Trình tự - Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi | Hướng dẫn

Việt Nam là một quốc gia vốn được xem là có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp chăn nuôi. Để đáp ứng được nhu cầu về thức ăn chăn nuôi, nhiều doanh nghiệp hướng đến nhập khẩu từ các thị trường nước ngoài. Vậy điều kiện và thủ tục để nhập khẩu thức ăn chăn nuôi cần những gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây:

 

1. Thức ăn chăn nuôi và phân loại thức ăn như thế nào?

Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật, khoáng vật, những sản phẩm hóa học, công nghệ sinh học…, những sản phẩm này cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con vật theo đường miệng, đảm bảo cho con vật khỏe mạnh, sinh trưởng, sinh sản và sản xuất bình thường trong một thời gian dài.

Thức ăn chăn nuôi được phân loại thành 4 nhóm:

  • Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh;
  • Thức ăn đậm đặc;
  • Thức ăn bổ sung;
  • Thức ăn truyền thống.

 

Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi về Việt Nam 

Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi về Việt Nam 

2. Điều kiện thực hiện thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

2.1 Điều kiện đối với thức ăn chăn nuôi

- Thực hiện kiểm tra chất lượng thức ăn nhập khẩu phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm hàng hóa (Cụ thể: chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi nhập khẩu)

- Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật đối với thức ăn hỗn hợp;

- Phải được sản xuất tại cơ sở có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp;

- Có Nhãn hoặc tài liệu kèm theo thức ăn chăn nuôi thực hiện theo quy định.

2.2 Điều kiện đối với cơ sở thực hiện thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn chăn nuôi phải có hoặc thuê kho bảo quản thức ăn chăn nuôi đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp.

- Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đã được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trường hợp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, nuôi thích nghi, nghiên cứu, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép

 

3. Trình tự thực hiện thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi?

3.1 Bước 1:  Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

Hồ sơ thực hiện công bố thông tin thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi nhập khẩu)

- Đơn đề nghị công bố thông tin sản phẩm

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp

- Một trong các giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất

- Bản thông tin sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp bao gồm thành phần nguyên liệu, công dụng, hướng dẫn sử dụng; chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đăng ký theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn phụ của sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định

- Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm được cấp bởi phòng thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc được công nhận bởi tổ chức công nhận quốc tế hoặc tổ chức công nhận khu vực hoặc phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận;

- Mẫu của nhãn sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp

Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Xem thêm: Danh mục thức ăn chăn nuôi lưu hành tại Việt Nam

3.2 Bước 2: Thủ tục hải quan để nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Hồ sơ để tiến hành thủ tục thông quan:

  •  Tờ khai hai quan theo mẫu
  •  Hóa đơn chứng từ
  •  Vận đơn
  •  Giấy xác nhận chất lượng lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
  •  Chứng từ chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu
  •  Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Chú ý khi làm hải quan:

  • HS code và thuế xuất được áp dụng tùy từng loại thức ăn chăn nuôi
  • Ưu đãi thuế quan đối với các nước được hưởng ưu đãi
  • Hàng hóa phải có tem nhãn xuất xử hành hóa

 

Vinacontrol hỗ trợ kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

Vinacontrol hỗ trợ kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

4. Tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

Theo Cục Chăn nuôi – Bộ NN&PTNT tin tưởng chỉ định Vinacontrol CE thực hiện chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi (TACN) xuất khẩu, nhập khẩu theo quy trình đã được Cục Chăn nuôi thẩm định và các quy định hiện hành khác có liên quan.

VỚI TỪNG LOẠI THỨC ĂN CHĂN NUÔI, VINACONTROL CE THỰC HIỆN NHỮNG HẠNG MỤC SAU:

  • TACN nhập khẩu đã có quy chuẩn kỹ thuật:
    • Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng
    • Thực hiện kiểm tra và xác nhận chất lượng theo quy định hiện hành.
  • TACN nhập khẩu chưa có quy chuẩn kỹ thuật:
    • Thực hiện kiểm tra và xác nhận chất lượng theo yêu cầu của Cục Chăn nuôi.
  • TACN xuất khẩu:
    • Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng
    • Thực hiện kiểm tra và xác nhận chất lượng theo đề nghị của tổ chức, cá nhân xuất khẩu hoặc đối tác nhập khẩu.

 

Như vậy với nhưng thông tin hữu ích về hoạt động nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, Vinacontrol CE rất hân hạnh được hợp tác cùng quý khách hàng trong tương lai hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 1800.6083, email vnce@vnce.vn hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ tốt nhất.

Tin khác

OHSAS 18001 - Hệ thống quản lý Sức khoẻ và An toàn

Chứng nhận OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến những yêu cầu...

Công bố hợp quy là gì? Hướng dẫn thủ tục công bố nhanh

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch...

Chứng nhận hợp chuẩn là gì? Lợi ích khi đạt giấy chứng nhận

Chứng nhận hợp chuẩn hay chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn là việc xác nhận đối...

Kiểm định - Hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Phương tiện đo lường là những công cụ, thiết bị vô cùng phổ biến trong sản...

Giám định thiết bị, máy móc, dây chuyền

Giám định máy móc thiết bị là sử dụng những phương pháp và trang thiết bị đo...

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo BS EN 14891:2017

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo tiêu chuẩn BS EN 14891:2017...

Bơm tiêm điện là gì? Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm điện đúng cách

Bơm tiêm điện là thiết bị không thể thiếu tại các cơ sở y tế. Thiết bị này...

Thử nghiệm vật liệu cách nhiệt | Tư vấn từ A-Z

Thử nghiệm vật liệu cách nhiệt là quá trình kiểm tra và đánh giá các đặc tính...

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), Vinacontrol CE...

Chứng nhận kính hộp gắn kín cách nhiệt theo TCVN 8260:2009

Chứng nhận hợp chuẩn kính hộp gắn kín cách nhiệt là quá trình kiểm tra và...