Kiểm tra thực tế hàng hoá là gì? 7 Nội dung cần chú ý

Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh tiến trình mở cửa - hội nhập với thế giới, mở rộng quy mô hợp tác với các nước trên khắp năm châu, điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa với nước ngoài tại Việt Nam cũng ngày càng phát triển. Trong quá trình vận chuyển hàng hoá qua biên giới, chắc hẳn Quý khách ít nhiều bắt gặp thuật ngữ “kiểm tra thực tế hàng hoá”. Vậy, kiểm tra thực tế hàng hoá bao gồm những vấn đề gì? Khi nào hàng hóa được kiểm tra thực tế khi làm thủ tục hải quan? Nội dung, hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa ra sao? Bài viết sau đây của Vinacontrol CE sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho Quý khách.

 

1. Kiểm tra thực tế hàng hoá là gì?

1.1 Khái niệm

Theo khoản 12 Điều 4 Luật Hải quan 2014 thì kiểm tra hải quan là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải. Trong đó, việc kiểm tra thực tế hàng hóa do công chức hải quan thực hiện trực tiếp hoặc bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác.

=> Kiểm tra thực tế hàng hoá là việc cơ quan hải quan kiểm tra thực trạng của hàng hoá, đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hoá với hồ sơ hải quan nhằm đảm bảo rằng tính chất, xuất xứ, điều kiện, số lượng và giá trị của hàng hoá phù hợp với những chi tiết đã khai trong Tờ khai hàng hoá. Đây là một trong những thủ tục bắt buộc khi đơn vị kinh doanh thực hiện thủ tục hải quan nhằm mục đích đảm bảo trật tự, an ninh và kinh tế của Quốc gia.

Việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải có mặt của người khai hải quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ sau khi đăng ký tờ khai hải quan và hàng hóa đã được đưa đến địa điểm kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 của Luật hải quan 2014.

Kiểm tra thực tế hàng hoá là thủ tục bắt buộc

Kiểm tra thực tế hàng hoá là thủ tục bắt buộc

1.2 Căn cứ pháp lý

Kiểm tra thực tế hàng hóa đang được điều chỉnh bằng những căn cứ pháp lý sau đây:

  • Luật Hải quan 2014 
  • Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 
  • Công văn 19046/BTC-TCHQ năm 2014 

1.3 Trường hợp hàng hoá được kiểm tra thực tế

Điều 33 Luật Hải quan 2014 quy định về trường hợp hàng hóa được kiểm tra thực tế như sau:

- Hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau được miễn kiểm tra thực tế:

  • Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp;
  • Hàng hóa chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh;
  • Hàng hóa thuộc trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế nêu trên mà phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật phải được kiểm tra thực tế.

- Hàng hóa không thuộc trường hợp được miễn kiểm tra thực tế nêu trên, việc kiểm tra thực tế được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.

- Hàng hóa là động vật, thực vật sống, khó bảo quản, hàng hóa đặc biệt khác được ưu tiên kiểm tra trước.

Trường hợp hàng hoá được kiểm tra thực tế

Trường hợp hàng hoá được kiểm tra thực tế

✍ Xem thêm: Kiểm tra chất lượng hàng hoá | Hỗ trợ toàn quốc - Thủ tục nhanh gọn 

2. Những nội dung kiểm tra hàng hoá thực tế

Căn cứ khoản 1 Điều 29 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Kiểm tra thực tế hàng hóa

1. Nội dung kiểm tra gồm: Kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, khối lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa. Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan.

...

Đối chiếu quy định trên, như vậy, kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm những nội dung như:

  • Kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, khối lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa.
  • Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan.

✍ Xem thêm: Quy trình nhập khẩu hàng hoá | Đơn giản - Dễ hiểu 

3. Thẩm quyền quyết định hình thức mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa

Căn cứ khoản 2 Điều 29 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định này và thông tin liên quan đến hàng hóa để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa.

Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan.

Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa hoặc thủ trưởng cơ quan Hải quan quản lý địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung quyết định thay đổi mức độ, hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Theo đó, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định này và thông tin liên quan đến hàng hóa để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu.

Thẩm quyền quyết định hình thức mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa

Thẩm quyền quyết định hình thức mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa

✍ Xem thêm: Quy trình xuất khẩu hàng hoá từ A-Z | Tham khảo mới nhất 

4. Các hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá xuất nhập khẩu

Theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Kiểm tra thực tế hàng hóa

...

3. Mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa: Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện cho đến khi đủ cơ sở xác định tính hợp pháp, phù hợp của toàn bộ lô hàng với hồ sơ hải quan.

Công chức hải quan thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quyết định của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan và căn cứ thông tin liên quan đến hàng hóa tại thời điểm kiểm tra; chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra đối với phần hàng hóa được kiểm tra.

4. Các hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa:

a) Công chức hải quan kiểm tra trực tiếp;

b) Kiểm tra bằng các phương tiện kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác;

c) Kiểm tra thông qua kết quả phân tích, giám định hàng hóa.

Trong quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa nếu cần thiết phải thay đổi hình thức kiểm tra hàng hóa thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng hóa quyết định. Kết quả kiểm tra thực tế bằng máy soi, thiết bị soi chiếu kết hợp với cân điện tử và các thiết bị kỹ thuật khác là cơ sở để cơ quan hải quan ra quyết định việc thông quan hàng hóa.

...

Như vậy, các hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu gồm:

  • Công chức hải quan kiểm tra trực tiếp;
  • Kiểm tra bằng các phương tiện kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác;
  • Kiểm tra thông qua kết quả phân tích, giám định hàng hóa.
  • Trong quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa nếu cần thiết phải thay đổi hình thức kiểm tra hàng hóa thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng hóa quyết định. Kết quả kiểm tra thực tế bằng máy soi, thiết bị soi chiếu kết hợp với cân điện tử và các thiết bị kỹ thuật khác là cơ sở để cơ quan hải quan ra quyết định việc thông quan hàng hóa.

Trường hợp bằng các máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện có tại Chi cục Hải quan, địa điểm kiểm tra hải quan, công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa không đủ cơ sở để xác định tính chính xác đối với nội dung khai của người khai hải quan về tên hàng, mã số, chủng loại, chất lượng, khối lượng, trọng lượng thì yêu cầu cơ quan kiểm định hải quan thực hiện việc phân tích phân loại hoặc giám định để xác định các nội dung trên.

Trường hợp cơ quan hải quan không đủ điều kiện để xác định tính chính xác đối với nội dung khai của người khai hải quan thì cơ quan hải quan trưng cầu giám định của tổ chức giám định theo quy định của pháp luật và căn cứ kết quả giám định để quyết định việc thông quan hàng hóa.

(Khoản 5 Điều 29 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 59/2018/NĐ-CP)

► Các hình thức tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa vắng mặt người khai hải quan

Pháp luật hiện hành cho phép cơ quan hải quan nơi lưu giữ hàng có quyền quyết định thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp vắng mặt người khai hải quan nhưng phải thực hiện theo các quy định của pháp luật. Cụ thể, việc kiểm tra thực tế hàng hóa vắng mặt người khai hải quan do thủ trưởng cơ quan hải quan nơi lưu giữ hàng hóa quyết định và chịu trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

  • Để bảo vệ an ninh;
  • Để bảo vệ vệ sinh, môi trường;
  • Có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
  • Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu mà người khai hải quan không đến làm thủ tục hải quan;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Việc kiểm tra thực tế hàng hóa vắng mặt người khai hải quan phải được tiến hành dưới các hình thức nhất định theo quy định của pháp luật.Theo đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 Luật Hải quan 2014 thì việc kiểm tra thực tế hàng hóa vắng mặt người khai hải quan được tiến hành dưới các hình thức:

  • Kiểm tra không xâm nhập qua máy soi;
  • Kiểm tra bằng thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác của cơ quan hải quan;
  • Mở hàng hóa để kiểm tra trực tiếp với sự chứng kiến của đại diện cơ quan nhà nước tại khu vực cửa khẩu, đại diện doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi. Việc kiểm tra phải được lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan.

Các hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá xuất nhập khẩu

Các hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá xuất nhập khẩu

✍ Xem thêm: Giám định số lượng, tình trạng hàng hoá  | Chứng thư uy tín - Hỗ trợ toàn quốc 

5. Thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hoá

Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan 2014 và Tiểu mục 5.2 Mục 5 Công văn 19046/BTC-TCHQ năm 2014.

Theo đó, hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan.

  • Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
  • Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.

Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa hoặc thủ trưởng cơ quan Hải quan quản lý địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung quyết định thay đổi mức độ, hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hoá

Thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hoá

✍ Xem thêm: Giám định là gì? Cần biết gì về hoạt động giám định?

6.  Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm những địa điểm nào?

Tại Điều 22 Luật Hải quan 2014 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 24 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 có quy định về địa điểm làm thủ tục hải quan. Như vậy, địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm:

  • Địa điểm kiểm tra tại khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế;
  • Bưu điện quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
  • Trụ sở Chi cục Hải quan;
  • Địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
  • Địa điểm kiểm tra tại cơ sở sản xuất, công trình; nơi tổ chức hội chợ, triển lãm;
  • Địa điểm kiểm tra tại khu vực kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ;
  • Địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước láng giềng tại khu vực cửa khẩu đường bộ;
  • Địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong trường hợp cần thiết.

  Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa

  Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa

✍ Xem thêm: Giám định PSI  hàng hoá trước khi xuất hàng | Chú ý 

7. Những hàng hoá được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá?

Tại khoản 1 Điều 33 Luật Hải quan 2014 có quy định kiểm tra thực tế hàng hóa như sau:

Kiểm tra thực tế hàng hóa

1. Hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây được miễn kiểm tra thực tế:

a) Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp;

b) Hàng hóa chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh;

c) Hàng hóa thuộc trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này mà phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật phải được kiểm tra thực tế.

3. Hàng hóa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, việc kiểm tra thực tế được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.

4. Hàng hóa là động vật, thực vật sống, khó bảo quản, hàng hóa đặc biệt khác được ưu tiên kiểm tra trước.

5. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa do công chức hải quan thực hiện trực tiếp hoặc bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác.

Việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải có mặt của người khai hải quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ sau khi đăng ký tờ khai hải quan và hàng hóa đã được đưa đến địa điểm kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 của Luật này.

6. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa tại địa điểm kiểm tra chung với nước láng giềng được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên.

7. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết việc kiểm tra thực tế hàng hóa.

Như vậy, hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm:

  • Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp;
  • Hàng hóa chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh;
  • Hàng hóa thuộc trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

 

Trên đây là toàn bộ các thông tin về thủ tục kiểm tra thực tế hàng hoá. Hy vọng với những thông tin trên, Quý doanh nghiệp đã có cái nhìn rõ ràng và nhanh chóng về việc kiểm tra thực tế hàng hoá.

 

*Đây là bài viết cung cấp thông, Vinacontrol CE không hỗ trợ nội dung này.

Tin khác

Kiểm định tủ tiệt trùng tia UV | Hỗ trợ từ A-Z

Kiểm định tủ tiệt trùng tia UV là quá trình đánh giá và xác nhận hiệu suất,...

Hiệu chuẩn máy quang phổ | Hướng dẫn quy trình chi tiết

Hiệu chuẩn máy quang phổ là quá trình kiểm tra, điều chỉnh và đưa thiết bị về...

Hiệu chuẩn máy xét nghiệm máu lắng | An toàn – Hiệu quả

Hiệu chuẩn máy xét nghiệm máu lắng là hoạt động kiểm tra, đo lường lường...

Hiệu chuẩn máy đo độ pH | Quy trình từ A-Z

Hiệu chuẩn máy đo pH là quá trình thao tác kỹ thuật nhằm xác định, thiết lập...

Kiểm định tời tay có tải | Uy tín – Chất lượng

Kiểm định tời tay có tải là quy trình kiểm tra, đánh giá tình trạng hoạt động...

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện | Quy trình từ A-Z

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện theo QCVN 4:2009/BKHCN là quá trình đánh giá...

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng theo TCVN 8819:2011

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng là quá trình đánh giá chất lượng bê...

Chứng nhận hợp quy ống cách điện có chứa bọt | Tiết kiệm

Chứng nhận hợp quy ống cách điện chứa bọt theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN...

Hiệu chuẩn cân điện tử | Hỗ trợ toàn quốc

Hiệu chuẩn cân điện tử là quá trình kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh cân điện...

Quy định đo điện trở tiếp địa chống sét tại Việt Nam | Chú ý

Đo điện trở tiếp địa là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn điện...