Giám định phế liệu nhập khẩu | Phục vụ quản lý Nhà nước

Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất. Bởi vậy, không ít phế liệu đã được nhập khẩu để tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam, góp phần giảm thiểu lượng rác thải và cắt giảm các chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu không được quản lý một cách hiệu quả, việc nhập khẩu phế liệu sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cộng đồng. Trên cơ sở đó, Nhà nước đã ban hành các quy định nhằm quản lý hoạt động này qua các thủ tục như giám định phế liệu nhập khẩu.

 

1. Giám định phế liệu nhập khẩu là gì?

Giám định phế liệu nhập khẩu là hoạt động kỹ thuật được thực hiện bởi đội ngũ chuyên môn có năng lực giám nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng phế liệu nhập khẩu theo các tiêu chí được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Qua đó, phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cũng như hỗ trợ doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục thông quan, công bố hợp quy theo quy định pháp luật.

Đối tượng của hoạt động giám định là Phế liệu nhựa, giấy, thép phế, thạch cao, đồng, nhôm, Niken Crom,...được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg, ngày 19/12/2014. Theo đó, các Doanh nghiệp, thương nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cần chú ý thực hiện thủ tục giám định theo quy định pháp luật.

Doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cần chú ý thực hiện thủ tục giám định theo quy định pháp luật

Doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cần chú ý thực hiện thủ tục giám định theo quy định 

✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 | Tư vấn xây dựng quy trình chất lượng đạt chuẩn

2. Tại sao cần giám định phế liệu nhập khẩu?

Căn cứ Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, QCVN 31:2018/BTNMT, QCVN 32:2018/BTNMT, QCVN 31:2018/BTNMT. Thủ tục giám định phế liệu nhập khẩu là bắt buộc cần được thực hiện bên cạnh các thủ tục khác như cấp phép nhập khẩu phế liệu, kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu. Bên cạnh việc phải tuân thủ quy định pháp luật thì dưới đây là những nguyên nhân mà doanh nghiệp cần  tiến hành giám định phế liệu:

  • Đảm bảo chất lượng của phế liệu nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất;
  • Thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khi sử dụng các vật liệu có ảnh hưởng tới môi trường;
  • Đảm bảo chất lượng cho sản phẩm được sản xuất từ phế liệu nhập khẩu;
  • Thể hiện uy tín của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác, cơ quan quản lý Nhà nước.

✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 14001 |Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường quốc tế

3. Hướng dẫn yêu cầu giám định phế liệu

Để đăng ký giám định hiệu quả, doanh nghiệp cần tiến hành các bước sau:

  • Tìm hiểu và liên hệ để nhận tư vấn bởi đơn vị giám định phế liệu. Chỉ những đơn vị được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép, chỉ định thực hiện các hoạt động giám định phế liệu mới được tiến hành hoạt động này. Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý khi liên hệ địa chỉ giám định uy tín.
  • Yêu cầu giám định nêu rõ yêu cầu giám định, thời gian và địa điểm giám định, người liên hệ.
  • Gửi các thông tin về lô hàng (B/L, packing list, tờ khai Hải Quan, Invoice,...).
  • Gửi giấy yêu cầu giám định theo mẫu.

 

Đối tượng của hoạt động giám định là Phế liệu nhựa, giấy, thép phế, thạch cao, đồng, nhôm, Niken Crom,..

Đối tượng của hoạt động giám định là Phế liệu nhựa, giấy, thép phế, thạch cao, đồng, nhôm, Niken Crom,..

4. Hướng dẫn đăng ký giấy phép nhập khẩu phế liệu

Cần lưu ý, để tiến hành các hoạt động giám định thì trước tiên doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện và được cấp phép để nhập khẩu phế liệu thành công.

4.1 Các điều kiện doanh nghiệp cần đáp ứng

►Thương nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 43 của Luật Bảo vệ môi trường, cụ thể:

·    Có kho bãi (có quyền sở hữu hoặc đồng sở hữu, hoặc thuê) dành riêng cho việc tập kết phế liệu bảo đảm các điều kiện về  bảo vệ môi trường;

·    Có công nghệ, thiết bị để tái chế phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu cho sản xuất;

·    Có phương án, giải pháp xử lý phế liệu nhập khẩu đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; đảm bảo mọi chất thải từ quy trình sản xuất đều được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;

·    Đã chấp hành tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

► Thương nhân nhập khẩu uỷ thác phải đáp ứng các điều kiện sau:

·    Có hợp đồng ủy thác nhập khẩu ký với thương nhân đã được cấp Giấy chứng nhận, hợp đồng ủy thác nhập khẩu phế liệu phải ghi rõ loại phế liệu nhập khẩu và thành phần phế liệu nhập khẩu phù hợp với Giấy chứng nhận được cấp và quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư 34/2012/TTLT-BCT-BTNMT;

·    Hợp đồng nhập khẩu phế liệu phải ghi rõ nguồn gốc, thành phần phế liệu nhập khẩu phù hợp với hợp đồng ủy thác nhập khẩu và cam kết tái xuất phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu về đến cửa khẩu nhưng không đạt các yêu cầu theo quy định tại Thông tư 34/2012/TTLT-BCT-BTNMT

►Điều kiện đối với phế liệu nhập khẩu. Thông tư số 01/2013/TT-BTNMT ngày 28 tháng 01 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về phế liệu được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất

Phế liệu phải thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành đồng thời phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu hoặc các yêu cầu về mô tả phế liệu tương ứng trong Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu.

Đối với những loại phế liệu mới phát sinh do nhu cầu sử dụng làm nguyên liệu sản xuất nhưng chưa có trong Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét từng trường hợp cụ thể để bổ sung vào Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu.

4.2 Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận

01 (một) bộ gồm có:

• Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận

• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) và Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).

• Một trong các tài liệu sau: Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường; Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; Giấy xác nhận hoặc Thông báo chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; Quyết định phê duyệt hoặc Giấy xác nhận Đề án bảo vệ môi trường (bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).

• Kết quả giám sát chất lượng môi trường lần gần nhất của cơ sở sản xuất, nhưng không quá sáu (06) tháng tính đến ngày đề nghị cấp Giấy chứng nhận (bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).

4.3 Thủ tục cấp chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu

  • Bước 1: Các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu theo hướng dẫn tại phụ lục 1 tại Chi cục Bảo vệ Môi trường.
  • Bước 2: Chi cục Bảo vệ Môi trường kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Trả lại hồ sơ nếu không đạt yêu cầu.
  • Bước 3: Tổ chức kiểm tra điều kiện và trình Giám đốc Sở cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu. Trong trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu thì trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do. 
  • Bước 4: Trả kết quả giải quyết hồ sơ.

Tổ chức, cá nhân đến nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Chi cục Bảo vệ Môi trường. Đến thời gian hẹn, mang biên lai nhận hồ sơ đến nhận quyết định. Thời hạn giải quyết 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Liên hệ tổ chức giám định uy tín để tiến hành nhập khẩu phế liệu thuận lợi

Liên hệ tổ chức giám định uy tín để tiến hành nhập khẩu phế liệu thuận lợi

✍ Xem thêm: Giám định hàng hải uy tín | Chi phí thấp

5. Đơn vị giám định phế liệu nhập khẩu uy tín

Vinacontrol là thương hiệu tổ chức giám định lâu đời với lịch sử hình thành và phát triển hơn 65 năm. Được sự chỉ định, cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Vinacontrol là đơn vị giám định phế liệu nhập khẩu uy tín, hợp pháp và hàng đầu tại Việt Nam. Những dịch vụ giám định được hỗ trợ cụ thể, bao gồm:

  • Giám định phế liệu sắt, thép theo QCVN 31:2018/BTNMT;
  • Giám định phế liệu nhựa nhập khẩu theo QCVN 32:2018/BTNMT;
  • Giám định phế liệu giấy theo QCVN 33:2018/BTNMT.

Trên đây là toàn bộ các thông tin xung quanh hoạt động nhập khẩu phế liệu cho doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ nắm được các nội dung mới nhất, chi tiết nhất để tiến hành hoạt động nhập khẩu hiệu quả, hợp pháp. Để được hỗ trợ giám định phế liệu tốt nhất, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Vinacontrol CE qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được tư vấn.

Tin khác

OHSAS 18001 - Hệ thống quản lý Sức khoẻ và An toàn

Chứng nhận OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến những yêu cầu...

Công bố hợp quy là gì? Hướng dẫn thủ tục công bố nhanh

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch...

Chứng nhận hợp chuẩn là gì? Lợi ích khi đạt giấy chứng nhận

Chứng nhận hợp chuẩn hay chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn là việc xác nhận đối...

Kiểm định - Hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Phương tiện đo lường là những công cụ, thiết bị vô cùng phổ biến trong sản...

Giám định thiết bị, máy móc, dây chuyền

Giám định máy móc thiết bị là sử dụng những phương pháp và trang thiết bị đo...

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo BS EN 14891:2017

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo tiêu chuẩn BS EN 14891:2017...

Bơm tiêm điện là gì? Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm điện đúng cách

Bơm tiêm điện là thiết bị không thể thiếu tại các cơ sở y tế. Thiết bị này...

Thử nghiệm vật liệu cách nhiệt | Tư vấn từ A-Z

Thử nghiệm vật liệu cách nhiệt là quá trình kiểm tra và đánh giá các đặc tính...

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), Vinacontrol CE...

Chứng nhận kính hộp gắn kín cách nhiệt theo TCVN 8260:2009

Chứng nhận hợp chuẩn kính hộp gắn kín cách nhiệt là quá trình kiểm tra và...