FSC/COC
FSC là gì? Chứng chỉ FSC - tức chứng chỉ rừng do tổ chức FSC xây dựng và thiết lập dựa trên một hệ thống các tiêu chuẩn nhằm đảm bảo cho việc quản lí rừng cân bằng cả yếu tố môi trường lẫn lợi ích kinh tế - xã hội. Với ba loại hình chứng nhận của FSC bao gồm:
- FSC-FM (Chứng nhận quản lí rừng);
- FSC-CoC (chứng nhận về chuỗi hành trình sản phẩm);
- FSC-CW (chứng nhận gỗ kiểm soát), sản phẩm sẽ được chứng nhận sản xuất từ các nguồn nguyên liệu có kiểm soát và có nguồn gốc rõ ràng.
1. Chứng nhận FSC là gì?
FSC là tên viết tắt của Forest Stewardship Council - một tổ chức quốc tế phi chính phủ, phi lợi nhuận được xây dựng nhằm thiết lập ra các tiêu chuẩn cho việc quản lí rừng, cả về yếu tố môi trường lẫn yếu tố xã hội. Với những chứng chỉ mà tổ chức này cung cấp, một khi các mặt hàng lâm sản được đưa ra khỏi khu rừng đáp ứng các tiêu chuẩn mà có được sự chứng nhận của FSC, chúng ta đều có thể yên tâm rằng đây là các sản phẩm được chứng minh nguồn gốc rõ ràng. Với sứ mệnh của mình, FSC giúp khuyến khích quản lí rừng phù hợp với môi trường, đạt hiệu quả kinh tế đồng thời hướng người tiêu dùng đến với những lựa chọn đúng đắn cho các sản phẩm của mình.
2. 10 nguyên tắc áp dụng chứng nhận FSC
Chuẩn mực áp dụng của chứng chỉ rừng FSC được xây dựng dựa trên 10 nguyên tắc chính bao gồm:
- Nguyên tắc 1: Tuân thủ theo pháp luật và các nguyên tắc nội bộ của FSC;
- Nguyên tắc 2: Quyền và trách nhiệm đối với với việc sử dụng và sở hữu;
- Nguyên tắc 3: Quyền của người bản xứ;
- Nguyên tắc 4: Mối quan hệ cộng đồng và quyền của người lao động;
- Nguyên tắc 5: Các lợi ích từ rừng;
- Nguyên tắc 6: Tác động về môi trường;
- Nguyên tắc 7: Kế hoạch quản lý;
- Nguyên tắc 8: Giám sát và đánh giá;
- Nguyên tắc 9: Duy trì các khu rừng có giá trị bảo tồn cao;
- Nguyên tắc 10: Các khu rừng trồng.
✍ Tham khảo chi tiết về 10 nguyên tắc về chuẩn mực áp dụng chứng nhận rừng bền vững
Chứng nhận FSC về tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững
3. Tại sao phải chứng nhận FSC FM/CoC?
Theo thống kê, thế giới đã mất đi hàng chục triệu hecta rừng trong suốt hơn 20 năm qua, vấn nạn phá rừng đã và đang trở thành một trong những mối bận tâm lớn đối với toàn thế giới bởi tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt nhanh chóng. Chính vì vậy, việc khai thác và quản lí rừng hợp lí dần trở thành một công việc cần thiết hơn bao giờ hết. Doanh nghiệp và những người quản lý chính là nòng cốt, đóng vai trò tiên phong để phát triển và mở rộng lĩnh vực này.
- FSC CoC (Chain of custody Certification): Chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm, dành cho các đơn vị chế biến các sản phẩm từ rừng. Chứng nhận hệ thống quản lý cho các đơn vị sản xuất, chế biến và thương mại những sản phẩm từ rừng được chứng nhận FSC. Xác nhận nguyên liệu hay sản phẩm FSC được tách biệt với các sản phẩm, nguyên liệu khác trong quá trình quản lý và gắn nhãn;
- FSC FM (Forest management certification): Chứng nhận quản lý rừng bền vững, dành cho các đơn vị trồng và khai thác rừng. Chứng nhận khu rừng/ đơn vị quản lý rừng xác định đã tuân thủ theo 10 nguyên tắc FSC phù hợp các nguyên tắc về môi trường, kinh tế, xã hội;
- FSC CW (Control wood certification): Chứng nhận gỗ có kiểm soát, dành cho các đơn vị quản lí rừng hay sản xuất, chế biến, mua bán các nguồn gỗ theo tiêu chuẩn của FSC.
✍Xem thêm: Cấp giấy chứng nhận ISO 9001 cho cơ sở sản xuất gỗ
4. Lợi ích khi đạt chứng chỉ FSC
Chứng chỉ rừng FSC không chỉ mang lại lợi ích về mặt môi trường mà còn đảm bảo sự cân bằng cả về lợi ích kinh tế và lợi ích cộng đồng. Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng nhận của FSC cung cấp vừa có thể đạt được lợi ích kinh tế vừa nâng cao uy tín của chính mình, đồng thời tránh được các rủi ro từ các sản phẩm khai thác trái phép và đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt liên quan đến môi trường do các cơ quan Nhà nước đặt ra.
- Về giá trị môi trường: Chứng nhận FSC là góp phần bảo vệ môi trường và nguồn sinh thái;
- Về giá trị xã hội: Chứng nhận FSC là một minh chứng về trách nhiệm của tổ chức với con người và xã hội;
- Về giá trị kinh tế: Chứng nhận FSC nhằm giảm thiểu lãng phí các nguồn tài nguyên từ rừng. Các sản phẩm được gắn nhãn FSC có giá trị kinh tế cao. Theo thống kê thì các sản phẩm có chứng nhận FSC có giá trị kinh tế cao hơn khoảng 20 – 30% so với các sản phẩm thông thường;
- Về giá trị thương hiệu: Đạt được chứng nhận FSC thương hiệu của bạn sẽ được nâng cao, bạn có thể sử dụng nhãn FSC để maketing cho các sản phẩm của mình.
5. Quy trình cấp giấy chứng nhận FSC
Để được cấp chứng nhận rừng FSC, tất cả các doanh nghiệp đều cần trải qua quy trình chứng nhận như sau:
6. Dấu chứng nhận rừng FSC
Dấu chứng nhận FSC thể hiện rằng sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu có kiểm soát và được chứng nhận bởi FSC. Bao gồm ba loại: FSC 100%, FSC RECYCLED và FSC MIX.
► Dấu chứng nhận FSC 100%
Dấu FSC 100% thể hiện rằng gỗ trong sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ khu rừng được FSC chứng nhận. Theo thống kê cho thấy, hơn 1/3 các sản phẩm được FSC chứng nhận là FSC 100%.
► Dấu chứng nhận FSC RECYCLED
Dấu FSC Recycled thể hiện rằng gỗ hoặc giấy trong sản phẩm đều có nguồn gốc từ vật liệu đã qua sử dụng (Recycled).
► Dấu chứng nhận FSC MIX
Dấu FSC Mix thể hiện rằng gỗ trong sản phẩm có nguồn gốc từ vật liệu đã được FSC chứng nhận, vật liệu tái sử dụng hoặc gỗ kiểm soát. Tuy không được FSC chứng nhận, gỗ kiểm soát không thể thuộc một trong các loại sau:
- Gỗ được khai thác bất hợp pháp;
- Gỗ được khai thác vi phạm truyền thống và dân quyền;
- Gỗ được khai thác tỏng các khu rừng nơi mà các sinh vật có giá trị đang bị đe dọa;
- Gốc được khai thác trong rừng được chuyển thành rừng trồng hoặc rừng không sử dụng;
- Gỗ được khai thác trong rừng trồng cây biến đổi gen.
Chứng nhận FSC không chỉ là một dấu hiệu chất lượng mà còn là một cam kết vững bền đối với môi trường và cộng đồng. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và ngành công nghiệp gỗ, mà còn góp phần vào bảo vệ và bảo quản rừng trên toàn thế giới. Trên đây là các thông tin về chứng nhận FSC. Hy vọng với những thông tin này, Quý doanh nghiệp có thể tìm hiểu và tiến hành chứng nhận hiệu quả tốt nhất !
* Đây là bài cung cấp thông tin, Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này!