Chứng nhận hợp quy bình bơm phun thuốc trừ sâu | Chú ý

Trong lĩnh vực nông nghiệp, việc sử dụng thuốc trừ sâu đã trở thành một phần thiết yếu trong việc bảo vệ mùa màng và nâng cao năng suất. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình phun thuốc, việc sử dụng các thiết bị phù hợp, đặc biệt là bình bơm phun thuốc trừ sâu, là vô cùng quan trọng. Để đảm bảo rằng những sản phẩm này đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thì chứng nhận hợp quy theo QCVN 01-182:2015/BNNPTNT đã trở thành một yêu cầu bắt buộc. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về chứng nhận hợp quy bình bơm phun thuốc trừ sâu, lý do cần thiết cho chứng nhận này, quy trình thực hiện và các tiêu chí kỹ thuật liên quan.

 

*Đây là bài viết cung cấp thông tin, Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này!

1. Chứng nhận hợp quy bình bơm phun thuốc trừ sâu đeo vai

Chứng nhận hợp quy bình bơm phun thuốc trừ sâu đeo vai là quy trình xác nhận rằng sản phẩm này đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu an toàn theo quy định của pháp luật. Theo QCVN 01-182:2015/BNNPTNT, bình bơm phun thuốc trừ sâu phải được kiểm tra và chứng nhận bởi các tổ chức có thẩm quyền, đảm bảo rằng sản phẩm không chỉ hiệu quả trong việc phun thuốc mà còn an toàn cho người sử dụng và môi trường.

Chứng nhận hợp quy bình bơm phun thuốc trừ sâu

Chứng nhận hợp quy bình bơm phun thuốc trừ sâu

✍  Xem thêm: Chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật | Hướng dẫn thủ tục 

2.  Tại sao cần chứng nhận hợp quy bình bơm phun thuốc trừ sâu?

Việc chứng nhận hợp quy bình bơm phun thuốc trừ sâu đem lại nhiều lợi ích quan trọng:

  • Đảm bảo an toàn: Sản phẩm được chứng nhận hợp quy sẽ đảm bảo an toàn cho người sử dụng và giảm thiểu rủi ro về sức khỏe. Người dùng có thể yên tâm sử dụng sản phẩm mà không lo lắng về vấn đề hư hỏng hay rò rỉ hóa chất.
  • Bảo vệ môi trường: Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ giúp hạn chế ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng thuốc trừ sâu.
  • Tăng cường niềm tin của người tiêu dùng: Chứng nhận hợp quy là minh chứng cho chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao uy tín và niềm tin của khách hàng.
  • Tuân thủ quy định pháp luật: Chứng nhận hợp quy là yêu cầu bắt buộc đối với các sản phẩm bình bơm phun thuốc trừ sâu, giúp doanh nghiệp hoạt động hợp pháp và tránh các rủi ro pháp lý.

Việc chứng nhận hợp quy bình bơm phun thuốc trừ sâu đem lại nhiều lợi ích quan trọng

Việc chứng nhận hợp quy bình bơm phun thuốc trừ sâu đem lại nhiều lợi ích quan trọng

✍  Xem thêm: Chứng nhận hữu cơ là gì? Quy trình như thế nào?

3. Quy trình chứng nhận hợp quy bình bơm phun thuốc trừ sâu

3.1 Các phương thức chứng nhận hợp quy cho bình bơm phun thuốc trừ sâu

Hiện tại, theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN, có hai phương thức chứng nhận hợp quy bình thuốc trừ sâu đeo vai: 

► Phương thức 5: Thử nghiệm và đánh giá quá trình sản xuất trên mẫu “ bình thuốc trừ sâu đeo vai” điển hình.

  • Đánh giá viên lấy mẫu điển hình từ sản phẩm cần chứng nhận, đảm bảo mẫu đại diện cho một loại hoặc kiểu cụ thể, có cùng thiết kế và sản xuất trong điều kiện tương tự.
  • Thường áp dụng các sản phẩm, hàng hóa nội địa được sản xuất trong nước.
  • Việc chứng nhận hợp quy thường được tiến hành thông qua thử nghiệm mẫu lấy trực tiếp từ nơi sản xuất hoặc từ nhà máy của doanh nghiệp.
  • Giấy chứng nhận có hiệu lực trong vòng 3 năm và yêu cầu phải đánh giá và giám sát mẫu sản phẩm định kỳ hàng năm.

► Phương thức 7: Chứng nhận hợp quy từng lô sản phẩm

  • Sử dụng phương pháp xác suất thống kê từng lô sản phẩm mang đi thử nghiệm.
  • Áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu.
  • Chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 cho sản phẩm bình bơm thuốc trừ sâu đeo vai chỉ có hiệu lực đối với từng lô sản phẩm nhập khẩu

3.2 Thủ tục chứng nhận hợp quy bình bơm phun thuốc trừ sâu

► Bước 1. Tiếp nhận và đánh giá hồ sơ

Tổ chức chứng nhận sẽ tiếp nhận hồ sơ mà doanh nghiệp đăng ký chứng nhận hợp quy bình bơm phun thuốc trừ sâu đeo vai và đánh giá theo QCVN 01- 182: 2015/BNNPTNT. 

► Bước 2. Xử lý hồ sơ doanh nghiệp

Tổ chức chứng nhận sẽ kiểm tra hồ sơ doanh nghiệp có đầy đủ giấy tờ hồ sơ liên quan đến chứng nhận hợp quy sản phẩm bình bơm phun thuốc trừ sâu. Sau đó tiến hành ký hợp đồng, chi phí và thỏa thuận thời gian thực hiện.

► Bước 3. Trực tiếp đến nhà mấy và tiến hành lấy mẫu bình bơm phun thuốc trừ sâu

Chuyên gia của Tổ chức chứng nhận sẽ đến trực tiếp nhà máy của doanh nghiệp tiến hành lấy mẫu sản phẩm mang về thử nghiệm.

► Bước 4.  thử nghệm sản phẩm

Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành thử nghiệm theo các chỉ tiêu kỹ thuật QCVN 01-182:2015/BNNPTNT. Từ đó, chúng tôi sẽ cấp giấy chứng nhận hợp quy dựa trên kết quả thử nghiệm của sản phẩm bình bơm thuốc trừ sâu.

► Bước 5. Công bố hợp quy

Doanh nghiệp sẽ tiến hành công bố hợp quy tại sở ban hành theo sự hướng dẫn của Tổ chức chứng nhận

► Bước 6. Thực hiện giám sát định kỳ

Sau khi được cấp giấy chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp lưu ý giấy chứng nhận chỉ có hiệu lực trong vòng 3 năm và cứ mỗi năm Tổ chức chứng nhận sẽ cho người đến kiểm tra, đánh giá và giám sát hằng năm nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn của sản phẩm.

Quy trình chứng nhận hợp quy bình bơm phun thuốc trừ sâu

Quy trình chứng nhận hợp quy bình bơm phun thuốc trừ sâu

✍  Xem thêm: Kiểm nghiệm thực phẩm - Thử nghiệm an toàn thực phẩm từ A-Z 

4. Chi tiêu kỹ thuật quy định đối với bình bơm phun thuốc trừ sâu

TT

Tên sản phẩm

Bộ phận

Tiêu chuẩn kỹ thuật

Phương pháp thử

1

Bơm thuốc trừ sâu đeo vai

Khối lượng

Khối lượng toàn bộ của bơm phun khi bình bơm, bình nhiên liệu và dầu bôi trơn được nạp đầy đến dung tích danh định không được lớn hơn: 

- 25 kg đối với bơm phun không có động cơ. 

- 40 kg đối với bơm phun có động cơ. 

Phụ lục 2

Trọng tâm

Trọng tâm của bơm phun ở tư thế thẳng đứng không được đặt ở vị trí lớn hơn 150 mm theo chiều ngang từ mặt phẳng thẳng đứng đi qua các điểm cố định dây đeo với khối lượng toàn bộ của bơm phun. 

Phụ lục 3

Độ ổn định

Bơm phun phải ổn định và đứng vững trên mặt phẳng nghiêng 8,50 ± 0,20 ở bất kỳ hướng nào.

Phục lục 4

Bình bơm

- Dung tích của bình bơm phải vượt quá dung tích danh định ít nhất 5% đối với bơm phun thủy lực và 25% đối với bơm phun khí nén.

 

- Miệng nạp của bình bơm cần có đường kính tối thiểu là 100 mm và phải được trang bị lưới lọc có kích thước lỗ từ 0,5 mm đến 2 mm.

 

- Nắp bình bơm cần đảm bảo kín hoàn toàn để ngăn dung dịch tràn ra ngoài, có thể mở hoặc đóng mà không cần dụng cụ hỗ trợ.

Phụ lục 5

Dây đeo

- Bơm phun đeo trên lưng người vận hành phải có dây đeo đôi, trong đó có ít nhất một dây đeo có cơ cấu nối, tháo nhanh, và có khả năng tháo bằng một tay.

 

 - Dây đeo phải được làm từ vật liệu không thấm nước. Khi ngâm trong nước, khối lượng của dây đeo không được tăng quá 30% so với khối lượng khô ban đầu.

Phần chịu tải của dây đeo phải có chiều dài tối thiểu là (100 ± 10) mm, với bề rộng tối thiểu như sau:

+ 25 mm đối với bơm phun có khối lượng tổng không vượt quá 10 kg;

+ 50 mm đối với bơm phun có khối lượng tổng lớn hơn 10 kg.

Tất cả các dây đeo và các bộ phận cố định phải đảm bảo không bị hư hỏng khi thử nghiệm theo các tiêu chuẩn quy định trong Quy chuẩn này.

Phụ lục 6

Ống dẫn

-Ống dẫn phải là ống mềm, khi bị bẻ cong 1800 , tại chỗ có bán kính cong 50 mm ở nhiệt độ 30 0C không được hư hỏng

- Chiều dài ống dẫn từ đai ốc nối ống dẫn với bình bơm tới phần tay cầm của 4 QCVN 01-182 : 2015/BNNPTNT cần phun phải tối thiểu là 1 200 mm.

Phụ lục 7

Cần phun

Chiều dài cần phun từ đầu mút phía trước phần tay cầm đến vòi phun phải tối thiểu là 500 mm.

Khóa vòi phun

Khóa vòi phun phải đảm bảo không được rò rỉ sau 25 000 chu kỳ làm việc.

Bộ phận an toàn

– Đối với loại bơm phun dẫn động bằng động cơ phải có cơ cấu điều chỉnh áp suất. 

– Đối với loại bơm phun khí nén phải trang bị van an toàn để ngăn ngừa áp suất trong bình bơm vượt quá áp suất làm việc lớn nhất 20 % theo quy định của nhà chế tạo. Sau khi xả áp, van an toàn phải tự đóng kín lại để bơm phun hoạt động bình thường mà không bị rò rỉ.

Phụ lục 8

Độ bền chịu va đập

Bơm phun không bị nứt, vỡ và phải duy trì được chức năng làm việc

Phụ lục 9

Độ bền chịu áp

Sau khi thực hiện thử va đập, các bộ phận của bơm phun chịu áp lực phải chịu được 2 lần áp suất làm việc lớn nhất do nhà chế tạo quy định, nhưng không nhỏ hơn 6 bar đối với bơm phun thủy lực, 10 bar đối với bơm phun khí nén.

Phụ lục 10

Độ kín khít của hệ thống bơm dung dịch

– Đối với bơm phun thủy lực: Sau khi thử độ bền chịu áp, tổng lượng rò rỉ của hệ thống bơm dung dịch không được vượt quá: + 0 ml ở vị trí thẳng đứng; + 0,5 ml ở vị trí nghiêng 450 ; + 5 ml ở vị trí nằm ngang. – Đối với bơm phun khí nén: Không được rò ở bất kỳ vị trí nào.

Phụ lục 11

Trên đây là toàn bộ các thông tin về hoạt động chứng nhận hợp quy bình bơm phun thuốc trừ sâu. Hy vọng với những nội dung trên, Doanh nghiệp sẽ tiến hành chứng nhận hợp quy bình phun thuốc trừ sâu hiệu quả và đúng quy định nhất!

Tin khác

Chứng nhận hợp quy bao bì thực phẩm | Thủ tục công bố A-Z

Chứng nhận hợp quy bao bì chứa đựng thực phẩm là việc đánh giá, chứng nhận...

Hiệu chuẩn thước đo độ dài | Quy trình chi tiết

Hiệu chuẩn thước đo độ dài là quá trình kiểm tra và điều chỉnh các thiết bị...

Hiệu chuẩn đồng hồ điện từ | An toàn - Hiệu quả

Hiệu chuẩn đồng hồ điện từ là quá trình kiểm tra, đo lường và điều chỉnh đồng...

Chứng nhận RoHS là gì? So sánh tiêu chuẩn RoHS và REACH

Chứng chỉ RoHS – Restriction of Hazardous Substances Directive có nghĩa là Sự...

Carbon Footprint là gì? Các biện pháp giảm thiểu dấu chân carbon

Carbon footprint là tổng lượng khí CO2 và các khí nhà kính khác mà một người,...

IPCC là gì? Những điều cần biết về Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu

IPCC cung cấp các đánh giá định kỳ về cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu,...

Chứng nhận GOTS là gì? Chứng nhận dệt may hữu cơ

Chứng nhận GOTS là giấy chứng nhận được cấp cho các doanh nghiệp sản xuất và...

Chứng nhận BRC là gì? So sánh BRC và HACCP

BRC là một tiêu chuẩn quốc tế quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm,...

Hệ số phát thải CO2 theo IPCC | 6 Nội dung cần biết

Hệ số phát thải CO2 là chỉ số đo lường lượng CO2 phát thải vào không khí từ...

Khí nhà kính là gì? Giải pháp giảm thiểu khí nhà kính

Khí nhà kính (Greenhouse Gases - GHG) là những loại khí có khả năng giữ nhiệt...