Kiểm định hệ thống điện | Kiểm định an toàn về điện
Hệ thống điện động lực truyền tải nguồn điện đến các hộ, các phụ tải tiêu thụ điện. Hệ thống điện có tác dụng biến năng lượng điện thành các dạng năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng để phục vụ mục đích của người sử dụng. Chính vì vậy, chúng ta cần thực hiện tốt công việc kiểm định an toàn hệ thống điện.
1. Kiểm định hệ thống điện
Kiểm định hệ thống điện là hoạt động kỹ thuật nhằm đánh giá, kiểm tra, xác minh tính an toàn, ổn định trong kết cấu, chức năng của toàn bộ hệ thống điện trước và trong quá trình vận hành. Hoạt động kiểm định hệ thống điện là bắt buộc và cần được tiến hành định kỳ.
Hệ thống điện bao gồm những loại gì?
- Hệ thống điện động lực: nơi cấp nguồn chính cho các hộ tiêu thụ gồm đường dây trung thế, tủ trung thế, máy biến áp và các tủ đóng cắt chính; trạm biến áp, đồng hồ điện, tủ đo lường, cáp hạ thế và cáp trung thế. Ngoài ra còn có hệ thống tủ điện phân phối và hệ thống các công tắc ổ cắm điện;
- Hệ thống máy phát, nguồn dự phòng có các máy là máy phát điện, hệ thống bơm dầu, bồn dầu, ống dẫn cấp dầu, tủ hòa đồng bộ và tủ ATS, acquy dự phòng dùng cho bệnh viện, nhà quốc hội hay trung tâm thông tin viễn thông;
- Hệ thống điện chiếu sáng;
- Hệ thống thu lôi, thoát sét, tiếp đất;
- Hệ thống đèn báo không;
- Hệ thống điện mặt trời.
Kiểm định viên Vinacontrol CE thực hiện kiểm định hệ thống điện
1.1 Tại sao cần kiểm định an toàn hệ thống điện?
Điện năng có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Hệ thống điện truyền tải điện đến các gia đình, đến các phụ tải tiêu thụ điện, qua đó sử dụng điện để chuyển thành các dạng năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng phục vụ người sử dụng.
Nguồn điện tiềm ẩn nhiều nguy cơ hết sức nguy hiểm, có thể gây ra tai nạn nghiêm trọng nếu như không được kiểm tra thường xuyên. Kiểm định hệ thống điện theo đúng quy chuẩn an toàn khi sử dụng điện sẽ giúp chúng ta hạn chế những rủi ro đó.
Những vụ tai nạn, hỏa hoạn hàng năm vẫn xảy ra do nguyên nhân là nguồn điện. Nhà nước cũng có quy định về việc kiểm định hệ thống điện phải được kiểm tra và sửa chữa định kỳ trong quá trình sử dụng.
1.2 Kiểm định an toàn hệ thống điện giúp:
-
Đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị điện, đảm bảo chúng đủ điều kiện an toàn để đưa vào hoạt động;
-
Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng;
-
Tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra, đặc biệt là những tai nạn liên quan đến tính mạng con người;
-
Kịp thời phát hiện những hỏng hóc cần khắc phục, từ đó, nâng cao hiệu suất làm việc của thiết bị;
-
Tối ưu hóa hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
-
Tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn lao động.
Kiểm định hệ thống điện để đảm bảo vận hành ổn định và an toàn
✍ Xem thêm: Dịch vụ Scan nhiệt hệ thống điện
2. Các bước kiểm định an toàn hệ thống điện
Để kiểm định hệ thống điện cần trải qua các bước nào?
- Bước 1: Kiểm tra các nguồn điện, tủ điện và các thiết bị trong tủ, kiểm tra tủ điện phân phối, đèn báo, hệ thống đèn chiếu sáng;
- Bước 2: Xác định tiêu hao bằng cách tính tổng tải và tải đầu ra của MCCB. Vệ sinh các thiết bị điện. Lập danh sách những sự cố phải giải quyết;
- Bước 3: Kiểm tra nhật ký hoạt động của hệ thống;
- Bước 4: Đo thứ tự các pha, điện áp vào ra. Kiểm tra lại đường cáp động lực;
- Bước 5: Ghi nhận lại các vấn đề quan trọng để theo dõi sau này.
3. Tổ chức kiểm định an toàn hệ thống điện
Vinacontrol CE cung cấp dịch vụ kiểm định hệ thống điện, với đầy đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện:
-
Phương tiện, thiết bị kiểm định hiện đại, cho độ chính xác cao nhất;
-
Đội ngũ kiểm định viên trình độ chuyên môn cao, chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm thực hiện;
-
Hỗ trợ nhanh chóng. Chi phí hợp lý.
Kiểm định viên ghi nhận lại các thông số, vấn đề của hệ thống điện
✍ Xem thêm: Kiểm định máy biến áp| Hỗ trợ toàn quốc - Báo giá ưu đãi
Mọi thắc mắc hay yêu cầu về dịch vụ kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng cụ điện và hệ thống điện, quý khách hàng liên hệ hotline miễn phí 1800.6083, email vnce@vnce.vn hoặc để lại thông tin liên lạc tại đây để được hỗ trợ nhanh và tốt nhất.
Tin khác