Kiểm định lò sấy theo TCVN 7704:2007| Quy trình kiểm định
Lò sấy là một thiết bị được quy định phải tiến hành kiểm định an toàn. Tất cả các cá nhân, tổ chức sử dụng đều có trách nhiệm kiểm định lò sấy thường xuyên để đảm bảo tính an toàn cũng như tránh gây tai nạn đáng tiếc. Đặc biệt là thiết bị lò sấy được sử dụng trong công nghiệp khi tiến hành kiểm định cần lưu ý những nội dung dưới đây.
1. Kiểm định lò sấy theo TCVN 7704:2007
1.1 Kiểm định lò sấy
Lò sấy là một thiết bị sử dụng nhiệt để làm khô và được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực công nghiệp, hoạt động với cơ chế sử dụng những năng lượng khác (nhiệt độ) để tạo những luồng gió có tác dụng làm khô.
Kiểm định lò sấy là hoạt động đánh giá, kiểm tra tình trạng hoạt động, kết cầu của lò sấy và chức năng làm khô của thiết bị dựa trên các yêu cầu được quy định tại TCVN 7704:2007. Kiểm định viên tiến hành các bước kiểm tra, thử nghiệm và đưa ra kết luận liệu lò sấy có đủ an toàn và vận hành ổn định, đảm bảo các tiêu chí của tiêu chuẩn kỹ thuật để hoạt động hiệu quả.
Cá nhân, tổ chức sử dụng đều có trách nhiệm kiểm định lò sấy thường xuyên để đảm bảo tính an toàn
✍ Xem thêm: Hướng dẫn kiểm định bình chịu áp lực theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH
1.2 Tiêu chuẩn kiểm định TCVN 7704:2007
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về thiết kế, chế tạo, lắp đặt sử dụng và sửa chữa các thiết bị nồi hơi có áp suất làm việc lớn hớn 0.07 Mpa 1 và nồi đun nước nóng có nhiệt độ của nước lớn hơn 1150C. Tổ chức kiểm định sẽ tiến hành kiểm tra lò sấy dựa trên TCVN 7704:2017, bao gồm một số tiêu chí sau:
- Phải đảm bảo an toàn khi vận hành, đảm bảo đốt nóng đồng đều và giãn nở tự do của các chi tiết, bộ phận, cũng như phải thỏa mãn các yêu cầu về kiểm tra, xem xét, làm sạch, sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận của lò;
- Tất cả các thiết bị điện và hệ thống nối đất trong phạm vi nồi hơi phải thực hiện theo đúng yêu cầu về an toàn điện hiện hành;
- Khi nối bởi nhiều tấm kim loại khác nhau thì vật liệu của các tấm này phải cùng nhãn hiệu hoặc phải có đặc tính đồng nhất với nhau. Không cho phép trên một khoang hình trụ của thân có nhiều hơn 2 mối hàn dọc.
- Chiều dày của thân hình trụ phải bảo đảm chịu được áp suất tác dụng lên thành;...
1.3 Chi phí kiểm định lò sấy
Thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH quy định chi phí kiểm định. Tuy nhiên phí có thể điều chỉnh, giảm giá tùy thuộc và các yếu tố số lượng lò sấy cần kiểm định, địa điểm thực hiện kiểm định,… Để nhận được ưu đãi và các chương trình giảm giá mới nhất của Vinacontrol CE về dịch vụ kiểm định, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 1800.6083 để nhận hỗ trợ, tư vấn ưu đãi mới nhất.
✍ Xem thêm: Kiểm định thiết bị áp lực | Danh mục thiết bị cần kiểm định
2. Tại sao cần tiến hành kiểm định lò sấy?
- Theo thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH thì lò sấy là thiết bị được quy định kiểm định an toàn. Do đó, doanh nghiệp sử dụng phải tuân thủ pháp luật và kiểm định cho lò sấy theo đúng thời hạn và các trường hợp cần thiết.
- Thứ hai, lò sấy là thiết bị áp lực dễ xảy ra cháy nổ do đó thực hiện việc kiểm định chính là giúp ngăn ngừa và phát hiện kịp thời từ đó khắc phục nhằm ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
- Thứ ba, doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm của mình với sức khỏe, tính mạng của người lao động với các hoạt động kiểm định thiết bị thường xuyên và tiến hành đào tạo an toàn lao động nhóm 3 theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP.
- Thứ tư, kiểm định lò sấy có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo, duy trì hoạt động ổn định của lò nói riêng và hoạt động sản xuất, tiến độ của doanh nghiệp nói chung.
- Thứ năm, đảm bảo chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp khi lò sấy được kiểm định và hoạt động đúng chức năng của mình.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp khi lò sấy được kiểm định
✍ Xem thêm: Quy định kiểm định bình khí nén tại nước ta
3. Quy trình thực hiện kiểm định lò sấy
Quy trình kiểm định lò sấy thông thường gồm các bước cơ bản sau (các bước kiểm tra được tiến hành lần lượt và chỉ được thực hiện khi kết quả ở các bước kiểm định trước đó đạt):
► Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, tài liệu thiết bị
Doanh nghiệp chuẩn bị các giấy tờ kiểm định của những lần kiểm định trước đó kể cả biên bản kiến nghị và các thủ tục liên quan về quá trình bảo trì, sửa chữa lò trước đó; Đồng thời cho lò ngừng hoạt động, làm mát lò và thông thoáng lò; Phân công người sử dụng lò trực tiếp hỗ trợ công tác kiểm định.
► Bước 2: Kiểm tra bên ngoài, bên trong
Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:
- Mặt bằng, vị trí lắp đặt,…
- Hệ thống chiếu sáng vận hành;
- Kiểm tra thông số kỹ thuật trên nhãn mác của nồi hơi, lò hơi so với hồ sơ lý lịch;
- Các van lắp trên lò sấy;
- Thông số kỹ thuật , số lượng, kiểm loại với thiết kế và tiêu chuẩn quy định;
- Kiểm tra tình trạng của các thiết bị phụ trợ khác kèm theo phục vụ quá trình làm việc của lò sấy;
- Tình trạng của lớp bảo ôn cách nhiệt;
- Kiểm tra các chi tiết ghép nối.
Kiểm tra kỹ thuật bên trong:
- Kiểm tra tình trạng cáu cặn, han gỉ, ăn mòn thành kim loại bên trong lò;
- Tiến hành kiểm tra tình trạng kỹ thuật theo hướng dẫn tại tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất với các vị trí không thể tiến hành kiểm tra bên trong;…
► Bước 3: Kiểm tra, thử nghiệm khả năng chịu áp
► Bước 4: Kiểm tra vận hành
► Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định
Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn lò sấy định kỳ là 02 năm/ lần
✍ Xem thêm:Dịch vụ Kiểm định nồi gia nhiệt dầu| Uy tín - chi phí thấp
4. Thời hạn kiểm định lò sấy
Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn lò sấy định kỳ là 02 năm/ lần. Với thiết bị đã sử dụng trên 12 năm thì sẽ tiến hành kiểm định 1 năm/lần. Kiểm định lò sấy cũng có thể được thực hiện sớm hơn thời hạn khi có căn cứ, cơ sở là yêu cầu từ nhà sản xuất hoặc yêu cầu từ bên đang sử dụng thiết bị.
Thiết bị cũng phải tiến hành kiểm định theo khoản 11.2.5 tại TCVN 7704:2007 như sau:
- Khi sử dụng lại các nồi hơi đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên;
- Khi nồi hơi được cải tạo hoặc đổi chủ sở hữu, hoặc chuyển đến lắp đặt ở vị trí mới;
- Khi nắn lại các chỗ phồng, móp hoặc sửa chữa có sử dụng phương pháp hàn tại các bộ phận chủ yếu của lò sấy;
- Khi thay quá 15% đinh giằng hoặc thanh néo của một thành phẳng bất kỳ;
- Sau khi thay bao hơi, ống góp, bộ quá nhiệt, bộ giảm ôn, bộ hâm nước…;
- Cùng một lúc thay quá 25 % tổng số các ống sinh hơi, ống lửa hoặc thay quá 50% tổng số các ống của bộ quá nhiệt, bộ hâm nước…;
- Khi tán lại 10 đinh tán liền nhau trở lên hoặc tán lại quá 20% tổng số đinh tán của mối nối;
- Khi có nghi ngờ về tình trạng kỹ thuật của lò.
✍ Xem thêm: Dịch vụ kiểm định an toàn nồi hơi |Thông tin chi tiết
5. Tổ chức thực hiện kiểm định an toàn lò sấy
Vinacontrol CE là đơn vị kiểm định lò sấy uy tín có kinh nghiệm và đã tiến hành kiểm định thành công cho hàng nghìn thiết bị của các đối tác trong và ngoài nước.Nhận được sự tin tưởng của Quý khách hàng, chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để đem lại những giá trị bền vững cho doanh nghiệp bằng chất lượng dịch vụ của mình. Từ đó khẳng định năng lực, uy tín, hình ảnh của Vinacontrol CE là một tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực kiểm định hơn 50 năm qua.
- Vinacontrol CE hỗ trợ dịch vụ trên toàn quốc;
- Đội ngũ kiểm định viên kinh nghiệm, tận tâm với công việc;
- Hồ sơ đơn giản, thủ tục nhanh gọn, quy trình đạt chuẩn và mọi bước đã có chuyên viên hướng dẫn chi tiết;
- Chi phí hợp lý; Luôn có những Ưu đãi đặc biệt cho khách hàng, đối tác cũ của chúng tôi;
- Chi nhánh văn phòng trên toàn quốc, hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời tại chỗ ở các địa bàn lân cận Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.
Để biết thêm thông tin dịch vụ kiểm định lò sấy và kiểm định máy móc thiết bị, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline miễn cước 1800.6083 email vnce@vnce.vn hoặc để lại thông tin để nhận hỗ trợ kiểm định nhanh nhất!
Tin khác