Hiệu chuẩn tủ xác định nhu cầu oxy sinh hóa (tủ BOD)

Tủ BOD (viết tắt của Biochemical oxygen Demand – xác định nhu cầu oxy sinh hóa) là thiết bị cung cấp nhiệt độ linh hoạt và đáng tin cậy để duy trì ngưỡng nhiệt ở 20°C sử dụng cho nhu cầu oxy sinh hóa BOD. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân hủy bằng các vi sinh vật, từ đó cho phép nhà thử nghiệm phân tích đánh giá chính xác tổng lượng oxy hòa tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học nhằm phục vụ các nhu cầu nghiên cứu trên thực tiễn. Dưới đây là một số thông tin về hoạt động hiệu chuẩn tủ xác định nhu cầu oxy sinh hóa (tủ BOD).

 

1. Công tác hiệu chuẩn tủ xác định nhu cầu oxy sinh hóa

Hiệu chuẩn tủ xác định nhu cầu oxy sinh hóa là hoạt động đo lường, kiểm tra, đánh giá các kết quả thử nghiệm của thiết bị từ đó đưa ra các nhận định về tình trạng chức năng, kỹ thuật của tủ BOD trong quá trình vận hành sử dụng. Qua đó, cấp kết quả hiệu chuẩn đồng thời đưa ra các khuyến nghị bảo dưỡng trang thiết bị đối với đơn vị sử dụng, vận hành tủ xác định nhu cầu oxy sinh hóa.

Các đơn vị khi hiệu chuẩn cần tìm đến tổ chức uy tín có năng lực tiến hành hiệu chuẩn tủ xác định nhu cầu oxy sinh hóa theo chỉ định của Nhà nước để có thể được tư vấn, hỗ trợ chi tiết, chính xác các bước cần thực hiện trong quá trình kiểm tra tủ BOD.

Tủ BOD (viết tắt của Biochemical oxygen Demand – xác định nhu cầu oxy sinh hóa)

Tủ BOD (viết tắt của Biochemical oxygen Demand – xác định nhu cầu oxy sinh hóa)

✍ Xem thêm: Kiểm định máy sóng ngắn điều trị | Thiết bị vật lý trị liệu 

2. Tại sao cần tiến hành hiệu chuẩn tủ BOD?

Máy đo BOD được thiết kế với chức năng phân tích nhu cầu oxy sinh hóa trong nước, nước thải của các nhà máy công nghiệp, tổ chức môi trường và phòng phân tích chuyên dụng.

Lại nói phân tích BOD là một quy trình hóa học để xác định hàm lượng oxy hòa tan được tiêu thụ bởi các vi sinh vật hiếu khí trong nước, được thực hiện trong mẫu nước ở một nhiệt độ cố định và thời gian cụ thể. Các kết quả phân tích thường được thể hiện bằng miligam oxy tiêu thụ trên mỗi lít mẫu ở nhiệt độ 20 °C trong tủ ấm BOD 5 ngày – được gọi là BOD5 hoặc quá trình oxy hóa hoàn toàn sau một khoảng thời gian tối đa 30 ngày – được gọi là BOD hoàn toàn. Chính vì vậy, để thiết bị vận hành một cách hoàn thiện như ý và đưa ra các kết quả thử nghiệm chính xác nhất. Đòi hỏi các cá nhân tổ chức liên quan cần chú ý công tác bảo trì, hiệu chuẩn cho tủ BOD.

Ngoài ra, hiệu chuẩn tủ xác định nhu cầu oxy sinh hóa góp phần đảm bảo an toàn cho thiết bị cũng như người sử dụng. Cụ thể:

  • Đảm bảo sự ổn định về nhiệt độ hoặc cản trở lưu thông không khí và các chức năng, bộ phận của máy;
  • Kiểm soát tốt các chức năng của tủ BOD và khắc phục các lỗi kịp thời;
  • Cân nhắc các biện pháp bảo trì, bảo dưỡng phù hợp với thiết bị.

Hiệu chuẩn tủ xác định nhu cầu oxy sinh hóa góp phần đảm bảo an toàn cho thiết bị

Hiệu chuẩn tủ xác định nhu cầu oxy sinh hóa góp phần đảm bảo an toàn cho thiết bị 

✍ Xem thêm: Danh mục thiết bị y tế cần kiểm định theo quy định Nhà nước| Danh mục chi tiết

3. Khi nào phải hiệu chuẩn tủ xác định nhu cầu oxy sinh hóa?

Sau đây là 3 thời điểm cá nhân, tổ chức cần hiệu chuẩn tủ xác định nhu cầu oxy sinh hóa (tủ BOD):

  • Kiểm định lần đầu – Kiểm định trước khi vận hành thiết bị
  • Kiểm định định kỳ – Kiểm định 12 tháng/lần
  • Kiểm định sau sửa chữa

4. Quy trình hiệu chuẩn tủ BOD

Bước 1: Kiểm tra bên ngoài

  • Kiểm tra bằng mắt để xác định sự phù hợp của phương tiện đo với các yêu cầu quy định trong tài liệu kỹ thuật, hình dáng, kích thước, chỉ thị, nguồn, ký hiệu nhãn, tài liệu và phụ tùng kèm theo.
  • Ghi các thông tin về tên, nhãn hiệu, số hiệu, kiểu loại, xuất xứ, phạm vi hoạt động, độ chia của phương tiện đo.

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật

Kiểm tra tình trạng hoạt động của tủ xác định nhu cầu oxy sinh hóa  theo hướng dẫn vận hành.

Bước 3: Kiểm tra đo lường

Phương tiện xác định nhu cầu oxy sinh hóa được kiểm tra đo lường theo trình tự các nội dung, phương pháp và các yêu cầu sau đây:

  • Chuẩn bị mẫu thử và đặt dung dịch vào tủ BOD để nuôi ủ trong điều kiện duy trì nhiệt độ;
  • Kiểm tra sai số;
  • Tính số hiệu chính, tính toán độ không đảm bảo đo.

Bước 4: Xử lý kết quả

Tủ xác định nhu cầu oxy sinh hóa (tủ BOD) sau khi hiệu chuẩn được kiểm định viên dán tem và tổ chức hiệu chuẩn cấp giấy chứng nhận kết quả hiệu chuẩn theo đúng quy trình.

Thiết bị sau khi hiệu chuẩn được kiểm định viên dán tem và cấp giấy chứng nhận kết quả hiệu chuẩn

Thiết bị sau khi hiệu chuẩn được kiểm định viên dán tem và cấp giấy chứng nhận kết quả hiệu chuẩn

✍ Xem thêm: Hiệu chuẩn thiết bị là gì? 5 nội dung quan trong cần lưu ý

5. Tổ chức hiệu chuẩn tủ BOD uy tín tại Việt Nam

Vinacontrol CE với hơn 60 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng nhận, kiểm định, giám định và là đơn vị đầu tiên được Nhà nước chỉ định kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị y tế tại Việt Nam. Chúng tôi được nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên toàn quốc công nhận, khẳng là Đối tác uy tín trong hỗ trợ hiệu chuẩn tủ BOD – xác định nhu cầu oxy sinh hóa nói riêng và thiết bị y tế nói chung. Quyền lợi được đảm bảo cho Quý khách hàng của Vinacontrol CE như sau:

  • Tiến hành hiệu chuẩn, kiểm định thiết bị theo đúng trình tự, quy trình kỹ thuật, quy định Nhà nước;
  • Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm, chuyên nghiệp, tận tâm với công việc, khách hàng;
  • Trang máy móc thiết bị hiệu chuẩn hiện đại, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng;
  • Chi nhánh văn phòng tại 3 miền, sẵn sàng kịp thời cung ứng dịch vụ nhanh gọn, tối ưu;
  • Hồ sơ đơn giản, thủ tục nhanh gọn, mọi việc đã có chuyên gia hướng dẫn và xử lý;
  • Chi phí tiết kiệm, ưu đãi chiết khấu cho hợp đồng có giá trị lớn.

 

Vinacontrol CE đã thực hiện kiểm định thiết bị y tế cho một số đơn vị tiêu biểu như Bệnh Viện Quân Y 108, Bệnh Viện Đa khoa Bưu Điện, Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Lạng Sơn, Công ty CP dược vật tư y tế Hải Dương, Công ty CP Y tế Children Care,… Quý khách hàng cần tư vấn dịch vụ hiệu chuẩn tủ xác định yêu cầu oxy sinh hóa và các thiết bị y tế, vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline miễn cước 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ tốt nhất!

Tin khác

Chứng nhận SBP là gì? Chương trình sinh khối bền vững

Chương trình Sinh khối Bền vững (SBP - Sustainable Biomass Program) được...

Nhãn dán sinh thái eco label là gì? 5 thông tin cần chú ý

ECO LABEL hoặc nhãn sinh thái là các dấu hiệu được đặt trên bao bì sản phẩm...

Mã số DUNS là gì? Đăng ký DUNS như thế nào?

Mã số DUNS là ký hiệu viết tắt của Data Universal numbering System. Đây là...

7 loại lãng phí trong sản xuất | Giáp pháp loại bảo lãng phí

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động, quy trình hoặc nguồn tài nguyên...

Sự không phù hợp trong ISO là gì? Lỗi NC trong ISO

Lỗi NC là viết tắt của lỗi Không phù hợp (tiếng anh là Nonconformities). ISO...

Nhân viên ISO là gì? 4 nội dung cần biết

Nhân viên ISO là người phụ trách việc triển khai, duy trì và giám sát hệ...

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 | Hướng dẫn xác định từ A-Z

Bối cảnh của một tổ chức được hiểu là môi trường kinh doanh của một doanh...

Thực trạng áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam | Tư vấn áp dụng

Tại Việt Nam, việc áp dụng ISO 9001 không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho...

Giám định tổn thất hàng hoá | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

Giám định tổn thất hàng hóa là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức...

Cập nhật Thông tư 10/2024/TT-BXD | Quy định mới ngành VLXD

Thông tư 10/2024/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành ngày 01/11/2024 và có hiệu...