10 nguyên tắc chứng nhận FSC - Chứng chỉ rừng bền vững

Chứng nhận FSC là chứng chỉ rừng do tổ chức FSC xây dựng và thiết lập dựa trên một hệ thống các tiêu chuẩn nhằm đảm bảo cho việc quản lý rừng cân bằng với các yếu tố môi trường lẫn lợi ích kinh tế - xã hội. Việc doanh nghiệp có chứng nhận này giúp mang lại rất nhiều lợi ích về môi trường, kinh tế, thương hiệu công ty... Vinacontrol CE cung cấp đến bạn 10 bộ nguyên tắc chứng nhận FSC mà bất cứ doanh nghiệp hoạt động về rừng tại Việt Nam cũng đều phải biết.

 

1. Bộ 10 nguyên tắc chứng nhận FSC 

Sau đây là 10 nguyên tắc chứng nhận FSC - Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững.

  • Nguyên tắc 1: Tuân thủ pháp luật và nguyên tắc của tổ chức FSC

Hoạt động quản lý rừng phải tôn trọng pháp luật hiện hành áp dụng tại từng nước sở tại và các hiệp ước, thỏa thuận quốc tế mà nước sở tại ký kết tham gia, tuân thủ mọi nguyên tắcs và tiêu chí của tổ chức FSC.

  • Nguyên tắc 2: Quyền và trách nghiệm việc sử dụng đất

Quyền sử dụng, hưởng dụng đất, tài nguyên rừng dài hạn phải được xác định rõ và được pháp luật công nhận.

  • Nguyên tắc 3: Quyền của người bản địa

Các quyền hợp pháp và truyền thống của người bản địa về sở hữu sở dụng và quản lý đất, tài nguyên được công nhận và tôn trọng.

  • Nguyên tắc 4: Các quan hệ cộng đồng và quyền của công dân lâm nghiệp

Các hoạt động quản lý rừng sẽ duy trì hoặc cải thiện vị thế kinh tế và xã hội của công nhân lâm nghiệp và cộng đồng trong dài hạn.

  • Nguyên tắc 5: Các lợi ích từ rừng

Thực hành quản lý rừng sẽ khuyến khích sử dụng hiệu quả các loại lâm sản, các dịch vụ rừng nhằm đảm bảo lợi ích về kinh tế và các lợi ích to lớn về môi trường và xã hội.

  • Nguyên tắc 6: Tác động môi trường 

Hoạt động quản lý rừng phải bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị của nó về nguồn nước, tài nguyên đất, và hệ sinh thái độc đáo, dễ tổn thương, sinh cảnh, và giúp duy trì các chức năng sinh thái và tính toàn vẹn của rừng.

  • Nguyên tắc 7: Kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai

Cần tiến hành hoạt động giám sát sao cho phù hợp với quy mô và mật độ quản lý rừng để nắm bắt được điều kiện của rừng, sản lượng sản phẩm rừng, chuỗi hành trình sản phẩm, các hoạt động quản lý và các tác động về mặt môi trường và xã hội của các hoạt động này.

  • Nguyên tắc 8: Giám sát và đánh giá

Cần tiến hành hoạt động giám sát sao cho phù hợp với quy mô và mật độ quản lý rừng để nắm rõ được điều kiện của rừng, sản phẩm rừng, chuỗi hành trình sản phẩm, các hoạt động quản lý và các tác động về mặt môi trường và xã hội của các hoạt động này.

  • Nguyên tắc 9: Duy trì rừng có giá trị bảo tồn cao 

Các hoạt động quản lý tại các khu rừng có giá trị bảo tồn cao cần được duy trì hoặc phát huy các thuộc tính tạo nên loại rừng này. Các quyết định liên quan tới các khu rừng có giá trị bảo tồn cao luôn cần được xem xét trong bối cảnh chú trọng giải pháp phòng ngừa.

  • Nguyên tắc 10: Rừng trồng 

Rừng trồng cần phải được quy hoạch và quản lý theo các nguyên tắc từ 1 – 9 và các nguyên tắc đi kèm cũng như nguyên tắc 10, và các tiêu chí kèm theo. Rừng trồng không những có thể đem lại rất nhiều lợi ích, góp phần đáp ứng như cầu về các sản phẩm lâm nghiệp của thế giới mà còn làm cho hoạt động quản lý thêm phần đa dạng, giảm áp lực lên rừng tự nhiên, phát huy, khôi phục và bảo tồn rừng tự nhiên.

 

Chứng nhận FSC tại Việt Nam

Chứng nhận FSC tại Việt Nam 

 Xem thêm: Tiêu chuẩn PEFC PDF mới nhất | Xem ngay – Miễn phí

2. Lợi ích khi áp dụng 10 nguyên tắc FSC 

10 nguyên tắc quản lý chất lượng của FSC mang lại nhiều lợi ích thiết thực khi được áp dụng trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp và các ngành liên quan. Dưới đây là một số lợi ích khi áp dụng 10 nguyên tắc này:

  1. Bảo vệ môi trường: Các nguyên tắc của FSC đảm bảo rằng hoạt động khai thác lâm sản diễn ra một cách bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường như xói mòn đất, suy thoái rừng, và mất đa dạng sinh học.

  2. Đảm bảo quyền lợi của người lao động: 10 nguyên tắc này yêu cầu các doanh nghiệp phải tôn trọng quyền lợi của người lao động, đảm bảo họ được làm việc trong môi trường an toàn và được trả công xứng đáng.

  3. Phát triển cộng đồng địa phương: FSC khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quản lý và bảo vệ rừng, đồng thời hỗ trợ các sáng kiến phát triển cộng đồng, nâng cao đời sống kinh tế và xã hội.

  4. Nâng cao uy tín doanh nghiệp: Áp dụng 10 nguyên tắc quản lý chất lượng của FSC giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh bền vững, từ đó nâng cao uy tín và tạo lòng tin với khách hàng, đối tác và các bên liên quan.

  5. Tăng khả năng cạnh tranh: Sản phẩm có chứng nhận FSC thường được thị trường ưa chuộng hơn, giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng thị trường và gia tăng doanh thu.

  6. Đảm bảo tuân thủ pháp luật: Các nguyên tắc của FSC yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật liên quan, giúp doanh nghiệp tránh rủi ro pháp lý và ổn định hoạt động kinh doanh.

  7. Quản lý rủi ro: Việc áp dụng các nguyên tắc này giúp doanh nghiệp xác định và quản lý rủi ro một cách hiệu quả, giảm thiểu những tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

  8. Phát triển bền vững: 10 nguyên tắc của FSC đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững, đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội.

  9. Tạo giá trị lâu dài: Nhờ quản lý rừng một cách bền vững, doanh nghiệp có thể khai thác tài nguyên một cách ổn định và lâu dài, tạo ra giá trị bền vững cho doanh nghiệp và cộng đồng.

  10. Góp phần chống biến đổi khí hậu: Việc quản lý rừng bền vững theo nguyên tắc FSC giúp giảm lượng khí nhà kính, góp phần vào nỗ lực chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Việc áp dụng 10 nguyên tắc quản lý chất lượng không chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững dài hạn của doanh nghiệp và cộng đồng.

Lợi ích khi áp dụng 10 nguyên tắc FSC 

Lợi ích khi áp dụng 10 nguyên tắc FSC

Trên đây là thông tin về các nguyên tắc trong tiêu chuẩn FSC. Hy vọng với thông tin, Quý doanh nghiệp đã nắm rõ cũng như tìm hiểu để tiến hành chứng nhận FSC hiệu quả, tốt nhất!

Tin khác

Bài tập tình huống ISO 9001:2015 | Hướng dẫn thực hành bài tập

Trong quá trình triển khai ISO 9001:2015, các doanh nghiệp thường gặp phải...

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001:2015 | Hướng dẫn chi tiết

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001 là hệ thống các hoạt động nhằm đảm...

10 điều khoản ISO 9001:2015 | Cập nhật mới nhất

ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng (QMS),...

Hướng dẫn báo cáo kiểm kê khí nhà kính | Từ A-Z

Báo cáo kiểm kê khí nhà kính (KNK) là một tài liệu ghi lại toàn bộ lượng khí...

OHSAS 18001 - Hệ thống quản lý Sức khoẻ và An toàn

Chứng nhận OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến những yêu cầu...

Công bố hợp quy là gì? Hướng dẫn thủ tục công bố nhanh

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch...

Chứng nhận hợp chuẩn là gì? Lợi ích khi đạt giấy chứng nhận

Chứng nhận hợp chuẩn hay chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn là việc xác nhận đối...

Kiểm định - Hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Phương tiện đo lường là những công cụ, thiết bị vô cùng phổ biến trong sản...

Giám định thiết bị, máy móc, dây chuyền

Giám định máy móc thiết bị là sử dụng những phương pháp và trang thiết bị đo...

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo BS EN 14891:2017

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo tiêu chuẩn BS EN 14891:2017...