Kiểm nghiệm dầu thực vật | Hướng dẫn công bố sau kiểm nghiệm

Theo Quyết Định 46/2007/QĐ – BYT quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm thì kiểm nghiệm dầu thực vật là việc làm không thể thiếu trong quá trình sản xuất cũng như trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Lại nói Trước khi doanh nghiệp tiến hành công bố sản phẩm dầu thực vật cần phải có kết quả kiểm nghiệm sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo nghị định 15/2018/NĐ-CP. Dựa trên các căn cứ đó, cá nhân tổ chức cần lưu ý thực hiện kiểm nghiệm dầu thực vật theo đúng quy định pháp luật. Và dưới đây là một số lưu ý về hoạt động này.

 

1. Hoạt động kiểm nghiệm dầu thực vật

Kiểm nghiệm dầu thực vật là một hình thức kiểm soát chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo uy tín của nhà sản xuất sản phẩm dầu thực vật cũng như quyền lợi của người tiêu dùng.

Việc kiểm nghiệm sản phẩm phải tuân theo Luật an toàn thực phẩm do Quốc hội ban hành. Mỗi doanh nghiệp trước khi đưa sản phẩm dầu thực vật ra thị trường bắt buộc phải tuân thủ quy trình kiểm nghiệm.

Việc kiểm nghiệm sản phẩm phải tuân theo Luật an toàn thực phẩm

Việc kiểm nghiệm sản phẩm phải tuân theo Luật an toàn thực phẩm

✍ Xem thêm: Thử nghiệm an toàn thực phẩm | An toàn – Uy tín

2. Tại sao cần kiểm nghiệm dầu ăn ?

Dầu ăn là từ dùng để chỉ chung một loại hoặp chất được tinh lọc từ thực vật hoặc động vật, tổn tại ở thể lỏng trong môi trường bình thường. Dầu ăn là dầu thực vật có thể được điều chế tử rất nhiều loại nguyên liệu như: dầu ô liu, dầu cọ, dầu canola, dầu hạt bí ngô, dầu bắp, dầu hạt hướng dương, dầu lạc, dầu cám gạo,…

Các doanh nghiệp muốn kinh doanh sản phẩm dầu ăn ra thị trường phải tiến hành kiểm nghiệm dầu ăn để có căn cứ đánh giá và cấp chứng nhận công bố tiêu chuẩn chất lượng dầu ăn để phục vụ công tác quản lý và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Do đó, kiểm nghiệm dầu ăn không chỉ là tiêu chí đánh giá chất lượng mà còn là điều kiện bắt buộc để tiến hành làm thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng của các doanh nghiệp.

Hiện nay, các chỉ tiêu kiểm nghiệm dầu ăn sẽ dựa vào 5 quy định sau:

  • Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 Về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm;
  • QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm;
  • QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm;
  • QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm;
  • Tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 7597:2018 cho các loại dầu thực vật.

 

Kiểm nghiệm dầu ăn nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng

Kiểm nghiệm dầu ăn nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng

✍ Xem thêm: Kiểm nghiệm sản phẩm rượu và đồ uống có cồn | Chỉ tiêu cần biết

3. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm dầu thực vật

Việc kiểm nghiệm dầu ăn thực vật sẽ được xây dựng trên các chỉ tiêu sau:

►Các chỉ tiêu cảm quan

 

Các chỉ tiêu

Yêu cầu

Màu sắc

Đặc trưng cho từng sản phẩm cụ thể

Mùi vị

Không có mùi vị lạ, không bị ôi khét

Độ trong

Trong suốt, không bị vẩn đục

Các chỉ tiêu khác

Nút, nắp, khóa an toàn, bao bì, nhãn hiệu.

 

► Các chỉ tiêu hoá lý

Chỉ số iod

Aflatoxin

Chỉ số peroxyt

Chỉ số Acid

Độ ẩm

Chỉ số xà phòng

Hàm lượng dầu

Hydroxyl

 

Đặc biệt, khi kiểm nghiệm dầu thực vật đối cới chỉ tiêu hóa lý phải đảm bảo dầu ăn dù được sử dụng dưới hình thức nào phải được đồng hóa trong cơ thể và không gây độc đối với người sử dụng với hệ số đồng hóa và giá trị dinh dưỡng cao, có tính ổn định cao, ít bị biến đổi trong quá trình chế biến, bảo quản và không chứa các axit béo no, các tạp chất gây rối loạn sinh lý.

 

► Các chỉ tiêu kim loại nặng

Antimon

Arsen

Cadimi

Chì

Thủy ngân

Thiếc

Đồng

Kẽm

 

► Các chỉ tiêu vi sinh vật

TSVSVHK

Coliforms

Ecoli

Saureus

Salmonella

Aflatoxin

Tổng số bào tử nấm men, nấm mốc

 

► Các chỉ tiêu về mức độ ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trong dầu ăn

Aldicarb

Chlordane

Cyhalothrin

Cypermethrin

Dicofol

Dimethipin

Dimethoate

Fenvalerate

Flucythrinate

Hlyphosate

Heptachlor

Methoprene

Paraquat

Permethrin

Phorate

Pirimiphos – methyl

Procymidone

Profenofos

Từ những tiêu kiểm ngiệm dầu ăn kể trên. tuỳ vào mục đích kiểm nghiệm như kiểm tra chất lượng, kiểm nghiệm định kỳ, kiểm nghiệm để làm thủ tục công bố chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp có thể bổ sung hoặc giảm bớt các chỉ tiêu nhằm tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí mà vẫn đảm bảo theo đúng quy định sản phẩm do Bộ Y Tế đặt ra.

Việc kiểm nghiệm dầu ăn thực vật sẽ được xây dựng trên các chỉ tiêu

Việc kiểm nghiệm dầu ăn thực vật sẽ được xây dựng trên các chỉ tiêu

✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 | Hướng dẫn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng

4. Quy trình kiểm nghiệm sản phẩm dầu thực vật

  • Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu và tư vấn

Đơn vị kiểm nghiệm tiếp nhận yêu cầu của doanh nghiệp và tư vấn các chỉ tiêu theo quy định mới nhất, và đúng bản chất sản phẩm để có kết quả kiểm nghiệm đạt hết tất cả các tiêu chí và trung thực

  • Bước 2: Nhận mẫu và kiểm nghiệm sản phẩm dầu thực vật

Doanh nghiệp lên chi tiêu sản phẩm dựa trên quy chuẩn kỹ thuật đúng theo quy định pháp luật ;

Sau đó, Đưa mẫu đến trung tâm kiểm nghiệm được Nhà nước công nhận để tiến hành kiểm nghiệm

  • Bước 3: Trả kết cho khách hàng

Khách hàng nhận kết quả kiểm nghiệm sản phẩm tại trung tâm.

 

Doanh nghiệp lên chi tiêu sản phẩm dựa trên quy chuẩn kỹ thuật

Doanh nghiệp lên chi tiêu sản phẩm dựa trên quy chuẩn kỹ thuật

5. Hướng dẫn quy trình công bố chất lượng dầu thực vật

Để sản phẩm dầu thực vật lưu hành ra thị trường đầu đủ về mặt pháp lý; doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện công bố chất lượng dầu thực vật  cho từng loại sản phẩm tại cơ quan chức năng đúng theo quy định Luật An toàn thực phẩm. Công bố chất lượng dầu thực vật  căn cứ vào Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm; ban hành ngày 2 tháng 2 năm 2018.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Sau khi có kết quả kiểm nghiệm, Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ công bố chất lượng dầu thực vật gồm các thành phầm bao gồm có:
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng

Bước 2: Nộp hồ sơ

  • Doanh nghiệp nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố hoặc chi cục an toàn thực phẩm tại các tỉnh thành.

Bước 3: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm

  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ. hợp lệ theo quy định thì sẽ tiếp nhận và in Biên nhận hồ sơ;
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.

Bước 4: Trong thời hạn 05 đến 07 ngày làm việc; kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm; cơ quan nhà nước có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và đăng tải hồ sơ lên website.

Bước 5: Doanh nghiệp đăng nhập vào website và tự kiểm tra hồ sơ công bố chất lượng dầu thực vật theo hướng dẫn

✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 22000 | Cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Kết luận

Kiểm nghiệm dầu thực vật là quá trình xác định chất lượng của dầu thực vật thông qua việc sử dụng các phương pháp phân tích và thử nghiệm để đo lường các chỉ tiêu và đặc tính của dầu. Mục tiêu của kiểm nghiệm dầu thực vật là đảm bảo rằng dầu thực vật đáp ứng các quy chuẩn chất lượng và an toàn được đề ra, phù hợp với yêu cầu của ngành công nghiệp thực phẩm và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Mọi yêu cầu về dịch vụ của Vinacontrol CE, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ tốt nhất!

Tin khác

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện | Quy trình từ A-Z

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện theo QCVN 4:2009/BKHCN là quá trình đánh giá...

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng theo TCVN 8819:2011

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng là quá trình đánh giá chất lượng bê...

Chứng nhận hợp quy ống cách điện có chứa bọt | Tiết kiệm

Chứng nhận hợp quy ống cách điện chứa bọt theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN...

Hiệu chuẩn cân điện tử | Hỗ trợ toàn quốc

Hiệu chuẩn cân điện tử là quá trình kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh cân điện...

Quy định đo điện trở tiếp địa chống sét tại Việt Nam | Chú ý

Đo điện trở tiếp địa là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn điện...

Kiểm định cổng trục, bán cổng trục | Hỗ trợ toàn quốc

Kiểm định cổng trục, bán cổng trục là quá trình đánh giá và kiểm tra các tiêu...

Chứng nhận hợp quy dầu nhờn theo QCVN 14:2018/BKHCN

Chứng nhận hợp quy dầu nhờn là quá trình đánh giá và xác nhận sản phẩm dầu...

GHG Protocol là gì? Các tiêu chuẩn và hướng dẫn chính

GHG Protocol, hay còn gọi là Greenhouse Gas Protocol, là một bộ tiêu chuẩn...

Bài tập tình huống ISO 9001:2015 | Hướng dẫn thực hành bài tập

Trong quá trình triển khai ISO 9001:2015, các doanh nghiệp thường gặp phải...

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001:2015 | Hướng dẫn chi tiết

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001 là hệ thống các hoạt động nhằm đảm...