Thủ tục nhập khẩu mũ bảo hộ lao động | Hướng dẫn chi tiết

Mũ bảo hộ lao động là trang thiết bị an toàn được sử dụng cho người lao động làm việc tại những nơi có rủi ro tai nạn cao như công trường xây dựng, nhà xưởng,… Với mục đích sử dụng chuyên dụng nên mũ bảo hiểm bảo hộ lao động được kiểm soát chặt chẽ về nhãn và chất lượng. Theo đó, đòi hỏi các đơn vị nhập khẩu sản phẩm này cần thực hiện các thủ tục nhập khẩu  mũ bảo hộ lao động theo đúng quy định được Nhà nước ban hành.

 

1. Quy định về thủ tục nhập khẩu mũ bảo hiểm bảo hộ lao động tại Việt Nam

Mũ bảo hiểm bảo hộ lao động là sản phẩm có nhiều chính sách đặc biệt khi nhập khẩu. Dưới đây là một số quy định liên quan doanh nghiệp cần lưu ý để hạn chế những rủi ro khi tiến hành thủ tục nhập khẩu mũ bảo hiểm bảo hộ lao động.

  • Theo quy định hiện hành mũ bảo hộ lao động mới 100% không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu về Việt Nam nên doanh nghiệp được phép nhập về nước như bình thường;
  • Mũ bao hộ lao động là hàng hóa thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Lao động thương binh và xã hội. Căn cứ vào thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH thì doanh nghiệp phải thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng nhập khẩu sau khi thông quan.
  • Khi làm thủ tục thông quan, doanh nghiệp phải đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu và nộp kèm kết quả kiểm tra khi làm thủ tục thông quan;
  • Mũ bảo hộ lao động thuộc danh mục hàng hóa quản lý rủi ro về giá. Do đó, trong một số trường hợp Cơ quan Hải quan có thể yêu cầu tham vấn về giá khi nhập khẩu.

 

Mũ bao hộ lao động là hàng hóa thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Lao động thương binh và xã hội.

Mũ bao hộ lao động là hàng hóa thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Lao động thương binh và xã hội

✍   Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu thiết bị bảo hộ lao động nhập khẩu | Hướng dẫn chi tiết

2. Mã HS của mũ bảo hộ lao động nhập khẩu

Doanh nghiệp cũng cần lưu ý xác định mã HS cho mặt hàng này. Bởi mã HS là loại mã đi kèm với hàng hóa được dùng để tra cứu thông tin liên quan đến chính sách thuế và một số quy định khi nhập khẩu.

Với mặt hàng mũ bảo hộ lao động, sản phẩm có mã HS thuộc Chương 65 – Mũ và các vật đội đầu khác và các bộ phận của chúng. Cụ thể:

 

Mã HS

Loại mũ bảo hộ lao động

6506

Mũ và các vật đội đầu khác, đã hoặc chưa lót hoặc trang trí.

65061020

Mũ bảo hộ công nghiệp và mũ bảo hiểm cho lính cứu hoả, trừ mũ bảo hộ bằng thép

65061030

Mũ bảo hộ bằng thép

65061090

Loại khác

 

Doanh nghiệp cũng cần lưu ý xác định mã HS khi nhập khẩu mũ bảo hộ

Doanh nghiệp cũng cần lưu ý xác định mã HS khi nhập khẩu mũ bảo hộ 

✍  Xem thêm: Chứng nhận hợp quy mũ bảo hiểm bảo hộ lao động | Chi phí tiết kiệm

3. Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu mũ bảo hộ lao động

► Bước 1: Mở tờ khai hải quan nhập khẩu

Mở tờ khai hải quan nhập khẩu là bước đầu tiên cần thực hiện khi làm thủ tục nhập khẩu. Doanh nghiệp có thể tiến hành mở tờ khai điện tử theo hướng dẫn của Cơ quan Hải quan.

Sau khi mở tờ khai, doanh nghiệp thực hiện kê khai thông tin đầy đủ tại các mục được yêu cầu. Thông tin khai báo phải đảm bảo chính xác và nhất quán với hồ sơ để hoạt động thông quan diễn ra thuận lợi.

► Bước 2: Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu

Sau khi mở tờ khai hải quan, doanh nghiệp tiến hành đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng cho mặt hàng mũ bảo hộ lao động nhập khẩu.

Doanh nghiệp chuẩn bị một bộ hồ sơ theo mẫu và nộp cho Cục an toàn lao động thuộc Bộ Lao động thương binh và xã hội. Hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng ký gồm một số giấy tờ sau:

► Bước 3: Đăng ký làm chứng nhận hợp quy cho mũ bảo hộ lao động

Sau khi đăng ký kiểm tra chất lượng, Doanh nghiệp tiếp tục đăng ký để làm chứng nhận hợp quy cho mặt hàng mũ bảo hộ nhập khẩu.Về cơ bản, hồ sơ cần nộp cũng tương tự hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, nhưng giấy đăng ký cần chuẩn bị theo mẫu của tổ chức chứng nhận.

► Bước 4: Khai báo hải quan

Để khai báo hải quan khi thông quan cho hàng hóa, cần chuẩn bị bộ hồ sơ nhập khẩu gồm một số giấy tờ, chứng từ sau:

  • Tờ khai hải quan nhập khẩu theo mẫu
  • Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng (bản gốc)
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa (Commercial Contract)
  • Hóa đơn mua bán hàng hóa (Commercial Invoice)
  • Bảng kê đóng gói hàng hóa chi tiết (Packing list)
  • Vận tải đơn (Bill of Lading)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nếu có (C/O)
  • Catalogue sản phẩm

Với hàng hóa và hồ sơ hợp lệ sẽ được thông quan ngay. Sau khi thông quan, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các thủ tục chứng nhận hợp quy cho hàng nhập khẩu.

► Bước 5: Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu tại tổ chức chứng nhận

Sau thông quan, doanh nghiệp xin kéo hàng về kho và liên hệ đơn vị chứng nhận xuống kho lấy mẫu thử nghiệm và cấp chứng nhận hợp quy cho lô hàng nhập khẩu đạt chất lượng.

► Bước 6: Nộp chứng nhận hợp quy hoàn tất thủ tục thông quan

Để hoàn thành thủ tục nhập khẩu mũ bảo hộ lao động, doanh nghiệp tiến hành nộp chứng nhận hợp quy cho Cục an toàn lao động. Theo đó, cần bổ sung một số chứng từ gồm:

  • Giấy chứng nhận hợp quy
  • Mẫu nhãn sản phẩm đã được gắn dấu hợp quy
  • Nhãn phụ của sản phẩm

✍  Xem thêm: Đào tạo an toàn lao động | Cấp thẻ an toàn đơn giản theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP

4. Quy định về chính sách thuế khi nhập khẩu mũ bảo hiểm bảo hộ lao động

Khi nhập khẩu mũ bảo hộ lao động về nước, doanh nghiệp nhập khẩu cần nộp hai loại thuế là thuế nhập khẩu về thuế giá trị gia tăng. Mức thuế phải nộp được xác định dựa trên mặt hàng thực tế mà doanh nghiệp nhập khẩu về. Cụ thể, doanh  nghiệp có thể dựa vào mã HS để kiểm tra chính sách về thuế.

  • 6506.10.20: Mũ bảo hộ công nghiệp và mũ bảo hiểm cho lính cứu hỏa, trừ mũ bảo hộ bằng thép: Thuế nhập khẩu thông thường : 0%.
  • 6506.10.30 : Mũ bảo hộ bằng thép : Thuế nhập khẩu thông thường : 0%. 
  • 6506.10.90 : Loại khác : Thuế nhập khẩu thông thường : 0%. 

Mặt hàng mũ bảo hộ lao động được nhà nước khuyến khích nhập khẩu, do đó mức thuế nhập khẩu thông thường đã là 0% và Thuế giá trị gia tăng là 10%. Đơn vị nhập khẩu không cần thiết phải yêu cầu nhà cung cấp là C/O cho lô hàng của mình. Cụ thể Nếu nhập từ Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, ASEAN : có C/O sẽ được hưởng thuế nhập khẩu 0%, Riêng Chile :  Có C/O thuế nhập khẩu 1%.

Kiểm tra chất lượng mũ bảo hộ nhập khẩu để đảm bảo an toàn cho người sử dụng

Kiểm tra chất lượng mũ bảo hộ nhập khẩu để đảm bảo an toàn cho người sử dụng 

✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy thiết bị máy móc | Hỗ trợ thủ tục nhập khẩu

5. Hướng dẫn kiểm tra chất lượng mũ bảo hộ lao động nhập khẩu

5.1 Căn cứ pháp lý về kiểm tra chất lượng mũ bảo hộ

Quy định cụ thể danh mục mặt hàng mũ bảo hộ lao động tại các thông tư, Quy chuẩn, Tiêu chuẩn phải kiểm tra chất lượng nhà nước khi nhập khẩu :

  • Thông tư Số: 22/2018/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2018 quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động thương binh xã hội.
  • Thông tư số 04/2012/TT-BLĐTBXH
  • QCVN 06:2012/BLĐTBXH
  • TCVN 6407:1998
  • TCVN 2603:1987

 

5.2 Thủ tục kiểm tra chất lượng mũ bảo hộ lao động

  • Bước 1: Liên hệ Vinacontrol CE để đăng ký kiểm tra chất lượng mũ bảo hộ lao động
  • Bước 2: Tư vấn và lên kế hoạch đánh giá chứng nhận
  • Bước 3: Đánh giá lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm
  • Bước 4: Lập báo cáo chứng nhận và thẩm xét hồ sơ doanh nghiệp
  • Bước 5: Cấp chứng nhận hợp quy mũ bảo hộ lao động nhập khẩu

 

Vinacontrol CE là tổ chức đánh giá chứng nhận và kiểm tra chất lượng thiết bị bảo hộ lao động nhập khẩu ( bao gồm mũ bảo hộ, giày, ủng, kính bảo hộ, dây đai an toàn,…) trên toàn quốc. Với hệ thống chi nhánh tại 3 miền, Vinacontrol CE luôn sẵn sàng hỗ trợ phục vụ khách hàng nhanh nhất, chi phí thấp nhân và thông quan suôn sẻ. Mọi yêu cầu về dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu nói chung và kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm bảo hộ lao động nói riêng, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!

Tin khác

Chi nhánh Vinacontrol Hồ Chí Minh | Tổng hợp thông tin tổ chức

Vinacontrol Hồ Chí Minh - thành viên Tập đoàn Vinacontrol, là tổ chức đánh...

Hiệu chuẩn pipet là gì? Cách sử dụng pipet hiệu quả

Hiệu chuẩn pipet là quá trình đánh giá và điều chỉnh pipet để đảm bảo rằng nó...

Kiểm định ghế nha khoa | Hỗ trợ thủ tục hồ sơ từ A-Z

Ghế nha khoa được sử dụng hàng ngày trong các quy trình điều trị và phục hồi...

Hiệu chuẩn nhiệt ẩm kế | Quy trình hiệu chuẩn chi tiết

Hiệu chuẩn nhiệt ẩm kế là một quy trình quan trọng đảm bảo rằng dữ liệu thu...

Cấp chứng nhận ISO 9001:2015 cho bệnh viện | 4 Nội dung cần lưu ý

Chứng nhận ISO 9001:2015 cho bệnh viện giúp xây dựng và duy trì quy trình...

Cấp chứng nhận ISO cho doanh nghiệp Logistic | Nhanh gọn

Chứng nhận ISO trong ngành logistic mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng, đặc...

Kiểm định cân lò xo theo ĐLVN 30:2019 | Tư vấn kiểm định

Kiểm định cân lò xo là quá trình kiểm tra và đánh giá sự chính xác của cân lò...

Chứng nhận cọc ống thép | Hướng dẫn quy trình từ A – Z

Chứng nhận cọc ống thép là một quá trình kiểm định và xác minh chất lượng của...

Hiệu chuẩn tủ an toàn sinh học | Hỗ trợ thực hiện toàn quốc

Hiệu chuẩn tủ an toàn sinh học (Biosafety Cabinet - BSC) là một quá trình đo...

Hiệu chuẩn tủ lạnh âm sâu | Thủ tục nhanh gọn – Kết quả uy tín

Hiệu chuẩn tủ lạnh âm sâu là hoạt động kiểm tra, đo lường, xác nhận các chỉ...