Phân biệt FSC và PEFC – Sự giống và khác nhau cần biết?

Chứng chỉ rừng quốc tế là một chứng chỉ đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện cũng như cam kết một cách nghiêm túc, gắt gao các yêu cầu về các tiêu chuẩn rừng. FSC và PEFC là 2 tiêu chuẩn rừng được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Để có thể đạt được một trong các chứng chỉ trên, doanh nghiệp cần phải hiểu và phân biệt được 2 loại tiêu chuẩn này. Lưu ý các thông tin dưới đây để có thể giúp tổ chức nên chọn loại tiêu chuẩn rừng nào phù hợp với tổ chức của mình nhất.

 

1. Phân biệt FSC và PEFC 

Sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng, các chuyên gia Vinacontrol CE đã xây dựng nên bảng dữ liệu để người đọc nhìn vào đó có thể nắm được cụ thể nhất khái niệm, bản chất, sự giống và khác nhau giữa FSC và PEFC. Dưới đây là bảng thông tin tổng quát giúp chúng ta hiểu cơ bản 2 tiêu chuẩn, chứng chỉ rừng FSC và PEFC đồng thời phân biệt chúng một cách dễ dàng hơn.

Logo của 2 chứng nhận rừng PEFC và FSC

Logo của 2 chứng nhận rừng PEFC và FSC 

 

Tiêu chí

FSC

PEFC

 Mức độ phổ biến

FSC có 187 triệu ha rừng (30.000 chứng chỉ)

 

PEFC có 260 triệu ha rừng (178.000 chứng chỉ)

=>  PEFC phổ biến hơn

✅ Cấu trúc

10 nguyên tắc và 56 tiêu chí. FSC đặt ra bộ tiêu chuẩn dành cho chứng chỉ rừng, xác định các quy trình mà các tổ chức đánh giá phải tuân thủ để thực hiện đánh giá cấp chứng chỉ

7 nguyên tắc , 66 tiêu chí. Chứng thực các hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia(hiện nay Việt nam đã được phê duyệt là thành viên thứ 51 và đã ban hành tiêu chuẩn)

✅ Mục đích

Ngăn chặn tiêu thụ gỗ được khai thác trái phép và tập trung sâu vào các khía cạnh về môi trường

Tạo điều kiện thuận lợi cho chứng nhận lâm nghiệp bền vững Đặc biệt áp dụng cho diện tích rừng và chủ rừng ở diện tích nhỏ (10 ha; 100 ha)

 ✅ Bên chứng nhận

Chứng nhận FSC do bên chứng nhận thứ hai cấp trực tiếp cho đơn vị, doanh nghiệp

Tổ chức cấp chứng chỉ PEFC là bên chứng nhận thứ ba, họ sử dụng các tổ chức đã được chứng nhận

 Nguyên tắc

Đặt ra nguyên tắc tuân thủ - như một chuẩn mực đánh giá, áp dụng chung cho tất cả các khu rừng địa phương

Không đặt ra tiêu chuẩn mà đóng vai trò như kế hoạch công nhận lẫn nhau. PEFC cải biến các nguyên tắc để đặc biệt áp dụng cho diện tích rừng và chủ rừng ở diện tích nhỏ.

 Khía cạnh sở hữu

Là một hiệp hội quốc tế độc lập phi lợi nhuận của các thành viên tự nguyện từ rất nhiều quốc gia trên thế giới, đại diện cho các nhóm quyền lợi khác nhau như môi trường, xã hội, lâm nghiệp, chế biến và thương mại gỗ, các cộng đồng địa phương, và các tổ chức chứng chỉ sản phẩm rừng. FSC không kết nạp thành viên là các cá nhân hay tổ chức đại diện cho chính phủ. FSC có hệ thống điều hành thống nhất được xây dựng trên tiêu chuẩn cùng tham gia, dân chủ và bình đẳng giữa mọi thành viên. FSC có 3 ban tương đương nhau là Ban môi trường, Ban xã hội và Ban kinh tế. Cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội thành viên họp hai năm một lần. Văn phòng trung tâm của FSC hiện ở Bonn, Cộng hoà liên bang Đức.

Là tổ chức phi lợi nhuận, thành lập năm 1999, có trụ sở ở Luxembourg, có thành viên bình thường là 32 hệ thống chứng chỉ rừng độc lập quốc gia, và các thành viên bất thường là các tổ chức quốc tế. Cơ quan quyền lực cao nhất là đại hội thành viên, trong đó quyền bỏ phiếu được chia cho các thành viên quốc gia theo tầm cỡ của ngành lâm nghiệp của quốc gia đó, và được quyết định theo đa số. Đại hội cử ra một Ban giám đốc để điều hành PEFC. Công việc hàng ngày của PEFC do một Tổng thư ký và một Ban thư ký điều hành

Quá trình xây dựng quy trình

FSC thành lập Nhóm làm việc có thành phần cân bằng giữa ba Ban (kinh tế, xã hội và môi trường), đại diện cho tất cả các nhóm quyền lợi, từ các vùng địa lý khác nhau, và có các chuyên môn khác nhau, để xây dựng dự thảo tiêu chuẩn FSC. Dự thảo tiêu chuẩn FSC sau đó được trình Ban giám đốc FSC để phê duyệt thành tiêu chuẩn chính thức (FSC Principles and Criteria hay FSC P&C). Các tiêu chuẩn FSC quốc gia được xây dựng trên cơ sở FSC P&C theo những quy định chặt chẽ và phải được FSC quốc tế phê duyệt mới được sử dụng cho CCR ở quốc gia đó.

Tất cả các cổ đông đều được mời tham gia diễn đàn xây dựng dự thảo tiêu chuẩn, tuy nhiên không bắt buộc phải có mặt tất cả. Tiêu chuẩn được quyết định theo nguyên tắc đồng thuận nhưng vẫn có thể theo đa số. Bản thảo tiêu chuẩn được gửi lấy ý kiến nhận xét góp ý trong hai tháng trước khi hoàn thiện.

Nội dung tiêu chuẩn

FSC P&C gồm phần giới thiệu và 10 tiêu chuẩn thuộc ba lĩnh vực: kinh tế, xã hội, và môi trường, chủ yếu là những yêu cầu cụ thể cần phải thực hiện trong quản lý rừng.

Các tiêu chuẩn FSC quốc gia chủ yếu chỉ phát triển thêm phần chỉ số.

Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên tài liệu “Những hướng dẫn ở cấp thực hiện” (operational level guidelines) của Pan-Europe đồng thời phải phù hợp với luật pháp quốc gia và Công ước quốc tế về lao động (ILO)

 

Ngoài ra Quý bạn đọc có thể tìm hiểu thêm nội dung thông tin dưới đây để rõ hơn về 2 loại tiêu chuẩn, chứng chỉ này.

✍  Xem thêm: Chứng nhận ISO 14001 cho hệ thống quản lý môi trường | Tư vấn chứng nhận từ A-Z

2. Cách tiếp cận và các yêu cầu thực hiện tiêu chuẩn rừng

2.1 Cách tiếp cận và yêu cầu thực hiện của FSC

Việc thực hiện chứng chỉ rừng được uỷ quyền cho 15 tổ chức chứng chỉ (tính đến 11/2005) hoạt động ở khắp các châu lục. Phải có 4 tuần tham khảo ý kiến và thu thập thông tin trước khi thực hiện kiểm tra đánh giá. Báo cáo do Đoàn kiểm tra đánh giá (KTĐG) chuẩn bị phải được phản biện bởi các chuyên gia độc lập. Quyết định cấp giấy chứng chỉ thuộc quyền một hội đồng độc lập do tổ chức chứng chỉ thành lập, không bao gồm các thành viên của Đoàn KTĐG.

Các yêu cầu tại quy trình FSC:

  • Yêu cầu 1: Chủ rừng phải tham khảo ý kiến các cổ đông và phải công bố công khai bản tóm tắt kế hoạch quản lý.
  • Yêu cầu 2: Đoàn kiểm tra đánh giá phải thực hiện tham khảo ý kiến tất cả các cổ đông trước khi tiến hành đánh giá chính.
  • Yêu cầu 3: Công bố công khai bản tóm tắt kết quả kiểm tra đánh giá trong đó nói rõ những lỗi không tuân thủ nếu có.

 

Chứng chỉ rừng FSC có yếu cầu khắt khe hơn PEFC

Chứng chỉ rừng FSC có yêu cầu khắt khe hơn PEFC

✍  Xem thêm: 10 nguyên tắc chứng nhận rừng bền vững FSC | Xem ngay

2.2 Cách tiếp cận và yêu cầu thực hiện của PEFC

Các quy trình quốc gia của các nước thành viên PEFC uỷ quyền cho các tổ chức chứng chỉ quốc gia thực hiện CCR. Kiểm tra đánh giá bao gồm tham khảo tài liệu, thảo luận phỏng vấn, thăm hiện trường. Báo cáo của Đoàn KTĐG không bắt buộc phải qua phản biện chuyên gia. Quyền quyết định cấp giấy chứng chỉ thuộc tổ chức chứng chỉ.

Những yêu cầu tại quy trình PEFC:

  • Yêu cầu 1: Chủ rừng không bắt buộc phải tham khảo ý kiến các cổ đông.
  • Yêu cầu 2: Không có quy định chính thức, đoàn đánh giá tự quyết định mức độ tham khảo ý kiến.
  • Yêu cầu 3: Chỉ yêu cầu công bố tên và địa chỉ của chủ rừng được cấp chứng chỉ.

✍  Xem thêm: Quy trình chứng nhận cấp giấy PEFC - Thông tin chi tiết

3. Cách thức quản trị của tiêu chuẩn rừng

3.1 Tiêu chuẩn PEFC

  • Dựa trên quá trình, không hẳn dựa trên kết quả
  • Cho phép phát triển cấp quốc gia hoặc vùng
  • Bộ tiêu chuẩn có thể khác nhau nhiều, phụ thuộc vào từng quốc gia/địa phương với điều kiện đặc thù
  • Vấn đề trách nhiệm: IAF ‘thân thiện’ với ngành công nghiệp
  • Sự gần gũi của cơ quan chứng chỉ PEFC với cơ quan chính phủ nhiều hơn

 

Một số mẫu logo PEFC phổ biến

Một số mẫu logo PEFC phổ biến 

3.2 Tiêu chuẩn FSC

  • Dựa trên kết quả thực hiện, Phải đáp ứng hoặc vượt so với yêu cầu quốc gia
  • Hệ thống ủy quyền/công nhận của FSC cho phép kiểm soát việc giải mã bộ tiêu chuẩn và quá trình đánh giá
  • Cho phép tự kiểm soát chính bản thân bộ tiêu chuẩn
  • Tính trách nhiệm cao, ASI là một phần của FSC
  • Cách tiếp cận : trên – xuống

Vinacontrol CE cấp chứng nhận PEFC cho doanh nghiệp tại Việt Nam 

Vinacontrol CE cấp chứng nhận PEFC cho doanh nghiệp tại Việt Nam 

✍  Xem thêm: Tín chỉ carbon là gì? Cơ chế hoạt động của tín chỉ này 

Qua đây, ta có thể nhận thấy tiêu chuẩn của PEFC đơn giản hơn và dễ tiếp cận hơn so với FSC do các nội dung đã được đồng bộ hóa đối với pháp luật của từng quốc gia (Việt Nam) riêng biệt, giúp cho các doanh nghiệp thích nghi dễ hơn và các yêu cầu cũng cụ thể hơn. Hy vọng với các thông tin trên, Quý doanh nghiệp có thể tìm hiểu và tiến hành chứng nhận hiệu quả tốt nhất!

Tin khác

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện | Quy trình từ A-Z

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện theo QCVN 4:2009/BKHCN là quá trình đánh giá...

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng theo TCVN 8819:2011

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng là quá trình đánh giá chất lượng bê...

Chứng nhận hợp quy ống cách điện có chứa bọt | Tiết kiệm

Chứng nhận hợp quy ống cách điện chứa bọt theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN...

Hiệu chuẩn cân điện tử | Hỗ trợ toàn quốc

Hiệu chuẩn cân điện tử là quá trình kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh cân điện...

Quy định đo điện trở tiếp địa chống sét tại Việt Nam | Chú ý

Đo điện trở tiếp địa là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn điện...

Kiểm định cổng trục, bán cổng trục | Hỗ trợ toàn quốc

Kiểm định cổng trục, bán cổng trục là quá trình đánh giá và kiểm tra các tiêu...

Chứng nhận hợp quy dầu nhờn theo QCVN 14:2018/BKHCN

Chứng nhận hợp quy dầu nhờn là quá trình đánh giá và xác nhận sản phẩm dầu...

GHG Protocol là gì? Các tiêu chuẩn và hướng dẫn chính

GHG Protocol, hay còn gọi là Greenhouse Gas Protocol, là một bộ tiêu chuẩn...

Bài tập tình huống ISO 9001:2015 | Hướng dẫn thực hành bài tập

Trong quá trình triển khai ISO 9001:2015, các doanh nghiệp thường gặp phải...

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001:2015 | Hướng dẫn chi tiết

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001 là hệ thống các hoạt động nhằm đảm...