Chứng nhận chế phẩm vi sinh – Hướng dẫn lưu hành
Chế phẩm vi sinh là sản phẩm có vai trò lớn trong những lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, xử lý nước thải,… Do đó, để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng sản phẩm của thị trường cũng như pháp luật quy định. Đòi hỏi doanh nghiệp cần tìm hiểu và tiến hành phương thức chứng nhận chất lượng cho sản phẩm. Sau đây Vinacontrol CE sẽ cung cấp các thông tin về hoạt động chứng nhận chế phẩm vi sinh và giấy phép lưu hành sản phẩm để Quý doanh nghiệp được tiếp cận và tiến hành chứng nhận tốt nhất.
1. Chế phẩm vi sinh là gì?
Chế phẩm vi sinh là một loại chế phẩm sinh học có men vi sinh với tên khoa học là Probiotic. Là tập hợp các dòng vi sinh vật lợi khuẩn có khả năng phân hủy các chất thải hữu cơ gây ô nhiễm môi trường hay bổ sung dinh dưỡng từ những vi khuẩn, vi nấm có lợi tùy vào nhu cầu, mục đích sử dụng trên thực tiễn. Đây là những sản phẩm phải có độ an toàn cao, thân thiện với con người, môi trường, không độc hại cho vật nuôi, cây trồng, thủy sản, xử lý môi trường.
2. Chứng nhận chế phẩm vi sinh
Chứng nhận chế phẩm vi sinh là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình cụ thể để đánh giá, kiểm tra, xác nhận sự phù hợp trong chất lượng, trạng thái, kết cấu của sản phẩm là đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng. Doanh nghiệp thực hiện chứng nhận tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn là chứng minh chất lượng chế phẩm vi sinh.
Chế phẩm vi sinh có chứng nhận được người nông dân sử dụng cho giống cây trồng
Tiêu chuẩn chứng nhận
Nhằm hỗ trợ nhu cầu dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm vi sinh chất lượng từ thị trường và nhu cầu khẳng định chất lượng từ doanh nghiệp. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành một số tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho chế phẩm sinh học. Quý doanh nghiệp có thể tham khảo chi tiết như sau:
Tiêu chuẩn áp dụng |
Loại chế phẩm vi sinh |
TCVN 7304-1,2:2003 |
Chế phẩm sinh học: Vi sinh vật xử lý hầm cầu vệ sinh |
TCVN 6168:2002 |
Chế phẩm vi sinh vật phân giải Xenlulo |
TCVN 6166:2002 |
Phân bón vi sinh vật cố định nitơ |
TCVN 6167:1996 |
Phân bón vi sinh vật phân giải hợp chất photpho khó tan |
TCVN 8566:2010 |
Phân bón vi sinh vật - Phương pháp đánh giá hoạt tính đối kháng nấm gây bệnh vùng rễ cây trồng cạn |
TCVN 9300:2014 |
Vi sinh vật - Phương pháp đánh giá hoạt tính đối kháng của vi sinh vật đối kháng với vi khuẩn ralstonia solanacearum smith gây bệnh héo xanh trên cây trồng cạn |
TCVN 10784:2015 |
Vi sinh vật - Xác định khả năng sinh tổng hợp axit 3-indol-acetic (IAA) |
TCVN 6846:2007 (ISO 7251:2005) |
Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp phát hiện và định lượng escherichia coli giả định - kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất |
✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp chuẩn - hợp quy | 5 nội dung cần biết
3. Những lợi ích cho doanh nghiệp khi chứng nhận
Doanh nghiệp chứng nhận hợp chuẩn chế phẩm vi sinh sẽ nhận được những lợi ích cụ thể sau:
- Đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và doanh nghiệp khi một bên được sử dụng sản phẩm chất lượng và một bên gia tăng doanh thu, lợi nhuận khi sản phẩm được chứng nhận.
- Tiếp cận thị trường một cách dễ dàng, hiệu quả bởi khách hàng ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có chứng nhận.
- Tạo lợi thế cạnh tranh khi tham gia đấu thầu vào các công trình.
- Giảm giá thành sản phẩm do giảm chi phí xử lý sản phẩm lỗi, chi phí và thời gian đánh giá thử nghiệm trong quá trình giao nhận, đấu thầu.
- Tạo được niềm tin, gây ấn tượng đối với khách hàng, người tiêu dùng và cộng đồng với uy tín của Giấy chứng nhận hợp chuẩn chế phẩm vi sinh.
- Nâng cao hình ảnh, thương hiệu, quảng bá cho doanh nghiệp là đơn vị sản xuất, kinh doanh chế phẩm an toàn, chất lượng.
Chứng nhận chất lượng chế phẩm vi sinh là câu trả lời hoàn hảo cho việc làm hài lòng khách hàng
✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy phân bón theo quy định pháp luật
4. Quy trình chứng nhận chế phẩm vi sinh hiệu quả
Sau đây là các bước doanh nghiệp cần chú ý để chứng nhận chế phẩm vi sinh nhanh chóng:
►Bước 1: Tìm hiểu thông tin
Doanh nghiệp có nhu cầu tìm kiếm các thông tin và liên hệ đến tổ chức uy tín để được hỗ trợ, tư vấn tiến hành chứng nhận hợp chuẩn.
►Bước 2: Nộp đơn đăng ký chứng nhận hợp chuẩn chế phẩm vi sinh
Chuyên viên hỗ trợ khách hàng nộp đơn đơn ký và hoàn thiện các bước đăng ký trong ngày.
►Bước 3: Xem xét trước đánh giá và nhận tư vấn từ chuyên gia
Tổ chức chứng nhận và doanh nghiệp trao đổi thông tin và tiến hành tiếp xúc sơ bộ. Chuyên gia xem xét và đưa tư vấn cho doanh nghiệp.
►Bước 4: Đánh giá chứng nhận
- Đánh giá hệ thống tài liệu và việc áp dụng trong quá trình sản xuất.
- Lấy mẫu thử nghiệm tại doanh nghiệp theo phương thức 5 và lấy mẫu từ lô hàng theo phương thức 7. Các phương thức được áp dụng linh hoạt phụ thuộc vào tình hình thực tiễn và nhu cầu của từng doanh nghiệp.
►Bước 5: Thẩm xét hồ sơ sau đánh giá
►Bước 6: Cấp giấy chứng nhận & giám sát định kỳ
Tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận cho chế phẩm vi sinh có kết quả thử nghiệm mẫu đạt. Giấy chứng nhận hợp chuẩn chế phẩm vi sinh có hiệu lực trong 03 năm (hiệu lực có thể thay đổi dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp) Trong thời gian chứng nhận có hiệu lực hách hàng phải chịu sự đánh giá giám sát định kỳ với chu kỳ 12 tháng/lần.
►Bước 7: Hỗ trợ doanh nghiệp công bố hợp chuẩn tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng
Hồ sơ công bố cần chuẩn bị gồm:
- Bản công bố phù hợp Tiêu chuẩn (theo Mẫu 2, Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN);
- Bản sao đăng ký kinh doanh;
- Bản sao y bản chính Tiêu chuẩn áp dụng;
- Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp kèm theo mẫu dấu hợp chuẩn.
Chế phẩm vi sinh đạt chuẩn giúp người dân nâng cao năng suất nuôi trồng trong nghề thủy sản
5. Hướng dẫn chứng nhận lưu hành chế phẩm vi sinh theo quy định pháp luật
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 60/2016/NĐ-CP thì Tổ chức, cá nhân kinh doanh, nhập khẩu chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải phải được cấp chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học do Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp. Hồ sơ chứng nhận cần chuẩn bị gồm:
"1.Văn bản đề nghị đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao Giấy đăng ký doanh nghiệp (nếu có).
3. Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học.
4. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu (trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp) phiếu kết quả kiểm nghiệm hoặc phân tích chất lượng chế phẩm sinh học của đơn vị có chức năng kiểm định trong nước hoặc nước ngoài.
5. Bản giới thiệu chế phẩm sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu (trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp) biên bản đánh giá của Hội đồng khoa học cấp quản lý đối với những chế phẩm sinh học là kết quả đề tài nghiên cứu khoa học (nếu có).
7. Kết quả khảo nghiệm chế phẩm sinh học ;
8. Nhãn, hình thức bao gói chính thức đề nghị lưu hành kèm theo tờ hướng dẫn bảo quản, sử dụng chế phẩm sinh học và những cảnh báo rủi ro đối với sức khỏe con người và sinh vật.
9. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu (trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp) văn bằng bảo hộ sáng chế hoặc bản cam kết không vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ đối với các chế phẩm sản xuất trong nước đề nghị đăng ký lưu hành.
10. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu (trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp) giấy phép lưu hành chế phẩm sinh học do cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất cấp đối với chế phẩm sinh học nhập khẩu.
11. Kế hoạch khảo nghiệm chi tiết, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: nội dung khảo nghiệm, thời gian, địa điểm và cơ quan khảo nghiệm đối với chế phẩm sinh học chưa có kết quả khảo nghiệm được công nhận."
Tổ chức, cá nhân lập 07 bộ hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học và gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục Môi trường để tổ chức xem xét, đánh giá, cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học.
Trên đây là những thông tin liên quan đến chứng nhận chế phẩm vi sinh Quý doanh nghiệp cần biết. Có thể nói đây là bước nền tảng quan trọng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình phát triển thương hiệu và thị trường bền vững. Chỉ cần duy trì tốt chứng nhận này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đạt được càng nhiều lợi ích trên thực tế. Mọi yêu cầu chứng nhận chế phẩm vi sinh, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Vinacontrol CE qua Hotline miễn cước 1800.6083, email vnce@vnce.vn hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí và nhanh nhất.
Tin khác