IPC là gì? Tìm hiểu IPC theo từng lĩnh vực

IPC là thuật ngữ đa chiều mang nhiều ý nghĩa và cách hiểu phụ thuộc vào các ngành nghề lĩch vực áp dụng chúng (như xây dựng, máy tính công nghệ, y tế, dược). Theo đó, trong mỗi ngành nghề, IPC có những cách hiểu hoàn toàn khác biệt và hướng đến những đối tượng không hề liên quan. Do đó, để giúp bạn đọc hiểu IPC là gì? Cũng như có góc nhìn đa chiều về IPC theo từng lĩnh vực, Vinacontrol CE sẽ cung cấp các thông tin dưới đây.

 

1. Định nghĩa IPC

1.1 IPC trong xây dựng

IPC là viết tắt của cụm từ Interim Payment Certificates, có nghĩa là chứng chỉ thanh toán phát hành theo điều khoản. Hiểu một cách đơn giản, IPC có nghĩa là chứng chỉ thanh toán, được phát hành theo Điều khoản giá hợp đồng và khoản thanh toán. Đây không phải là chứng chỉ thanh toán cuối cùng.

Hiện nay, hầu hết các hợp đồng tiêu chuẩn đều cho phép chủ đầu tư có thể thanh toán theo hình thức IPC. Các khoản thanh toán này sẽ hỗ trợ tích cực đến dòng tiền của nhà thầu. Tuy nhiên, việc xác định quyền lợi của nhà thầu lại không được thực hiện. Công việc này chỉ được tiến hành khi đã có chứng chỉ thanh toán cuối cùng.

Các khoản thanh toán tạm thời là khoản tiền thanh toán dựa trên bất kỳ một khoản tiền nào khác có thể thu hồi từ phía chủ đầu tư. Trong điều kiện hiện nay, việc cấp chứng chỉ thanh toán IPC đã trở thành điều kiện quan trọng liên quan đến quyền thanh toán của mỗi nhà thầu.

Điều khoản về giá hợp đồng và khoản thanh toán sẽ dựa trên đánh giá tích lũy công việc đã thực hiện được và chỉ dành riêng cho các khoản thanh toán trên tài khoản.

IPC  là chứng chỉ thanh toán phát hành theo điều khoản

IPC là chứng chỉ thanh toán phát hành theo điều khoản

✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD | Tư vấn thủ tục chi tiết

1.2 IPC trong công nghệ

IPC (Industrial PC – industrial computer) được dịch sang nghĩa tiếng việt là “máy tính công nghiệp”. Máy tính công nghiệp là hệ thống máy tính chuyên dụng, được dùng trong vận hành công nghiệp đặc biệt ở những nhà máy, phân xưởng với áp suất không đồng đều. Máy tính sẽ vận hành với công suất liên tục 24/7 để đảm bảo hệ thống máy móc luôn được vận hành liên tục tùy theo nhu cầu của các nhà tích hợp. Máy tính công nghiệp được chế tạo để có thể chịu được những môi trường khắc nghiệt (không thân thiện với máy tính), chẳng hạn như môi trường nhiệt độ cao, các điều kiện môi trường bẩn, bụi và thậm chí là ẩm ướt, rung động mạnh, nguồn điện không ổn định.

IPC là thuật ngữ đa chiều mang nhiều ý nghĩa và cách hiểu phụ thuộc vào các ngành nghề lĩch vực áp dụng

IPC là thuật ngữ đa chiều mang nhiều ý nghĩa và cách hiểu phụ thuộc vào các ngành nghề lĩch vực áp dụng

✍ Xem thêm: Kiểm định thiết bị điện | Thủ tục nhanh gọn – Hồ sơ đơn giản

1.3 IPC trong ngành dược

IPC trong ngành dược, trong GMP là một trong những khái niệm quan trọng trong ngành dược. IPC là viết tắt của Inter Process Communication, trong tiếng Việt là kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất.

Hay nói cách khác, IPC là kiểm nghiệm sản phẩm trung gian và bán thành phẩm trong quá trình sản xuất. Bất kỳ công đoạn nào không đạt tiêu chuẩn đều phải được kiểm tra, đánh giá và có biện pháp để loại bỏ nguyên nhân.

 IPC là kiểm nghiệm sản phẩm trung gian

IPC là kiểm nghiệm sản phẩm trung gian

✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 cho doanh nghiệp dược phẩm | Uy tín – Tiết kiệm

1.4 IPC trong lĩnh vực y tế

IPC là viết tắt của Infection prevention and control – Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đây là một phương pháp tiếp cận thực tế, khoa học và giải pháp thiết thực nhằm ngăn ngừa bệnh nhân và nhân viên y tế bị tổn hại sức khỏe do nhiễm trùng hoặc việc kháng thuốc kháng sinh. IPC chiếm một vị trí quan trọng trong lĩnh vực y tế vì có liên quan đến nhân viên y tế và bệnh nhân ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Đây là một phần con của dịch tễ học, nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong các bệnh truyền nhiễm, khoa học xã hội và sức khỏe toàn cầu

Việc tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của IPC sẽ giúp nhân viên y tế và bệnh nhân tránh được các rủi ro liên quan đến những biến chứng về chăm sóc sức khỏe. Ví dụ phổ biến nhất về biến chứng là nhiễm trùng trong quá trình chăm sóc sức khỏe (HAIs – Healthcare acquired infections). Một chương trình IPC phù hợp sẽ giảm thiểu nhiều rủi ro cho cả các bệnh nhân và nhân viên y tế.

Theo WHO, IPC là Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng

Theo WHO, IPC là Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng

✍ Xem thêm: Kiểm định thiết bị y tế | Hỗ trợ toàn quốc – Cập nhật ưu đãi

2. IPC trong xây dựng

2.1  Mục đích của IPC trong xây dựng

Việc sử dụng IPC trong xây dựng nhằm mục đích tạo ra một cơ chế, giúp chủ đầu tư có thể thanh toán cho nhà thầu, trước khi công việc được hoàn thành. Căn cứ theo quy định của pháp luật, khi một bên tham gia hợp đồng xây dựng với thời gian vượt quá 45 ngày thì sẽ được quyền thanh toán IPC hoặc thanh toán theo giai đoạn.

Tùy thuộc vào thỏa thuận giữa chủ thầu và nhà đầu tư mà các mốc thời gian thanh toán sẽ có sự khác nhau. Nhìn chung, đây thường là những khoản thanh toán thường xuyên và giá trị của nó sẽ dựa trên giá trị công việc đã hoàn thành trước đó. Số tiền trên chứng chỉ thanh toán tạm thời được định giá dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Và chủ đầu tư phải tôn trọng chứng chỉ này và thanh toán theo đúng như cam kết trong hợp đồng.

Nếu chủ đầu tư thanh toán một số tiền khác với chứng chỉ thanh toán tạm thời thì phải thông báo cho nhà thầu biết, kèm theo cơ sở để tính toán chi tiết.

2.2 Một số lưu ý khi áp dụng IPC trong xây dựng

Giá trị của IPC trong xây dựng được hiểu là giá trị của khối lượng công việc đã hoàn thành, trừ đi khoản tiền đã được trả hoặc khoản tiền bị giữ lại. Một nửa số tiền này sẽ được thanh toán khi có giấy chứng nhận hoàn thành thực tế. Nửa còn lại thanh toán hết khi được cấp chứng chỉ hoàn thành các lỗi defect.

Chứng chỉ thanh toán IPC cần phải làm rõ được số lượng lưu giữ. Số tiền này sẽ được giữ trên tài khoản ngân hàng riêng biệt được chứng nhận. Trong trường hợp này, khách hàng sẽ nhận được bất kỳ khoản lãi nào phát sinh trên tài khoản.

Việc sử dụng IPC trong xây dựng nhằm mục đích tạo ra một cơ chế, giúp chủ đầu tư có thể thanh toán cho nhà thầu

Việc sử dụng IPC trong xây dựng nhằm mục đích tạo ra một cơ chế, giúp chủ đầu tư có thể thanh toán cho nhà thầu

3. IPC máy tính công nghiệp

3.1 Sự ra đời của máy tính công nghiệp

Máy tính công nghiệp bắt đầu được phát triển những năm 1990 khi các công ty về tự động hóa có xu hướng thiết kế phần mềm có khả năng mô phỏng một PLC chạy trên nền máy tính cá nhân. Ban đầu, việc sử dụng các PC cho ứng dụng tự động hóa thường không tin cậy và gặp phải những vấn đề độ ổn định do hoạt động của hệ điều hành và do sự không tương thích của máy tính trong môi trường công nghiệp.

Kể từ đó, đã có rất nhiều cải tiến trong thiết kế của các IPC như sử dụng các máy tính được thiết kế theo tiêu chuẩn công nghiệp, sử dụng hệ điều hành ổn định hơn. Thậm chí, một số nhà sản xuất còn chế tạo máy tính công nghiệp của riêng mình với nhân hệ điều hành thời gian thực.  Nhân hệ điều hành thời gian thực cho phép ứng dụng tự động hóa và ứng dụng hệ điều hành chạy độc lập với nhau và do đó có thể thực hiện được các ưu tiên theo ứng dụng.

Nhờ chạy trên nền của PC, các máy tính công nghiệp thường được trang bị các bộ xử lí hiện đại và bộ nhớ dung lượng lớn hơn nhiều so với các PLC. Một trong những lợi thế của IPC là có thể chạy được cả ứng dụng HMI và chương trình điều khiển trên cùng một máy tính và do đó tiết kiệm đáng kể về mặt chi phí

3.2 Phân loại máy tính công nghiệp (IPC)

Máy tính công nghiệp có rất nhiều loại, tuy nhiên trong đó có 2 loại phổ biến là máy tính công nghiệp màn hình cảm ứng và máy tính công nghiệp không quạt

Máy tính công nghiệp màn hình cảm ứng

Máy tính công nghiệp màn hình cảm ứng là sự kết hợp của một máy tính công nghiệp và một màn hình cảm ứng công nghiệp. Những máy tính công nghiệp màn hình cảm ứng này được thiết kế mạnh mẽ, cứng cáp và khả năng mở rộng linh hoạt là sự lựa chọn hàng đầu trong các ứng dụng giao diện người và máy (HMI), phục vụ chủ yếu trong các lĩnh vực tự động hóa nhà máy, máy móc, thiết bị và dịch vụ thông minh. Máy tính công nghiệp màn hình cảm ứng giúp xử lý các thao tác nhanh gọn hơn, với màn hình cảm ứng giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh và thao tác trực tiếp lên trên màn hình của máy tính. Từ những tính năng đó, sẽ tạo thành một chiếc máy tính có chức năng toàn diện nhằm đem lại hiệu suất cao hơn trong vận hành, sản xuất.

Máy tính công nghiệp không quạt

Máy tính công nghiệp không quạt là một hệ thống máy tính loại bỏ toàn bộ thành phần quay (quạt) và chúng có các ưu điểm sau:

  • Khả hoạt động ổn định và liên tục 24/7
  • Hỗ trợ cấu hình core i3/i5/i7 thế hệ mới nhất.
  • Thiết kế không quạt, loại bỏ các thành phần quay => không gây ra tiếng ồn
  • Chịu được môi trường nhiệt độ cao từ -20°C đến +70°C
  • Lưu trữ dữ liệu tức thời theo thời gian thực
  • Tản nhiệt trực tiếp, đảm bảo đáp ứng môi trường khắc nghiệt.
  • Chống sụt nguồn, hỗ trợ dải nguồn đầu vào rộng từ 9 đến 36VDC, có chế độ dự phòng 1+1.

 

IPC máy tính công nghiệp

IPC máy tính công nghiệp

4. IPC trong ngành dược

4.1 Vai trò của IPC trong ngành dược?

Theo như 1 trong 10 nguyên tắc cơ bản trong hướng dẫn GMP có nội dung: Tất cả các bước kiểm tra cần thiết đối với nguyên liệu ban đầu, sản phẩm trung gian, và bán thành phẩm, cũng như kiểm tra trong quá trình sản xuất, hiệu chuẩn và thẩm định phải được thực hiện. Vì vậy, việc kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất (IPC) là bắt buộc trong sản xuất dược phẩm.

Việc kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất giúp sản phẩm cuối cùng – thành phẩm đồng nhất về chất lượng và hạn chế được các rủi ro trong quá trình sản xuất. Sản phẩm ở giai đoạn trước phải đạt mới được chuyển sang giai đoạn sau.

4.2 Vị trí của phòng IPC trong nhà máy dược GMP

Việc kiểm soát trong quá trình sản xuất là điều bắt buộc, vì vậy, phòng IPC là một phòng bắt buộc phải có trong nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm đạt GMP.

Phòng IPC nằm trong khu vực sản xuất, khu vực sạch để thuận tiện cho quá trình lấy mẫu kiểm nghiệm. Việc thiết kế, bố trí đặt phòng IPC sẽ được thiết kế bởi các chuyên gia GMP trong ngành dược.

Vị trí của phòng IPC trong nhà máy dược

Vị trí của phòng IPC trong nhà máy dược

5. Thực hành IPC - Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng

IPC được khuyến nghị áp dụng trong việc chăm sóc sức khỏe bệnh nhân trong các sở y tế kể cả khi mới chỉ chẩn đoán nghi ngờ hoặc đã xác định được bệnh của họ. Các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn:

a. Vệ sinh tay

Yêu cầu nhân viên y tế thực hiện vệ sinh tay bằng các chất rửa có cồn hoặc xà phòng cho các chỉ định lâm sàng sau:

– Trước khi chạm vào bệnh nhân hoặc trước khi thực hiện các nhiệm vụ yêu cầu vô trùng ;

– Trước khi di chuyển từ nơi làm việc đến cơ quan;

– Sau khi chạm vào bệnh nhân;

– Sau khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể hoặc các bề mặt bị ô nhiễm;

– Ngay sau khi tháo găng tay.

Cũng cần đảm bảo các dụng cụ vệ sinh tay luôn có thể sử dụng ở tất cả các khu vực chăm sóc bệnh nhân.

b. Làm sạch môi trường

Yêu cầu vệ sinh định kỳ và có kế hoạch đối với các bề mặt trong môi trường chăm sóc bệnh nhân. Nhanh chóng làm sạch và khử khuẩn các bề mặt dính vết máu hoặc các vật liệu có khả năng lây nhiễm khác.

Chọn các chất khử trùng đã được đăng ký với Bộ Y tế có hoạt tính diệt vi sinh chống lại các mầm bệnh có nhiều khả năng làm ô nhiễm môi trường chăm sóc bệnh nhân.

Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để sử dụng đúng cách các sản phẩm làm sạch và khử trùng (ví dụ: pha loãng, thời gian tiếp xúc, tính tương thích của vật liệu, bảo quản, thời hạn sử dụng, sử dụng và thải bỏ an toàn).

c. An toàn trong tiêm và cấp phát thuốc

Cần đảm bảo vô trùng khi chuẩn bị và sử dụng thuốc. Chỉ sử dụng kim và ống tiêm cho một bệnh nhân. Các hộp đựng thuốc cùng ống tiêm cần được thay mới ngay cả khi lấy liều bổ sung cho cùng một bệnh nhân. Đảm bảo các lọ, ống tiêm, túi hoặc chai đựng các dung dịch một liều hoặc dùng một lần chỉ sử dụng cho một bệnh nhân. Bên cạnh đó, các bộ truyền dịch (ví dụ ống tiêm tĩnh mạch) cũng chỉ được sử dụng cho một người bệnh.

d. Đánh giá rủi ro với việc sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) thích hợp

Đảm bảo lựa chọn và sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân phù hợp dựa trên bản chất các tiếp xúc với bệnh nhân và khả năng tiếp xúc với máu, chất dịch cơ thể và các chất lây nhiễm. Cần mang găng tay, đeo khẩu trang, mặc áo bảo hộ, kính bảo hộ phù hợp để giảm khả năng tiếp xúc với các chất dịch, máu trong quá trình thực hiện lấy mẫu và xét nghiệm.

Không sử dụng áo choàng, găng tay, khẩu trang khi thực hiện chăm sóc cho nhiều bệnh nhân. Tuyệt đối không giặt găng tay với mục đích tái sử dụng.

e. Giảm thiểu phơi nhiễm

Tuân thủ các quy tắc để giảm khả năng lây truyền các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trong các cơ sở y tế như đeo khẩu trang, vệ sinh đường hô hấp bằng dung dịch muối loãng, giữ khoảng cách tối thiểu,…

Kịp thời nhắc nhở bệnh nhân và người nhà thực hiện việc vệ sinh tay khi tiếp xúc với các dịch tiết đường hô hấp. Cung cấp ngay cho họ các vật dụng như khẩu trang, khăn giấy và dụng cụ vệ sinh tay. Ngoài ra, tại các cửa ra vào của cơ sở y tế cần phát cho khách các tài liệu hướng dẫn, bảng chỉ dẫn cách giảm thiểu phơi nhiễm.

f. Quản lý chất thải y tế

Làm sạch, khử trùng, tiệt trùng các thiết bị y tế có thể tái sử dụng (ví dụ: máy đo đường huyết và các thiết bị chăm sóc y tế) trước khi sử dụng cho bệnh nhân khác. Cần tham khảo ý kiến và tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất các thiết bị này trong việc vệ sinh chúng. Đảm bảo khoảng cách giữa thiết bị sạch và bẩn đề ngăn ngừa nhiễm bẩn chéo.

Thực hành PC theo các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn

Thực hành PC theo các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn

Trên đây là tất cả các thông tin về IPC trong các lĩnh vực xây dựng, máy tính công nghiệp, dược, y tế mà Vinacontrol CE đã tổng hợp. Hy vọng với những nội dung trên, Quý bạn đọc đã hiểu về định nghĩ IPC trong lĩnh vực của mình và có các cách sử dụng IPC hiệu quả nhất. 

*Đây là bài cung cấp thông tin, Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này.

Tin khác

Chứng nhận hợp quy bình bơm phun thuốc trừ sâu | Chú ý

Chứng nhận hợp quy bình bơm phun thuốc trừ sâu đeo vai là quy trình xác nhận...

Chứng nhận hợp quy bao bì thực phẩm | Thủ tục công bố A-Z

Chứng nhận hợp quy bao bì chứa đựng thực phẩm là việc đánh giá, chứng nhận...

Hiệu chuẩn thước đo độ dài | Quy trình chi tiết

Hiệu chuẩn thước đo độ dài là quá trình kiểm tra và điều chỉnh các thiết bị...

Hiệu chuẩn đồng hồ điện từ | An toàn - Hiệu quả

Hiệu chuẩn đồng hồ điện từ là quá trình kiểm tra, đo lường và điều chỉnh đồng...

Chứng nhận RoHS là gì? So sánh tiêu chuẩn RoHS và REACH

Chứng chỉ RoHS – Restriction of Hazardous Substances Directive có nghĩa là Sự...

Carbon Footprint là gì? Các biện pháp giảm thiểu dấu chân carbon

Carbon footprint là tổng lượng khí CO2 và các khí nhà kính khác mà một người,...

IPCC là gì? Những điều cần biết về Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu

IPCC cung cấp các đánh giá định kỳ về cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu,...

Chứng nhận GOTS là gì? Chứng nhận dệt may hữu cơ

Chứng nhận GOTS là giấy chứng nhận được cấp cho các doanh nghiệp sản xuất và...

Chứng nhận BRC là gì? So sánh BRC và HACCP

BRC là một tiêu chuẩn quốc tế quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm,...

Hệ số phát thải CO2 theo IPCC | 6 Nội dung cần biết

Hệ số phát thải CO2 là chỉ số đo lường lượng CO2 phát thải vào không khí từ...