Khi nào doanh nghiệp phải kiểm định hệ thống lạnh?
Hệ thống lạnh là một hệ thống truyền nhiệt. Nó truyền nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp (nguồn nhiệt) đến nơi có nhiệt độ cao (nơi thoát nhiệt), ngược lại với sự truyền nhiệt tự nhiên. Hệ thống lạnh tổ hợp các bộ phận chứa môi chất làm lạnh được nối với nhau tạo thành vòng tuần hoàn lạnh kín trong đó môi chất làm lạnh được lưu thông để hấp thụ và thải nhiệt. Theo quy định của pháp luật thì hệ thống lạnh thuộc danh mục bắt buộc phải kiểm định an toàn.
1. Tại sao phải kiểm định hệ thống lạnh?
Hệ thống lạnh có bộ phận là thiết bị áp lực, rất dễ xảy ra cháy nổ. Nếu hệ thống lạnh không đảm bảo an toàn có thể gây cháy nổ, dẫn đến thiệt hại về người và kinh tế vô cùng nghiêm trọng. Do đó yêu cầu kiểm định chính là ngăn ngừa và phát hiện kịp thời tránh những rủi ro đáng tiếc. Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh mang lại những lợi ích sau đây cho doanh nghiệp:
- Đảm bảo an toàn lao động;
- Tuân thủ đúng Pháp luật quy định: hê thống lạnh là thiết bị có yêu cầu bắt buộc phải kiểm định theo Thông tư số 53/2016/TT-BLĐTBXH;
- Bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất, môi trường… của doanh nghiệp.
Kiểm định an toàn kỹ thuật hệ thống lạnh là yêu cầu bắt buộc
1.1 Khi nào phải kiểm định hệ thống lạnh?
Cần phải kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh khi:
- Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu: đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống lạnh theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu;
- Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ: đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống lạnh theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước (thời gian giữa 2 lần kiểm định phụ thuộc vào chủng loại và tình trạng của từng loại thiết bị theo quy định pháp luật);
- Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:
+ Khi sử dụng lại các hệ thống đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên;
+ Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống;
+ Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
+ Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.
1.2 Hệ thống lạnh nào thì không cần phải kiểm định?
Đó là hệ thống sử dụng nước hoặc không khí làm môi chất lạnh, hệ thống lạnh có lượng môi chất nạp vào nhỏ hơn 5 kg đối với môi chất làm lạnh thuộc nhóm 1, nhỏ hơn 2,5 kg đối với môi chất lạnh thuộc nhóm 2, không giới hạn lượng môi chất nạp đối với chất lạnh thuộc nhóm 3.
1.3 Điều kiện để tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn
Khi tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Hệ thống lạnh phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định;
- Đầy đủ hồ sơ, tài liệu của hệ thống lạnh;
- Các yếu tố môi trường, thời tiết không làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm định;
- Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để kiểm định hệ thống lạnh.
Điều kiện để tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn
✍ Xem thêm: Kiểm định hệ thống chống sét | Thủ tục nhanh gọn - Hồ sơ đơn giản
2. Thời hạn kiểm định hệ thống lạnh bao lâu?
Tùy thuộc vào thời gian hệ thống lạnh đã qua sử dụng bao nhiêu lâu và chế độ làm việc, tình trạng hiện tại của hệ thống lạnh:
-
Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là không quá 3 năm. Đối với hệ thống lạnh sử dụng môi chất lạnh có tính cháy nổ, độc hại, tác nhân ăn mòn kim loại và hệ thống lạnh đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn là 02 năm;
- Đối với hệ thống lạnh sử dụng môi chất lạnh có tính cháy nổ, độc hại, tác nhân ăn mòn kim loại đã sử dụng trên 12 năm và hệ thống lạnh đã sử dụng trên 24 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 01 năm'
- Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo và yêu cầu của cơ sở.
+ Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
+ Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.
Giúp đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống lạnh đảm bảo chúng đủ điều kiện an toàn để đưa vào hoạt động; Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra; Kịp thời phát hiện những hỏng hóc cần khắc phục, từ đó, nâng cao hiệu suất làm việc của hệ thống lạnh; Tối ưu hóa hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; Tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn lao độngl; Phòng tránh được các tranh chấp pháp lý, các thủ tục bảo hiểm cùng các chi phí liên quan khác.
Vinacontrol CE cấp chứng chỉ kiểm định hệ thống lạnh
✍ Xem thêm: Hỗ trợ Kiểm định thang máy nhanh | An toàn uy tín - Tiết kiệm chi phí
3. Tổ chức cấp chứng chỉ kiểm định hệ thống lạnh?
Ngày 30/10/2014, Vinacontrol CE được Cục An toàn lao động – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo Chỉ định số 408/QĐ-ATLĐ. Thực hiện kiểm định an toàn hệ thống lạnh là minh chứng cho việc tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam của một doanh nghiệp.
Vinacontrol CE có đầy đủ năng lực kiểm định hệ thống lạnh và các thiết bị an toàn khác, do đó chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói, tiết kiệm thời gian của khách hàng. Đồng thời, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng mức giá cạnh tranh nhất khi làm việc với đội ngũ chuyên gia am hiểu nhiều lĩnh vực và từng qua đào tạo bài bản ở các nước có kinh nghiệm áp dụng thành công kiểm định an toàn hệ thống lạnh trên thế giới.
Quý khách hàng cần tư vấn kiểm định an toàn hệ thống lạnh liên hệ Vinacontrol CE qua hotline 1800.6083 hoặc vnce@vnce.vn để được tư vấn chi tiết nhất.
Tin khác