Giám định hàng hải | Hướng dẫn 4 bước đăng kí

Nhu cầu sử dụng các phương tiện vận tải đường thủy như tàu thuyền ngày càng gia tăng trong bối cách các khu vực trên thế giới đẩy mạnh giao thương, hợp tác thương mại. Dựa trên bối cảnh đó, nhu cầu giám định hàng hải cũng vì thế mà ngày càng thiết yếu. Khi các bên đòi hỏi được chứng minh, khẳng định cũng như công nhận giá trị, hiệu quả của các phương tiện này nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình. Dưới đây là một số nội dung doanh nghiệp cần lưu ý khi tiến hành giám định hàng hải.

 

1. Dịch vụ giám định hàng hải

1.1 Tổng quan hoạt động giám định

Giám định hàng hải là hoạt động đánh giá kỹ thuật và kiểm định dựa trên các phương pháp phù hợp cho phép xác định tàu chở hàng, các phương tiện vận tải đường thủy đủ điều kiện, khả năng khai thác, chuyên chở hàng hóa trên sông, biển, qua đó bảo đảm an toàn cho cả con người và tài sản, lợi ích của doanh nghiệp. Dịch vụ giám định phải được thực hiện tuân theo các chương trình, quy định, điều khoản của quốc tế.

Đối tượng được giám định sẽ là: Tàu biển, các phương tiện hàng hải thủy, đối tượng hoạt động khai thác trên và dưới nước, dàn khoan dầu khí, sà lan, bồn, container,….

Giám định hải hải hỗ trợ cho các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp, chủ hãng tàu, chủ bến cảng, cơ quan Quản lý Nhà nước, chủ hàng, đại lý nhận ủy thác, đơn vị bảo hiểm, ngân hàng,… dựa trên nhu cầu thực tế của họ.

Giám định hàng hải là hoạt động đánh giá kỹ thuật với các phương tiện vận chuyển đường thủy

Giám định hàng hải là hoạt động đánh giá kỹ thuật với các phương tiện vận chuyển đường thủy

✍ Xem thêm: Giám định chất lượng và số lượng của hàng hóa | Hỗ trợ toàn quốc

1.2 Các dịch vụ giám định

  • Giám định sự phù hợp của tàu cho các mục đích sử dụng;
  • Giám định tình trạng thực tế con tàu trước khi thuê/nhận lại. (ON/OFF HIRE BUNKER AND CONDITIONS);
  • Giám định trước sau khi mua tàu;
  • Giám định tình trạng trước khi vào hội P&I;
  • Đánh giá an toàn đối với các phương tiện nối theo chương trình IMCA và OVID;
  • Đánh giá rủi ro cho nhà máy đóng tàu theo các điều khoản JH 143;
  • Giám định an toàn hàng hải trong việc sắp xếp, vận chuyển và lắp đặt các thiết bị, công trình dầu khí (Marine Warranty Survey);
  • Xác định khối lượng hàng rời, hàng đóng bao... xếp/ dỡ trên tàu/ sà lan bằng phương pháp giám định mớn nước hoặc quá cân;
  • Giám sát trước và trong quá trình xếp/dỡ hàng rời, hàng đóng bao;
  • Kiểm đếm số lượng;
  • Xác định khối lượng hàng rời, hàng đóng bao... xếp/ dỡ trên tàu/ sà lan bằng phương pháp giám định mớn nước hoặc quá cân;
  • Xác định khối lượng hàng lỏng trên tàu/ sà lan, bồn chứa bằng phương pháp đo thể tích;
  • Giám định tổn thất hàng hóa, phương tiện vận chuyển;
  • Giám định an toàn con tàu trước khi sửa chữa hay phá dỡ;
  • Giám định tình trạng máy móc thiết bị trước/ trong và sau khi xếp hàng lên tàu/sa lan;
  • Giám định tổn thất, giám sát sửa chữa;
  • Giám định sạch sẽ hầm hàng;
  • Giám định tình trạng kín nước hầm hàng;
  • Giám sát quá trình chằng buộc đảm bảo an  toàn hàng hóa, kiểm tra tính lực an toàn trong quá trình chằng buộc trên tàu/ sa lan đối với máy móc thiết bị trước khi con tàu/ salan hành trình trên biển đến cảng dỡ hàng.

 

Công tác giám định hàng hải trên tàu thuyền

Công tác giám định hàng hải trên tàu thuyền

✍ Xem thêm: Hỗ trợ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu | Uy tín – tin cậy

2. Hướng dẫn đăng ký giám định hàng hải

► Bước 1: Đăng ký giám định hàng hải

Tổ chức doanh nghiệp liên hệ với tổ chức giám định hàng hải uy tín để được hướng dẫn cũng như hỗ trợ đăng ký giám định hàng hải

► Bước 2: Trao đổi thông tin dịch vụ

Chuyên viên tư vấn gửi mẫu đơn yêu cầu giám định. Doanh nghiệp viết đơn yêu cầu bằng cách điền các thông tin liên quan như nêu rõ thời gian và địa điểm giám định, người liên hệ; dự kiến thời gian xếp, dỡ hàng, các thông tin về phương tiện vận tải; lô hàng,…

Đơn vị giám định tiếp nhận thông tin và tư vấn xây dựng kế hoạch giám định đến khách hàng.

► Bước 3: Tiến hành thủ tục giám định theo quy trình, kế hoạch

Sau khi hồ sơ doanh nghiệp được đánh giá và xem xét là hợp lệ. Tổ chức giám định cử chuyên gia xuống làm việc và tiến hành các bước giám định hàng hải.

► Bước 4: Trả kết quả giám định hàng hải cho khách hàng

Chuyên gia Vinacontrol thực hiện công tác giám định cho khách hàng

Chuyên gia Vinacontrol thực hiện công tác giám định cho khách hàng 

  Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 | Tư vấn xây dựng quy trình chất lượng mới nhất

3. Tổ chức giám định hàng hải uy tín

Vinacontrol CE tự tin đáp ứng mọi yêu cầu dù là khắt khe nhất của khách hàng vì chúng tôi có đội ngũ các kỹ sư chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giám định hàng hải. Với hơn 65 năm thực hiện hoạt động giám định đặc biệt là trong công tác giám định phục vụ quản lý nhà nước, Thương hiệu Vinacontrol được biết đến, được công nhận cũng thành công khẳng định vị thế tổ chức giám định hàng đầu Việt Nam.

Khi sử dụng dịch vụ giám định hàng hải tại Vinacontrol, Quý khách hàng nhận được các lợi ích sau:

  • Kết quả giám định được phản ánh chính xác, trung thực và kịp thời;
  • Sử dụng các phương pháp giám định khoa học, hiệu quả và tối ưu nhất;
  • Tiết kiệm chi phí và bảo vệ tuyệt đối quyền lợi của khách hàng đối tác;
  • Đội ngũ nhân viên săn sóc, chuyên gia kinh nghiệm, chuyên nghiệp và tận tâm;
  • Chi nhánh văn phòng trải rộng 3 miền – Hỗ trợ giám định nhanh chóng, kịp thời trên toàn quốc.

 

Đội ngũ nhân viên, chuyên gia giám định kinh nghiệm, tận tâm

Đội ngũ nhân viên, chuyên gia giám định kinh nghiệm, tận tâm 

Để được Vinacontrol CE hỗ trợ các dịch vụ giám định hàng hải và các dịch vụ khác theo yêu cầu. Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được tiến hành giám định nhanh nhất!

Tin khác

Nhãn dán sinh thái eco label là gì? 5 thông tin cần chú ý

ECO LABEL hoặc nhãn sinh thái là các dấu hiệu được đặt trên bao bì sản phẩm...

Mã số DUNS là gì? Đăng ký DUNS như thế nào?

Mã số DUNS là ký hiệu viết tắt của Data Universal numbering System. Đây là...

7 loại lãng phí trong sản xuất | Giáp pháp loại bảo lãng phí

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động, quy trình hoặc nguồn tài nguyên...

Sự không phù hợp trong ISO là gì? Lỗi NC trong ISO

Lỗi NC là viết tắt của lỗi Không phù hợp (tiếng anh là Nonconformities). ISO...

Nhân viên ISO là gì? 4 nội dung cần biết

Nhân viên ISO là người phụ trách việc triển khai, duy trì và giám sát hệ...

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 | Hướng dẫn xác định từ A-Z

Bối cảnh của một tổ chức được hiểu là môi trường kinh doanh của một doanh...

Thực trạng áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam | Tư vấn áp dụng

Tại Việt Nam, việc áp dụng ISO 9001 không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho...

Giám định tổn thất hàng hoá | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

Giám định tổn thất hàng hóa là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức...

Cập nhật Thông tư 10/2024/TT-BXD | Quy định mới ngành VLXD

Thông tư 10/2024/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành ngày 01/11/2024 và có hiệu...

Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu | Uy tín – Chất lượng

Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận...