Cấp chứng nhận ISO cho doanh nghiệp Logistic | 4 tiêu chuẩn doanh nghiệp cần có
Trong bối cảnh kinh tế ngày nay, nhu cầu vận chuyển hàng hóa và quản lý chuỗi cung ứng ngày càng tăng cao, đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp logistic. Để đáp ứng và nâng cao chất lượng dịch vụ, việc cấp chứng nhận ISO (International Organization for Standardization) đã trở thành một xu hướng quan trọng và không thể phủ nhận trong ngành logistic.
1. Cấp chứng nhận ISO cho doanh nghiệp Logistic
1.1 Hiểu Chứng nhận ISO là gì?
Chứng nhận ISO là hoạt động đánh giá chất lượng và sự tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế (International Organization for Standardization - ISO) thiết lập. ISO là một tổ chức quốc tế phi chính phủ có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, và chuyên nghiên cứu, phát triển và xuất bản các tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu suất cho cả sản phẩm và dịch vụ.
Chứng nhận ISO được cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp, hoặc sản phẩm sau khi chúng đã chứng minh rằng họ tuân thủ các tiêu chuẩn được đề xuất bởi ISO. Quá trình đạt chứng nhận thường bao gồm một đánh giá tổng thể của các quy trình và hệ thống quản lý của tổ chức, đảm bảo rằng chúng tuân thủ các tiêu chuẩn đã đặt ra.
Mỗi loại chứng nhận ISO thường liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, ví dụ như ISO 9001 cho quản lý chất lượng, ISO 14001 cho quản lý môi trường, ISO 27001 cho quản lý an ninh thông tin, ISO 45001 cho quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp và nhiều tiêu chuẩn khác. Chứng nhận này giúp tăng cường uy tín, tin cậy, và tính cạnh tranh của tổ chức hoặc sản phẩm trên thị trường quốc tế.
Cấp chứng nhận ISO cho doanh nghiệp Logistic
✍ Xem thêm: Giám định số lượng, chất lượng và tình trạng hàng hoá | Chứng thư uy tín - Hỗ trợ toàn quốc
1.2 Doanh nghiệp Logistic cần áp dụng tiêu chuẩn ISO nào?
Hiện nay, Việt Nam được đánh giá có nhiều cơ hội để thúc đẩy phát triển các dịch vụ thuộc lĩnh vực Logistics. Cụ thể, hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, cảng hàng không, cảng biển, kho bãi, hạ tầng thương mại, trung tâm logistics không ngừng được mở rộng với quy mô lớn, rộng khắp. Cùng với đó, các dịch vụ đi kèm đã, đang đáp ứng kịp thời những yêu cầu hết sức đa dạng của thị trường. Các thủ tục, thời gian thông quan đối với hàng xuất khẩu cũng đã được cải thiện đáng kể. Dưới đây là một số chứng nhận ISO cá nhân tổ chức doanh nghiệp logistic có thể xem xét, áp dụng chứng nhận để đạt được lợi ích lớn nhất.
►Tiêu chuẩn ISO 9001:2015
Tiêu chuẩn ISO 9001 – Hệ thống quản lý chất lượng là một tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO phát triển và ban hành, đưa ra những yêu cầu cơ bản được sử dụng như khuôn khổ cho một Hệ thống quản lý chất lượng để đạt được các mục tiêu mong muốn. Đây là tiêu chuẩn duy nhất được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (QMS) và cũng là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất thế giới, áp dụng cho hầu hết các lĩnh vực trong đó có Logistics.
Hiện nay, ISO 9001:2015 là phiên bản mới nhất, đang có hiệu lực và được xem là chìa khóa cho sự tồn tại và phát triển thành công của doanh nghiệp.
Chứng nhận ISO 9001 cho doanh nghiệp Logistic
✍ Xem thêm: Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là gì? Tại sao doanh nghiệp Logistics cần thực hiện
► Tiêu chuẩn ISO 45001:2018
ISO 45001 phiên bản 2018 là một tiêu chuẩn quốc tế về An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp (Occupational Health and Safety - OHS) do Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế (ISO) phát triển. Tiêu chuẩn này tập trung vào việc thiết lập, triển khai và duy trì hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong môi trường làm việc. ISO 45001:2018 đề xuất một khung làm việc cho việc quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, giúp tổ chức đảm bảo môi trường làm việc an toàn, giảm thiểu rủi ro về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ và nâng cao sức khỏe và an toàn của nhân viên. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho mọi loại tổ chức và ngành nghề, không phụ thuộc vào kích thước hoặc loại hình doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp Logistics.
✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết quy trình thực hiện chứng nhận ISO 45001:2015 từ A-Z
► Tiêu chuẩn ISO 14001:2015
ISO 14001:2015 là một tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến quản lý môi trường, được phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế (ISO). Đây là một tiêu chuẩn quan trọng giúp các tổ chức xây dựng và duy trì hệ thống quản lý môi trường hiệu quả. ISO 14001 cho phép tổ chức thực hiện các biện pháp để bảo vệ môi trường, ngăn chặn ô nhiễm, và liên tục cải thiện hiệu suất môi trường. ISO 14001 đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bền vững và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh, thách thức tổ chức định hình chiến lược của mình để hỗ trợ sự phát triển bền vững. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho mọi loại tổ chức, không phụ thuộc vào kích thước, loại hình doanh nghiệp hoặc ngành nghề trong đó có các doanh nghiệp Logistics.
✍ Xem thêm: ISO 14001:2015 là gì?Hiểu ngay để áp dụng thành công
► Tiêu chuẩn ISO 28000
ISO 28000 là một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý an toàn chuỗi cung ứng, giúp tổ chức bảo vệ và tăng cường an ninh trong quản lý chuỗi cung ứng. ISO 28000 cung cấp một khung làm việc để tổ chức phát triển, triển khai, và duy trì hệ thống quản lý an toàn chuỗi cung ứng hiệu quả. Tiêu chuẩn đặt ra các yêu cầu về việc phát triển và thực hiện các biện pháp an ninh, quản lý rủi ro an ninh, và duy trì khả năng ứng phó với các sự cố.
ISO 28000 áp dụng cho mọi loại tổ chức và ngành nghề, đặc biệt là những tổ chức tham gia vào vận chuyển, logistics, và quản lý chuỗi cung ứng.
Chứng nhận ISO là một dấu hiệu rõ ràng cho khách hàng và đối tác về sự cam kết của doanh nghiệp
2. Tại sao cần áp dụng ISO tại doanh nghiệp Logistic?
Chứng nhận ISO trong ngành logistic mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và khách hàng đòi hỏi chất lượng cao. Dưới đây là một số lợi ích của chứng nhận ISO cho doanh nghiệp logistic:
- Chất lượng dịch vụ nâng cao:
ISO giúp doanh nghiệp logistic xây dựng và duy trì các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất cho mọi khía cạnh của dịch vụ, từ quản lý chuỗi cung ứng đến vận chuyển và giao nhận.
- Quy trình hiệu quả và tối ưu:
Chứng nhận ISO tạo ra một hệ thống quy trình chuẩn, giúp doanh nghiệp logistic tối ưu hóa các hoạt động của mình, giảm lãng phí và tăng cường hiệu suất.
- Tăng cường uy tín doanh nghiệp:
Chứng nhận ISO là một dấu hiệu rõ ràng cho khách hàng và đối tác về sự cam kết của doanh nghiệp với chất lượng và an toàn trong mọi khía cạnh của dịch vụ logistic.
- Quản lý rủi ro tốt hơn:
Việc tuân thủ các tiêu chuẩn ISO giúp doanh nghiệp logistic định rõ và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến mất mát hàng hóa, thiệt hại, hoặc sự cố trong quá trình vận chuyển.
- Nâng cao tính cạnh tranh:
Doanh nghiệp logistic có chứng nhận ISO có thể sử dụng điều này làm công cụ tiếp thị để thu hút khách hàng, đặc biệt là những tổ chức quan tâm đến chất lượng và bền vững trong chuỗi cung ứng.
- Tuân thủ pháp luật:
ISO đòi hỏi doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu pháp luật và quy định, giúp chúng tránh được các vấn đề pháp lý và duy trì hình ảnh tích cực trước cơ quan quản lý.
Tóm lại, chứng nhận ISO không chỉ là một bằng chứng về chất lượng mà còn là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp logistic tối ưu hóa hoạt động, tăng cường uy tín, và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
ISO giúp doanh nghiệp logistic xây dựng và duy trì các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất
3. Quy trình đánh giá chứng nhận ISO cho doanh nghiệp Logistic
Quy trình các bước đăng ký đánh giá chứng nhận ISO cho doanh nghiệp ngành Logistic bao gồm:
- Bước 1: Đăng ký chứng nhận ISO với tổ chức ISO Việt Nam (ví dụ như: Vinacontrol CE)
- Bước 2: Doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ cho cuộc đánh giá (Vinacontrol CE hướng dẫn Quý Doanh Nghiệp hoàn thiện);
- Bước 3: Đánh giá sơ bộ để xác định mức độ đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn;
- Bước 4: Đánh giá chính thức (đánh giá tại doanh nghiệp);
- Bước 5: Thẩm xét hồ sơ sau đánh giá và xem xét hướng dẫn Doanh nghiệp khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có);
- Bước 6: Quyết định cấp chứng chỉ chứng nhận ISO và thực hiện giám sát hàng năm;
- Bước 7: Đánh giá giám sát định kỳ: Trong 03 năm, Quý Doanh Nghiệp tiến hành đánh giá giám sát 02 lần. Chu kỳ đánh giá giám sát không quá 12 tháng kể từ lần đánh giá trước, nhằm đảm bảo Hệ thống quản lý chất lượng của Quý Doanh Nghiệp tuân thủ các yêu cầu chuẩn mực của ISO đưa ra;
- Bước 8: Đánh giá tái chứng nhận sau 03 năm. Sau khi hoàn thành chu kỳ 03 năm, Quý Doanh Nghiệp sẽ đánh giá tái chứng nhận, cuộc đánh giá diễn ra tương tự như lần đầu. Chứng chỉ ISO sẽ được cấp mới và có giá trị trong 03 năm.
✍ Xem thêm: Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu| Thủ tục thông quan chi tiết
4. Chi phí thực hiện ISO đối với ngành Logistic
Chi phí cấp chứng nhận ISO của mỗi tổ chức/doanh nghiệp là khác nhau, tuỳ theo quy mô của công ty. Trong đó chi phí cấp chứng nhận chỉ là một chi phí nhỏ trong việc thực hiện xâyd ựng và áp dụng ISO. Thông thường chi phí chứng nhận được chi thành 2 yếu tố như sau:
- Chi phí cho việc triển khai thực hiện, xây dựng, áp dụng Doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO
- Chi phí chứng nhận ÍOS của tổ chức chứng nhận
Chi phí chứng nhận ISO ngành Logistic
5. Đăng ký chứng nhận ISO cho doanh nghiệp Logistic ở đâu?
Vinacontrol CE nhận được sự chỉ định của Bộ khoa học và công nghệ và BoA trong việc tiến hành chứng nhận ISO. Giấy chứng nhận ISO do Vinacontrol CE cấp có giá trị trên toàn thế giới thông qua Văn phòng Công nhận Chất lượng BoA và Diễn đàn công nhận Quốc tế IAF công nhận. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng chi nhánh văn phòng chứng nhận trên toàn quốc. Vinacontrol CE được đánh giá là tổ chức chứng nhận ISO uy tín đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu chứng nhận ISO từ doanh nghiệp, đối tác.
- Thủ tục nhanh chóng, mức chi phí hợp lý cho mọi doanh nghiệp
- Chi nhánh văn phòng 3 miền, sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp ở mọi nơi mọi lúc
- Hỗ trợ giải đáp các thắc mắc, câu hỏi bởi các chuyên gia đầu ngành
Vinacontrol CE hân hạnh là đối tác uy tín, đồng hành cùng tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực đánh giá chứng nhận ISO,… Mọi yêu cầu về dịch vụ chứng nhận, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để nhận tư vấn miễn phí và hỗ trợ nhanh nhất từ chuyên gia.
Tin khác