Kiểm định máy đo điện tim | Thời hạn kiểm định cần lưu ý

Kiểm định thiết bị y tế nói chung và kiểm định máy đo điện tim nói riêng đòi hỏi các cá nhân, tổ chức cần tiến hành một cách cẩn thận, định kỳ và phải có đủ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm khi tiến hành công việc này. Vì vậy Vinacontrol CE cung cấp các dịch vụ kiểm định, bảo trì thiết bị y tế trong đó có máy đo điện tim. Dưới đây là một số thông tin về dịch vụ kiểm định máy đo điện tim.

 

1. Kiểm định máy đo điện tim 

Máy đo điện tim (ECG Monitor) là thiết bị hiển thị các điện từ tim phát ra dưới dạng sóng, hay còn gọi là điện tâm đồ. Thông qua điện tâm đồ này bác sỹ có thể chẩn đoán các vấn đề liên quan đến tim của người bệnh. Máy đo điện tim dùng trong chẩn đoán và chữa bệnh, quyết định tới hiệu quả, chất lượng của công tác y tế. Chính vì thế, máy đo điện tim cần đảm bảo sự chính xác cao nhất và luôn trong trạng thái hoạt động tốt.

Chính vì vậy, máy đo điện tim dùng trong y tế thuộc danh mục phương tiện đo nhóm 2, có yêu cầu bắt buộc phải kiểm định theo quy định tại Thông tư 23/2013/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, Nghị định 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Kiểm định máy đo điện tim

Máy đo điện tim là thiết bị y tế có yêu cầu kiểm định

 ✍ Xem thêm: Kiểm định Máy theo dõi bênh nhân | Thủ tục nhanh gọn

Kiểm định máy đo điện tim là việc đánh giá thiết bị theo quy trình, quy định về đo lường của nhà nước. Từ đó, đưa ra kết luận phù hợp hay không phù hợp.

  • Đối với máy đo điện tim có kết quả kiểm định phù hợp: thiết bị được cấp chứng chỉ kiểm định (bao gồm: tem kiểm định, giấy chứng nhận kết quả kiểm định) và được tiếp tục sử dụng;
  • Đối với máy đo điện tim có một trong các kết quả kiểm định không phù hợp: tổ chức kiểm định không cấp chứng chỉ kiểm định. Kiểm định viên khuyến cáo sửa chữa hoặc dừng sử dụng với các thiết bị này.

 

2. Quy trình kiểm định máy đo điện tim

* Bước 1. Kiểm định bên ngoài

Phải kiểm tra theo các yêu cầu sau đây:

- Yêu cầu hồ sơ máy phải đầy đủ:

  • Hướng dẫn vận hành, bảo quản, sử dụng;
  • Sơ đồ và các chi tiết  cần cho việc kiểm định;
  • Hướng dẫn đối với những máy y học đặc biệt.

- Kiểm tra bằng trực quan.

* Bước 2. Kiểm tra kỹ thuật

* Bước 3. Kiểm tra đo lường

* Bước 4. Cấp kết quả kiểm định: Máy siêu âm sau khi kiểm định, nếu đạt yêu cầu  thì được cấp kết quả kiểm định, bao gồm các hồ sơ sau:

  • Giấy chứng nhận kiểm định;
  • Tem kiểm định.

 ✍ Xem thêm: Kiểm định huyết áp kế

3. Quy định thời hạn kiểm định máy đo điện tim 

Máy đo điện tim cần kiểm định khi:

  • Kiểm định lần đầu: kiểm định sau khi lắp đặt và trước khi đưa vào sử dụng lần đầu;
  • Kiểm định định kỳ: kiểm định trong quá trình sử dụng, khi hết thời hạn của lần kiểm định trước. Thời hạn kiểm định định kỳ máy đo điện tim là: 12 tháng.
  • Kiểm định bất thường: kiểm định sau khi sửa chữa có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị, hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

4. Vinacontrol CE kiểm định máy đo điện tim và các thiết bị khác 

Chỉ các tổ chức kiểm định có chỉ định của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ mới đủ năng lực thực hiện và cấp chứng chỉ kiểm định cho máy đo điện tim dùng trong y tế. Vinacontrol CE là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị y tế, bao gồm máy đo điện tim.

Lý do bạn nên chọn Dịch vụ của Vinacontrol CE:

  • Đầy đủ năng lực thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn;
  • Thời gian nhanh chóng; Chi phí hợp lý; Đáp ứng trên toàn quốc;
  • Có đầy đủ chuẩn đo lường, phương tiện thực hiện kiểm định/hiệu chuẩn theo quy trình tương ứng;
  • Các chuẩn đo lường và phương tiện đều được định kỳ kiểm định, hiệu chuẩn;
  • Hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật để mang lại kết quả chính xác tuyệt đối;
  • Đội ngũ kiểm định viên có trình độ chuyên môn cao, có kiến thức về lĩnh vực y tế luôn cẩn thận trong công việc và đặt độ chính xác lên hàng đầu;
  • Vinacontrol CE đã đồng hành cùng cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực y tế trong nhiều chương trình phổ biến quy định về quản lý trang thiết bị y tế, bao gồm hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn cho các cơ sở y tế trên toàn quốc.

 

Mọi thắc mắc hay yêu cầu về dịch vụ kiểm định máy điện tim và các trang thiết bị y tế liên hệ hotline miễn phí cước 1800.6083, email vnce@vnce.vn hoặc chat ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh và tốt nhất.

Tin khác

Tiêu chuẩn ISO 19011 về hệ thống quản lý đánh giá | Tài liệu mới nhất

ISO 19011 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý đánh giá (Auditing...

Kế hoạch là gì? 5 bước xây dựng kế hoạch hiệu quả

Kế hoạch có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực và mục đích khác nhau. Từ kế hoạch...

Lãnh đạo là gì? Phân biệt lãnh đạo với quản lý

Lãnh đạo là quá trình hoặc khả năng của một người hay một nhóm người để hướng...

Kiểm kê khí nhà kính là gì? 9 bước quy trình kiểm kê

Kiểm kê khí nhà kính (KNK) là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các...

Giấy phép môi trường là gì? Thủ tục cấp giấy chi tiết

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp...

Thủ tục nhập khẩu thép vào Việt Nam | 4 Thông tin cần lưu ý

Mặt hàng thép mới không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Do đó, doanh...

Thủ tục nhập khẩu thanh nhôm định hình | 5 Nội dung cần chú ý

Theo quy định Pháp luật hiện hành thì thanh nhôm định hình không thuộc danh...

Thủ tục nhập khẩu kính xây dựng | Hỗ trợ kiểm tra chất lượng

Kính xây dựng được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau vào Việt Nam như...

Thủ tục nhập khẩu sơn các loại | Quy trình mới nhất

Nhận thấy sự vướng mắc đối với thủ tục nhập khẩu sơn tại nhiều doanh nghiệp,...

Thủ tục nhập khẩu gạch ốp lát | Cập nhật mới nhất

Về thủ tục nhập khẩu gạch ốp lát cũng tương tư như đối với các mặt hàng...