký chứng nhận ENplus.
  • Bước 6: Đánh giá chứng nhận ENplus
  • Bước 7: Cấp chứng nhận ENplus và Duy trì tiêu chuẩn

Chương trình ENplus quy định một lần kiểm tra chứng nhận cứ mỗi ba năm và kiểm tra giám sát hàng năm. Giấy chứng nhận được cấp có hiệu lực trong vòng 3 năm.

Quy trình chứng nhận ENplus

Quy trình chứng nhận ENplus

✍ Xem thêm: Phân biệt FSC với PEFC | Những điểm khác biệt giữa 2 tiêu chuẩn 

Kết luận

Chứng nhận ENplus không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm viên nén gỗ mà còn tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe của ENplus đảm bảo rằng sản phẩm đạt được sự tin cậy và an toàn cho người tiêu dùng. Hy vọng với những thông tin này, Quý doanh nghiệp có thể tiến hành chứng nhận ENplus hiệu quả và tối ưu nhất!

Tin khác

Chứng nhận SBP là gì? Chương trình sinh khối bền vững

Chương trình Sinh khối Bền vững (SBP - Sustainable Biomass Program) được...

Nhãn dán sinh thái eco label là gì? 5 thông tin cần chú ý

ECO LABEL hoặc nhãn sinh thái là các dấu hiệu được đặt trên bao bì sản phẩm...

Mã số DUNS là gì? Đăng ký DUNS như thế nào?

Mã số DUNS là ký hiệu viết tắt của Data Universal numbering System. Đây là...

7 loại lãng phí trong sản xuất | Giáp pháp loại bảo lãng phí

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động, quy trình hoặc nguồn tài nguyên...

Sự không phù hợp trong ISO là gì? Lỗi NC trong ISO

Lỗi NC là viết tắt của lỗi Không phù hợp (tiếng anh là Nonconformities). ISO...

Nhân viên ISO là gì? 4 nội dung cần biết

Nhân viên ISO là người phụ trách việc triển khai, duy trì và giám sát hệ...

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 | Hướng dẫn xác định từ A-Z

Bối cảnh của một tổ chức được hiểu là môi trường kinh doanh của một doanh...

Thực trạng áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam | Tư vấn áp dụng

Tại Việt Nam, việc áp dụng ISO 9001 không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho...

Giám định tổn thất hàng hoá | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

Giám định tổn thất hàng hóa là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức...

Cập nhật Thông tư 10/2024/TT-BXD | Quy định mới ngành VLXD

Thông tư 10/2024/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành ngày 01/11/2024 và có hiệu...