Kiểm định sào cách điện | Hỗ trợ Doanh nghiệp thực hiện toàn quốc
Sào cách điện là dụng cụ bảo hộ lao động được sử dụng trong môi trường điện. Để đảm bảo an toàn trước và trong khi vận hành, Bộ Công Thương đã ban hành thông tư 33/2015/BCT ngày 27/10/2017 quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật các dụng cụ, thiết bị điện, bao gồm kiểm định sào cách điện. Bài viết dưới đây, Vinacontrol CE hướng dẫn chi tiết về hoạt động kiểm định sào cách điện và quy trình đăng ký thực hiện.
1. Kiểm định sào cách điện là gì?
Kiểm định sào cách điện là việc đánh giá các thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật an toàn, đảm bảo các dụng cụ, thiết bị điện đảm bảo an toàn trước khi đưa vào sử dụng và trong quá trình sử dụng, vận hành trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Kiểm định phải được thực hiện bởi tổ chức kiểm định do Bộ Công Thương chỉ định đủ năng lực thực hiện.
Vinacontrol CE Kiểm định an toàn kỹ thuật sào cách điện toàn quốc
✍ Xem thêm: Kiểm định các thiết bị điện | Danh mục cần kiểm định
2. Tại sao phải kiểm định sào cách điện?
Kiểm định sào cách điện không chỉ là nghĩa vụ bắt buộc mà còn là sự đầu tư thiết yếu để bảo vệ con người, thiết bị, và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Đảm bảo an toàn cho người sử dụng: Sào cách điện giúp cách ly người lao động khỏi dòng điện, giảm thiểu nguy cơ điện giật khi thao tác trên lưới điện cao thế và trung thế. Kiểm định định kỳ giúp đảm bảo thiết bị luôn hoạt động tốt, tránh rủi ro liên quan đến điện.
- Phát hiện và khắc phục hư hỏng kịp thời: Sào cách điện có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường như ẩm mốc, tia UV, hoặc tác động vật lý. Việc kiểm định giúp phát hiện các hư hỏng tiềm ẩn và sửa chữa sớm, đảm bảo độ bền thiết bị.
- Tuân thủ quy định pháp luật: Theo các quy định an toàn của pháp luật, thiết bị bảo hộ điện phải được kiểm định định kỳ. Kiểm định không chỉ đảm bảo an toàn mà còn giúp doanh nghiệp tránh vi phạm và các hình phạt pháp lý.
- Phòng ngừa tai nạn lao động: Thiết bị hỏng hoặc xuống cấp có thể gây ra sự cố như điện giật hoặc cháy nổ. Kiểm định giúp hạn chế tối đa rủi ro, bảo vệ người lao động và tài sản.
- Duy trì hiệu quả và tiến độ công việc: Sào cách điện được kiểm định đảm bảo hoạt động liên tục, tránh gián đoạn do thiết bị hỏng bất ngờ. Điều này giúp tiến độ công việc không bị ảnh hưởng, đặc biệt trong các dự án quan trọng.
- Nâng cao uy tín và tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp: Tuân thủ quy trình kiểm định thể hiện trách nhiệm và sự chuyên nghiệp trong quản lý an toàn. Điều này giúp tạo niềm tin với đối tác và khách hàng, nâng cao uy tín của đơn vị thi công.
✍ Xem thêm: Kiểm định cầu dao điện | Hỗ trợ từ A đến Z
3. Khi nào cần kiểm định sào cách điện?
Doanh nghiệp sử dụng thiết bị sào cách điện lưu ý thực hiện kiểm định trong các trường hợp sau:
- Kiểm định lần đầu: Được thực hiện trước khi đưa vào sử dụng, vận hành dụng cụ điện;
- Kiểm định định kỳ: Được thực hiện trong quá trình sử dụng, vận hành dụng cụ điện, chu kỳ kiểm định không quá 12 tháng/lần
- Kiểm định bất thường: Thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khi đã khắc phục xong sự cố hoặc theo nhu cầu của các tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện.
Ngay sau khi kết thúc kiểm định, thiết bị sào cách điện đạt yêu sẽ được chuyên gia dán tem kiểm định.
Giấy kết quả kiểm định sào cách điện Vinacontrol CE cấp khách hàng
✍ Xem thêm: Đăng ký thực hiện Kiểm định máy biến áp, trạm biến áp | Báo giá ưu đãi
4. Quy trình kiểm định kỹ thuật sào cách điện
Nội dung kiểm định được quy định cụ thể trong các quy trình kiểm định được ban hành tương ứng với từng loại thiết bị, dụng cụ điện, bao gồm một hoặc nhiều nội dung chính sau:
- Kiểm tra bên ngoài;
- Đo điện trở cách điện;
- Đo điện trở của các cuộn dây;
- Kiểm tra độ bền của điện môi;
- Đo điện trở tiếp xúc;
- Đo dòng điện rò;
- Đo các thông số đóng cắt thiết bị;
- Kiểm tra hoạt động của các cơ cấu an toàn, các bộ phận có chức năng bảo vệ như bộ điều tốc, phanh hãm.
Kết quả kiểm định sào cách điện Thông tư 33/2015/BCT ngày 27/10/2017 như sau: Ngay sau khi kết thúc kiểm định, thiết bị, dụng cụ điện đạt yêu cầu phải được dán tem kiểm định ở vị trí không bị che khuất, dễ quan sát và tránh được tác động không có lợi của môi trường. Trường hợp thiết bị, dụng cụ điện ở vị trí/môi trường không thể thực hiện việc dán tem thì khi kết thúc kiểm định được cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định
- Sào cách điện được dán tem kiểm định;
- Cấp biên bản và kết quả kiểm định.
Sử dụng sào cách điện là trang bị bảo hộ lao động
✍ Xem thêm: Dịch vụ thử nghiệm thảm cách điện - Ủng cách điện | Chi phí thấp
5. Trung tâm kiểm định sào cách điện tại Việt Nam
Vinacontrol CE tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ Kiểm định thiết bị điện, kiểm định sào cách điện tốt nhất. Ngày 12 tháng 9 năm 2017, Bộ Công Thương ra giấy chứng nhận số 3509/GCNHĐKĐ-BCT, theo đó Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol (Vinacontrol CE) thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện làm việc ở môi trường không nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ, có cấp điện áp từ 01 đến 35kV, cụ thể như sau:
- Cầu dao cách ly, cầu dao tiếp địa;
- Sào cách điện;
- Cáp điện;
- Máy cắt;
- Máy biến áp;
- Chống sét van.
Quý khách hàng có bất cứ câu hỏi hay yêu cầu dịch vụ: Kiểm định thiết bị, dụng cụ điện, Kiểm định sào cách điện, liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ miễn phí.
Tin khác